Bột cỏ bột lá là một nguồn thức ăn cho vật nuôi

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của các mức phân đạm khác nhau đến năng suất, chất lượng cỏ stylo và sử dụng bột cỏ stylo trong khẩu phần ăn của dê nuôi thịt (Trang 27)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.3.Bột cỏ bột lá là một nguồn thức ăn cho vật nuôi

1.3.1. Nguồn thực vật có thể sản xuất bột lá

Trong tự nhiên, nguồn thực vật để sản xuất bột cho gia súc gia cầm rất nhiều nhƣ: lá sắn, lá keo dậu, cỏ Stylo, bèo hoa dâu, lá và hạt cây so đũa, lá mắm, rau cỏ… Thức ăn gia cầm, ngồi lƣợng ngơ vàng có sẵn trong công thức, thƣờng cần có thêm nguồn cung cấp sắc tố để làm vàng da, lòng đỏ trứng theo thị hiếu ngƣời tiêu dùng. Tại các nƣớc ôn đới sử dụng nguồn bột cỏ chế biến từ cỏ alfalfa (Medicago sativa). Đây là loại cỏ họ đậu (Leguminosacea), có hàm lƣợng caroten cao, khoảng 270 - 300 mg caroten/kg bột cỏ, hàm lƣợng protein thơ 17% hoặc 20%, có mùi thơm và chứa nhiều vi khoáng, vitamin. Ở các nƣớc nhiệt đới, bột cỏ thƣờng đƣợc chế biến từ các nguồn lá xanh khác nhƣ bột lá bình linh (Leucaena leucocephala), cỏ Stylo (Stylosanthes gracilis) [89].

Cỏ Stylo: Cỏ Stylo là cây họ đậu, 1 kg bột cỏ Stylo có 96 g đạm tiêu hóa, tƣơng đƣơng 0,64 đơn vị thức ăn, dùng nuôi lợn rất tốt không kém cám gạo.

Bèo hoa dâu: Bèo hoa dâu là cây phân xanh có đến 28 - 30% protein trong vật chất khô, trên 3% chất béo, 10,5% chất khoáng, 6,5% tinh bột đƣờng, còn nhiều vitamin B12, vitamin A rất cần cho gia cầm [91].

Lá sắn: Lá sắn là nguồn nguyên liệu phong phú ở Việt Nam, có hàm lƣợng chất dinh dƣỡng tƣơng đối cao, giá trị protein thô chiếm 21%, chất béo 5,5%, xơ thô 21% [90].

Lá keo dậu: Cây keo dậu phát triển ở hầu khắp các vùng trên nhiều loại đất khác nhau. Lƣợng protein thô trong lá keo dậu khá cao 270-280 g/kg chất khô, tỷ lệ xơ thấp 155g/kg chất khô, nên lá keo dậu có thể dùng làm thức ăn bổ sung protein, vitamin cho gia súc và gia cầm [48].

Cây Trichanthera Gigantea: Cây Trichanthera có nguồn gốc ở Nam Mỹ, trồng bằng hom đạt tỷ lệ sống 90% - 95%. Cây phát triển vào mùa mƣa,

khơng kén đất, có kháng thể cao chống đƣợc sâu bệnh và không bị cỏ dại lấn át. Ngoài cung cấp dinh dƣỡng, lá cây cịn có tác dụng phịng chống bệnh đƣờng ruột cho vật nuôi [92].

Theo Nguyễn Đức Trân và CS, 1997 [52] cho biết: Ở vùng núi, có thể lấy lá và cả cành non các loại cây khơng độc, khơng có chất chát (trâu bò thƣờng ăn) để phơi khô, dự trữ dành cho mùa đông hiếm rau cỏ.

1.3.2. Giá trị dinh dưỡng của bột lá, bột cỏ đối với vật nuôi

Trong phát triển chăn nuôi, việc chọn giải quyết nguồn thức ăn để đảm bảo năng suất, chất lƣợng thịt, trứng và giảm giá thành sản xuất bằng cách tìm ra những giống cây bổ sung nguồn thức ăn mới phù hợp với điều kiện địa phƣơng là vấn đề rất cần thiết.

Ngày nay, ngay ở các nƣớc phát triển, bột cỏ vẫn là thành phần không thể thiếu trong khẩu phần ăn của gia súc, gia cầm. Vì bột cỏ cung cấp nhiều vitamin tự nhiên, đặc biệt là tiền vitamin A (caroten) và sắc tố vàng Xanthophyl. Vitamin E, C và caroten là những chất chống oxi hố, ngăn cản tích trữ cholesterol trong máu. Ngồi ra, lá xanh cịn chứa nhiều chất quinol và phenol, là những chất chống viêm nhiễm và bài tiết chất độc cho ngƣời và động vật. Chính vì vậy, sử dụng bột cỏ làm thức ăn chăn nuôi đƣợc các nƣớc trên thế giới rất quan tâm.

Theo Nguyễn Đức Trân và CS, 1997 [52], cỏ khô nghiền nhỏ thành bột dùng nuôi lợn và gia cầm rất tốt, nhất là để nuôi súc vật non, vì trong bột cỏ khơ có nhiều chất đạm, nhiều sắc tố, tiền vitamin A, vitamin D2 và canxi. Bột thân lá đậu, lạc, điền thanh, keo dậu, bèo hoa dâu,... là những loại tốt, vì có chứa nhiều đạm nên khi hỗn hợp các loại thức ăn tinh khác để ni lợn, thì giảm đƣợc thức ăn tinh. Bột thực vật có giá trị rất tốt đối với vật ni, nó có giá trị dinh dƣỡng cao không những chứa tỷ lệ protein cao (đặc biệt là cây họ đậu) mà cịn chứa nhiều vitamin nhóm B, vitamin E và tiền vitamin D, A (caroten).

Phối hợp khẩu phần ăn của vật nuôi với bột lá bột cỏ làm tăng chất lƣợng sản phẩm, tăng tính chất thịt, sữa, trứng… làm tăng màu sắc của sản phẩm [89].

Theo kết quả nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học thuộc Khoa Thuỷ sản (Trƣờng Đại học Nông lâm Huế) và Đại học Nông nghiệp Nhiệt đới (Côlômbia) kết luận dùng lá sắn thay thế bột cá trong khẩu phần thức ăn cho cá rô phi đem lại nhiều kết quả khả quan, vừa tận dụng đƣợc nguồn nguyên liệu có sẵn ở địa phƣơng vừa giảm đƣợc giá thành sản phẩm [90].

Theo Từ Quang Hiển và cs, 2002 [13], cho biết rằng: Sử dụng bột cỏ khô hỗn hợp trong thức ăn cho gia cầm, lợn, trâu, bò rất tốt, vừa phòng trừ giun sán lại vừa đỡ công chăn nuôi.

Theo kết quả nghiên cứu của Trịnh Văn Trung và cs, 2007 [54] cho biết: Bổ sung bột lá sắn vào khẩu phần ăn của trâu tơ 13 - 18 tháng tuổi đã làm tăng lƣợng thức ăn thu nhận và tỷ lệ tiêu hoá các chất dinh dƣỡng trong khẩu phần. Bột lá sắn có thể dùng làm thức ăn bổ sung cho trâu tơ để nâng cao tỷ lệ tiêu hoá, khả năng tăng trƣởng và hiệu quả sử dụng thức ăn.

1.3.3. Các hạn chế của bột lá, bột cỏ đối với vật ni.

Nhìn chung gia súc thích ăn các loại thức ăn xanh hoặc ủ chua hơn là ăn các loại thức ăn này chế biến thành bột.

Trong một số loại lá thực vật có chứa một số chất nhƣ: lá sắn có độc tố HCN, Cỏ Mêdicago, cây họ đậu, điền thanh có chứa chất độc saponin nên khi sử dụng chúng cho vật nuôi phải hết sức chú ý đến tỷ lệ trong khẩu phần.

Theo Vũ Duy Giảng và cs (1997) [9] cho biết: Tỷ lệ bổ sung bột lá thực vật cho gà thịt là 2% tính theo đơn vị khẩu phần, gia cầm khác là 4 - 6% tính theo đơn vị khẩu phần. Trong lá keo dậu có chứa độc tố mimosin, do đó khơng nên dùng q 15% trong khẩu phần của lợn và không quá 5% trong khẩu phần của gia cầm (tính theo giá trị dinh dƣỡng). Mặt khác, bột lá, bột cỏ nếu bảo quản kém hoặc quá lâu dễ bị mốc và làm hao hụt các chất dinh dƣỡng, đặc biệt là B-caroten, vitamin bị mất đi [48].

1.4. Cơ sở sinh vật học của sự sinh trƣởng và cho thịt ở dê

1.4.1. Cơ sở sinh vật học của sự sinh trưởng ở dê

1.4.1.1. Khả năng sinh trưởng của dê

Sinh trƣởng là q trình tích luỹ chất hữu cơ do đồng hố và dị hoá, là sự tăng chiều dài, chiều cao, bề ngang, khối lƣợng của các bộ phận và toàn bộ cơ thể con vật trên cơ sở tính chất di truyền của đời trƣớc. Sự sinh trƣởng chính là sự tích luỹ dần các chất mà chủ yếu là protein.

Sinh trƣởng là một quá trình sinh lý phức tạp và tuân theo những quy luật nhất định. Theo Trần Đình Miên và CS, 1975, 1992 [24], Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Cƣờng, 1992 [25] cho biết: Midedorpho A.F (1967) là ngƣời đầu tiên phát hiện ra quy luật sinh trƣởng theo giai đoạn của gia súc, cho rằng gia súc non phát triển mạnh nhất sau khi mới sinh, sau đó tăng khối lƣợng giảm dần theo từng tháng tuổi.

Quá trình phát triển của cơ thể là q trình đồng hóa các vật chất dinh dƣỡng, các chất dinh dƣỡng lấy vào cơ thể vừa là điều kiện để tế bào sinh sơi, nảy nở, vừa là cơ sở để hình thành chất trong tế bào và giữa các tế bào, đó là protein, lipit, gluxit và các chất khống... (Đàm Văn Tiện, Lê Văn Thọ, 1992) [51], (Chambers, 1990) [63] đã định nghĩa sinh trƣởng là sự tổng hợp các phần cơ thể nhƣ thịt, xƣơng, da, mỡ... Những bộ phận này không những khác nhau về tốc độ sinh trƣởng mà còn phụ thuộc vào chế độ dinh dƣỡng. Sự tăng trƣởng thực sự khi các tế bào mơ cơ có sự tăng thêm về khối lƣợng, số lƣợng và kích thƣớc các chiều đo. Vì vậy béo mỡ khơng phải là tăng trƣởng, nó đƣợc gọi là tăng trọng của cơ thể, vì béo mỡ chủ yếu là tích nƣớc, khơng có sự phát triển của thân, mơ và cơ.

Về mặt sinh học, sinh trƣởng của dê đƣợc xem nhƣ là sự tăng cƣờng tổng hợp protein trong các mơ bào, vì thế thƣờng lấy việc tăng khối lƣợng và

kích thƣớc các chiều làm chỉ tiêu đánh giá quá trình sinh trƣởng. Quá trình này thể hiện ở ba mặt:

Phân chia tế bào để làm tăng số lƣợng tế bào. Tăng thể tích của mỗi tế bào.

Tăng thể tích giữa các tế bào. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngƣời ta biết rằng sinh trƣởng của gia súc là q trình mang 3 đặc tính: Tốc độ, thời gian và tính chất diễn biến. Tốc độ sinh trƣởng biểu thị sự tăng khối lƣợng, thể tích, kích thƣớc các chiều cơ thể trong một khoảng thời gian nhất định. Thời gian sinh trƣởng là khoảng thời gian xác định để cân đo và tính tốc độ sinh trƣởng nói trên (Trần Đình Miên và CS, 1975) [24]. Một số tác giả nhƣ G. A. Clayton, J. C. Powell, 1979 [69] và A. S. Marco, 1982 cho biết: tốc độ sinh trƣởng là tính trạng có hệ số di truyền cao (h2

= 0,4-0,5) và liên quan chặt chẽ tới các đặc điểm trao đổi chất đặc trƣng cho từng dòng, giống, cá thể. Trong chăn nuôi dê và các gia súc, gia cầm ngƣời ta thƣờng dùng 2 chỉ tiêu xác định tốc độ sinh trƣởng là sinh trƣởng tuyệt đối và sinh trƣởng tƣơng đối.

- Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối: Là sự tăng lên về khối lƣợng, thể tích và

kích thƣớc các chiều cơ thể trong khoảng thời gian giữa 2 lần khảo sát (T.C.V.N, 1977) [30], đồ thị sinh trƣởng tuyệt đối của dê có dạng Parabol.

- Tốc độ sinh trưởng tương đối: là tỷ lệ phần trăm tăng lên của khối

lƣợng, thể tích và kích thƣớc các chiều cơ thể lúc kết thúc khảo sát so với lúc đầu khảo sát (T.C.V.N, 1977) [29]). Đồ thị sinh trƣởng tƣơng đối của dê có dạng Hypebol, tốc độ sinh trƣởng tƣơng đối giảm dần theo tuổi của gia súc.

Từ tất cả các quan điểm trên, có thể rút ra bản chất sinh học về sự sinh trƣởng ở dê cũng nhƣ các gia súc nhƣ sau: Sinh trƣởng là một q trình tích lũy các chất hữu cơ do đồng hóa và dị hóa, là sự tăng chiều dài, chiều cao, bề ngang, thể tích, khối lƣợng các cơ quan bộ phận và toàn bộ cơ thể con vật trên cơ sở các tính chất di truyền từ đời trƣớc truyền lại (Trần Đình Miên và CS, 1975) [24].

Sự sinh trƣởng của dê cũng có 3 đặc điểm chính mang tính quy luật, đó là quy luật sinh trƣởng phát dục theo giai đoạn, sinh trƣởng phát dục không đồng đều và sinh trƣởng phát dục theo chu kỳ.

- Tính giai đoạn trong sinh trƣởng của dê đƣợc phân chia làm 2 thời kỳ: Thời kỳ trong bào thai và thời kỳ ngoài bào thai. Ở giai đoạn bào thai, các đặc tính của phẩm giống đƣợc hình thành rất sớm, đây cũng chính là giai đoạn gia súc hình thành tất cả các cơ quan, đặc biệt là thời kỳ thai nhi, khiến cho nhu cầu dinh dƣỡng cho sự sinh trƣởng của thai ở gia súc mẹ rất lớn. Cơ thể mẹ cần đƣợc tăng cƣờng về: Nhu cầu protein, vitamin, khoáng, năng lƣợng một cách thỏa đáng. Theo N. R. C, 1981 [79], nhu cầu protein cho thời kỳ mang thai ở dê ƣớc tính 57g DP/ngày cho tồn kỳ kể cả 2 tháng chửa cuối và ƣớc tính nhu cầu năng lƣợng cho 2 tháng cuối thời kỳ có thai là 1,74 Mcal. Để dê sinh sản tốt, D. Wentdel, 1987 [65] cho rằng nhu cầu năng lƣợng phải hợp lý trong giai đoạn có thai và nâng cao ở giai đoạn 2 tháng chửa cuối kỳ, vì nếu ở giai đoạn 2 tháng chửa cuối bị ảnh hƣởng do thiếu dinh dƣỡng dê có thể bị sẩy thai.

Ở giai đoạn ngồi bào thai tính từ khi dê con đƣợc sinh ra đến khi già và chết. Gia súc sinh trƣởng phát triển mạnh mẽ nhất ở giai đoạn bú sữa tới khi thành thục tính dục, phát triển mạnh về hệ cơ xƣơng, cơ quan tiêu hóa, sinh dục và hệ thống thần kinh, nhƣng tầm vóc cơ thể chƣa đạt tới sự ổn định. Ngƣời ni dƣỡng cần phải có những biện pháp kỹ thuật chăm sóc hợp lý để con vật có thể chất vững mạnh. Ở giai đoạn sinh trƣởng của dê, nhu cầu về protein bằng 0,195g DP/g khối lƣợng cơ thể sống, nhu cầu năng lƣợng khoảng 8,84 Kcal DE/g khối lƣợng cơ thể sống (Niekerk et al, 1988) [80].

Tính quy luật không đồng đều trong sinh trƣởng: thể hiện ở sự không đồng đều về tăng khối lƣợng cơ thể qua các giai đoạn tháng tuổi, sự không đồng đều về phát triển bộ xƣơng và các cơ quan bộ phận, đã dẫn đến sự phát triển cân đối của toàn bộ cơ thể gia súc.

Quy luật chu kỳ ở dê thể hiện ở một số mặt nhƣ tính chu kỳ trong hoạt động sinh lý sinh sản, tính chu kỳ trong sự phát triển thể hiện qua sự tăng trọng và trao đổi chất thơng qua q trình đồng hóa và dị hóa (Trần Đình Miên và cs, 1975) [24].

Quá trình sinh trƣởng của dê cũng chịu sự điều khiển của hệ thống thể dịch và phụ thuộc vào các yếu tố di truyền và ngoại cảnh (dinh dƣỡng, khí hậu và bệnh tật,...), trong chăn nuôi dê khả năng sinh trƣởng thƣờng đƣợc đánh giá qua:

- Khối lƣợng tích lũy, tăng khối lƣợng tuyệt đối và tăng khối lƣợng tƣơng đối.

- Kích thƣớc cơ thể và các chỉ số chiều đo.

- Tính quy luật trong sinh trƣởng của dê thể hiện ngay từ giai đoạn trong bào thai tới giai đoạn ngoài bào thai, sự sinh trƣởng của dê cũng phụ thuộc vào từng giai đoạn tuổi và ở mỗi giai đoạn tuổi sự phát triển của các cơ quan bộ phận trong cơ thể cũng có sự thay đổi khác nhau về cƣờng độ, tốc độ tăng trƣởng.

Sự phát hiện ra những vấn đề có tính quy luật trong sự phát triển của cơ thể động vật nói chung và lồi dê nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng trong cơng tác giống. Nó giúp chúng ta có đƣợc những giải pháp kỹ thuật về chăm sóc, ni dƣỡng, quản lý,... tạo điều kiện cho con vật phát triển tốt ngay từ trong bào thai, nâng cao sức sản xuất và phẩm chất con giống sau này.

1.4.1.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của dê

* Ảnh hƣởng của dòng, giống

Trong chăn ni gia súc, dịng, giống có ảnh hƣởng rất lớn tới sự sinh trƣởng. Con sinh ra tiếp thu từ bố mẹ và truyền lại cho đời sau khả năng sinh trƣởng mang tính đặc thù của dịng, giống. Tính di truyền về khả năng sinh trƣởng ảnh hƣởng tới năng suất vật nuôi. Ảnh hƣởng của dòng, giống đối với sinh trƣởng đƣợc nhiều tác giả nghiên cứu và khẳng định trên các loại gia súc,

gia cầm. Trên cùng loài dê, ở các giống khác nhau cho thấy sự khác biệt về khối lƣợng cơ thể là rất lớn.

Sự khác biệt về khối lƣợng cơ thể không chỉ giữa các giống với nhau mà còn giữa các giống với con lai của chúng. Kết quả nghiên cứu về năng suất giống dê địa phƣơng Malawy (Châu phi) đƣợc chọn ngẫu nhiên so sánh với con lai của chúng (Malawy x Saanen) về khối lƣợng sơ sinh, 12 tuần tuổi và cai sữa ở 17 tuần tuổi tƣơng ứng là: 2,2 kg - 8,2 kg - 10,7 kg ở dê địa phƣơng (Malawy), 2,31 kg - 11,4 kg và 19,2 kg ở con lai (Malawy x Saanen). Tốc độ tăng trọng của dê địa phƣơng và con lai từ sơ sinh đến lúc cai sữa tƣơng ứng là 71 g và 139 g (E.E. Ndemanisho, 1989) [67].

* Ảnh hƣởng của tính biệt:

Tính biệt có ảnh hƣởng lớn đến sự sinh trƣởng của cả gia súc và gia cầm. Đặng Xuân Biên, 1985 [2] đã cho nhận xét: ở cùng độ tuổi dê đực ln có tầm vóc lớn hơn dê cái, khối lƣợng cơ thể dê đực cao hơn dê cái 1,3 - 1,5 lần. Nguyễn Thiện và Đinh Văn Hiến, 1993 [49] thông báo rằng tốc độ sinh trƣởng giữa dê đực và dê cái nội có sự khác nhau và khác ngay từ khi sơ sinh: ở dê núi, khối lƣợng sơ sinh của dê đực là 2,1 kg, dê cái là 1,8 kg; khối lƣợng

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của các mức phân đạm khác nhau đến năng suất, chất lượng cỏ stylo và sử dụng bột cỏ stylo trong khẩu phần ăn của dê nuôi thịt (Trang 27)