Giáo dục mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên trường mầm non hoa hồng tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay (Trang 27)

1.3.1. Một số vấn đề chung của trường mầm non

1.3.1.1. Vị trí của trường mầm non

Giáo dục mầm non là bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tháng tuổi (Điều 21 - Luật Giáo dục, 2005) [18].

Trong điều lệ Trường mầm non (Ban hành kèm theo Quyết định số 14 /2008/QĐ-BGDĐT ngày 07/4/ 2008 của Bộ trưởng Bộ GD và ĐT) có quy định như sau: Nhà trường, nhà trẻ có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng. Nhà trường, nhà trẻ hỗ trợ các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập trên cùng một địa bàn theo sự phân cơng của cấp có thẩm quyền và thực hiện các nhiệm vụ nêu tại Điều 2 của Điều lệ này.

1.3.1.2. Mục tiêu giáo dục mầm non

Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hính thánh những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một (Điều 22 - Luật giáo dục, 2005) [18].

* Mục tiêu giáo dục mầm non ở cuối tuổi nhà trẻ

+ Phát triển thể chất: Trẻ khỏe mạnh, cơ thể phát triển cân đối. Cân nặng và chiều cao nằm trong kênh A; Thực hiện được các vận động cơ bản; Thích

nghi với mơi trường sinh hoạt ở trường mầm non; Có một số thói quen tự phục vụ trong ăn uống, vệ sinh cá nhân.

+ Phát triển nhận thức: Thích tìm hiểu thế giới xung quanh; Có sự nhạy cảm của ác giác quan: vị giác, khứu giác, xúc giác, thính giác, thị giác; Nhận biết được về bản thân, một số sự vật hiện tượng quen thuộc gần gũi; Có khả năng quan sát, chú ý, ghi nhớ, phát triển tư duy trực quan – hành động và tư duy trực quan hình ảnh.

+ Phát triển ngơn ngữ: Nghe, hiểu được các yêu cầu đơn giản bằng lời nói của người khác; Diễn đạt được các nhu cầu đơn giản bằng lời nói; Có khả năng hỏi và trả lời một số câu hỏi đơn giản.

+ Phát triển tình cảm xã hội: Mạnh dạng giao tiếp với những người gần gũi; Biết được một số việc được phép làm và không được phép làm; Biết thể hiện cảm xúc trước cái đẹp. Thích múa, hát, đọc thơ, nghe kể chuyện, vẽ, nặn, lắp ghép, xếp hình… Thích tự làm một số công việc đơn giản.

* Mục tiêu giáo dục mầm non ở cuối tuổi mẫu giáo

+ Phát triển thể chất: Trẻ khỏe mạnh, cơ thể phát triển cân đối. Cân nặng và chiều cao nằm trong kênh A; Thực hiện được các vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng tư thế; Có khả năng phối hợp các giác quan và vận động; vận động nhịp nhàng, biết định hướng trong không gian; Thực hiện được một số vận động của đôi tay một cách khéo léo; Có một số thói quen, kỷ năng tốt về giữ gìn sức khỏe, vệ sinhcá nhân, vệ sinh mơi trường và biết cách đảm bảo sự an toàn.

+ Phát triển nhận thức: Ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi những sự vật hiện tượng xung quanh; Có khả năng quan sát, so sánh, phân loại, phán đốn, chú ý vá ghi nhớ có chủ định. Nhận ra một số mối liên hệ đơn giản của các sự vật, hiện tượng xung quanh; Có một số hiểu biết ban đầu về bản thân, môi trường tự nhiên và môi trường xã hôi.

+ Phát triển ngơn ngữ: Nghe và hiểu được lời nói trong giao tiếp; Có khả năng diễn đạt bằng lời nói rõ ràng để thể hiện ý muốn, cảm xúc, tình cảm của

mình và của người khác; Có một số biểu tượng về việc đọc và việc viết để vào học lớp 1.

+ Phát triển tình cảm – xã hội: Mạnh dạn, hồn nhiên, tự tin, lễ phép trong giao tiếp; Nhận ra một số trạng thái cảm xúc và thể hiện tình cảm phù hợp với các đối tượng và hoàn cảnh cụ thể; Thực hiện một số quy định đơn giản trong sinh hoạt. Có ý thức tự phục vụ, kiên trì thực hiện cơng việc được giao; u q gia đình, trường lớp mầm non vá nơi sinh sống; Quan tâm, chia sẻ, hợp tác với những người gần gũi; Quan tâm chăm sóc vật ni, cây trồng và bảo vệ môi trường.

+ Phát triển thẩm mĩ: Cảm nhận được vẻ đẹp trong thiên nhiên, cuộc sống và trong tác phẩm nghệ thuật; Có nhu cầu, hứng thú khi tham gia vào các hoạt động hát, múa, vận động theo nhạc, đọc thơ, kể chuyện, đóng kịch…vá biết thể hiện cảm xúc sáng tạo thơng qua các hoạt động đó.

1.3.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của trường mầm non

Tổ chức thực hiện việc ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Huy động trẻ em lứa tuổi mầm non đến trường; Tổ chức giáo dục hoà nhập cho trẻ em có hồn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật.

Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên để thực hiện nhiệm vụ ni dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật. Xây dựng cơ sở vật chất theo yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại hoá hoặc theo yêu cầu tối thiểu đối với vùng đặc biệt khó khăn.

Phối hợp với gia đình trẻ em, tổ chức và cá nhân để thực hiện hoạt động ni dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ em tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng.

Thực hiện kiểm định chất lượng ni dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em theo quy định.

Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

1.3.1.4. Quy định hạng trường mầm non

Trong mục 3, những quy định chung của thông tư liên tịch số: 71/2007/TTLT- BGDĐT-BNV ngày 28/11/2007 về “Hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập” [11]. Việc xếp hạng nhà trẻ, trường mẫu giáo và trường mầm non công lập thực hiện theo quy định sau:

a) Đối với nhà trẻ: Hạng I: từ 50 trẻ trở lên; Hạng II: dưới 50 trẻ. b) Đối với trường mẫu giáo và trường mầm non:

Trường Hạng I Hạng II

- Ở trung du, đồng bằng, thành phố - Ở miền núi, vùng sâu, hải đảo

9 nhóm, lớp trở lên 6 nhóm, lớp trở lên

Dưới 9 nhóm, lớp Dưới 6 nhóm, lớp

Các hạng I và hạng II của nhà trẻ, trường mẫu giáo và trường mầm non quy định trên đây tương đương với các hạng chín, hạng mười quy định tại Điều 8 của Quyết định số 181/2005/QĐ-TTg ngày 19 tháng 7 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ quy định về phân loại, xếp hạng các tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công lập.

1.3.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên mầm non

Tại Điều 35 của Điều lệ trường mầm non đã ghi rõ nhiệm vụ của giáo viên mầm non:

1. Bảo vệ an tồn sức khoẻ, tính mạng của trẻ em trong thời gian trẻ em ở nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.

2. Thực hiện cơng tác ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương trình giáo dục mầm non: lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục; Xây dựng mơi trường giáo dục, tổ chức các hoạt động ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; Đánh

giá và quản lý trẻ em; Chịu trách nhiệm về chất lượng ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; Tham gia các hoạt động của tổ chuyên mơn, của nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.

3. Trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; Gương mẫu, thương yêu trẻ em, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ em; Bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em; Đồn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.

4. Tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ em cho cha mẹ trẻ. Chủ động phối hợp với gia đình trẻ để thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ em.

5. Rèn luyện sức khỏe; Học tập văn hố; Bồi dưỡng chun mơn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

6. Thực hiện các nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và của ngành, các quy định của nhà trường, quyết định của Hiệu trưởng.

Cũng tại Điều 37 của Điều lệ này giáo viên mầm non được đảm bảo các quyền sau đây:

1. Được đảm bảo các điều kiện để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

2. Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, được hưởng lương, phụ cấp và các chế độ khác theo quy định của pháp luật khi được cử đi học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

3. Được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần và được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ theo chế độ, chính sách quy định đối với nhà giáo.

4. Được bảo vệ nhân phẩm, danh dự.

5. Được thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Tại Điều 38 của Điều lệ này quy định trình độ đào tạo của giáo viên mầm non: Trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non là có bằng tốt nghiệp

trung cấp sư phạm mầm non.

Tại điều Điều 39 của Điều lệ này quy định hành vi, ngôn ngữ ứng xử, trang phục của giáo viên và nhân viên:

1. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử của giáo viên phải đáp ứng yêu cầu giáo dục đối với trẻ em.

2. Trang phục của giáo viên và nhân viên gọn gàng, sạch sẽ phù hợp với hoạt động ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Tại điều Điều 40 của Điều lệ này quy định các hành vi giáo viên và nhân viên không được làm

1. Các hành vi giáo viên không được làm:

a) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể trẻ em và đồng nghiệp;

b) Xuyên tạc nội dung giáo dục;

c) Bỏ giờ; Bỏ buổi dạy; Tuỳ tiện cắt xén chương trình ni dưỡng, chăm sóc giáo dục;

d) Đối xử khơng cơng bằng đối với trẻ em; e) Ép buộc trẻ học thêm để thu tiền;

f) Bớt xén khẩu phần ăn của trẻ em; Làm việc riêng khi đang tổ chức các hoạt động ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

2. Các hành vi nhân viên không được làm :

a) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể trẻ em và đồng nghiệp;

b) Đối xử không công bằng đối với trẻ em;

c) Bớt xén khẩu phần ăn của trẻ em; Làm việc riêng khi đang tổ chức các hoạt động ni dưỡng, chăm sóc trẻ em.

1.3.3. Tầm quan trọng của vấn đề phát triển đội ngũ giáo viên trong trƣờng mầm non hiện nay

1.3.3.1. Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề phát triển ĐNGV

Xác định phát triển GD&ĐT là quốc sách hàng đầu, Đảng và Nhà nước ta đưa ra rất nhiều các chủ trương, chính sách và biện pháp nhằm xây dựng đội ngũ nhà giáo trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 BCH TW Đảng khóa VIII đã nêu: Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tơn vinh. Giáo viên phải có đủ tài, đủ đức. Nghị quyết của Đại hội Đảng khóa IX, X, cũng

đặc biệt quan tâm đến xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và đội ngũ nhà giáo cần có đủ sức, đủ tài để chấn hưng nền giáo dục nước nhà và chú trọng việc nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất lối sống của nhà giáo.

Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, chỉ thị nhấn mạnh: “Phát triển GD&ĐT là quốc sách hàng đầu, là một

trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, tồn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nịng cốt, có vai trị quan trọng”.[2]

Đặc biệt, ngày 15 tháng 4 năm 2009, Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đã có Thơng báo số 242 - TB/TW: Thơng báo kết luận của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) và phương hướng phát triển GD&ĐT đến năm 2020. Thông báo nhấn mạnh: “Xây

dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng”.[3]

1.3.3.2. Tầm quan trọng của việc phát triển ĐNGV hiện nay

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: Nếu khơng có thầy giáo thì khơng có giáo

dục. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 2 khoá VIII của Đảng đã khẳng định:

Giáo viên là khâu then chốt để thực hiện chiến lược phát triển giáo dục và phải đặc biệt quan tâm chăm lo đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hoá ĐNGV cũng như đội ngũ cán bộ giáo dục về cả chính trị, tư tưởng, đạo đức và năng lực chuyên môn nghiệp vụ [4].

GD&ĐT là một trong những yếu tố có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển tiềm năng “chất xám” của con người, phát triển tiềm lực khoa học và công

nghệ của mỗi quốc gia. ĐNGV góp phần khơng nhỏ trong việc giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và nâng cao tiềm lực nội sinh - yếu tố giữ vai trò quyết định thắng lợi của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Thông qua việc trang bị những tri thức khoa học, những kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, giáo dục phẩm chất và nhân cách cho học sinh, ĐNGV đã đào tạo ra những lớp người lao động mới, những tri thức trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước.

ĐNGV có vai trị to lớn đối với sự phát triển của GD&ĐT, khoa học và công nghệ, là động lực cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước. Các Mác đã nói: Việc tạo ra một đội ngũ đơng đảo những người có học vấn cao, tinh thông khoa học kỹ thuật “không phải chỉ là một phương pháp để làm tăng thêm

nền sản xuất xã hội mà còn là một phương pháp duy nhất để sản xuất ra những con người phát triển toàn diện”. Xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy là một

trong những điều kiện cơ bản nhất đảm bảo sự thành công của đổi mới giáo dục. Để xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy, chúng ta cần phải giải quyết các vấn đề trên cơ sở tiêu chuẩn hoá, tuyển dụng, sắp xếp, bồi dưỡng, đào tạo lại và thực hiện cơ chế sử dụng có hiệu quả nhằm nâng cao vị trí xã hội và đời sống của người giáo viên.

ĐNGV mầm non - lực lượng trực tiếp thực hiện mục tiêu giáo dục bậc học mầm non, là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một. Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho trẻ em. Những kỹ năng mà trẻ được tiếp thu qua chương trình chăm sóc giáo dục mầm non sẽ là nền tảng cho việc học tập và thành công sau này của trẻ. Do vậy, phát triển giáo dục mầm non, tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ là yếu tố quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho

đất nước. Việc được hưởng sự chăm sóc và phát triển tốt từ lứa tuổi trẻ thơ sẽ

góp phần tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai của trẻ. Giáo dục mầm non sẽ chuẩn bị cho trẻ những kỹ năng như tự lập, sự kiềm chế, khả

năng diễn đạt rõ ràng, đồng thời hình thành hứng thú đối với việc đến trường tiểu học, tăng khả năng sẵn sàng để bước vào giai đoạn giáo dục phổ thơng. Chính vì vậy, việc xây dựng ĐNGV, khai thác và phát huy tiềm năng trí tuệ của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên trường mầm non hoa hồng tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)