Nước biển dâng thu hẹp diện tích đơ thị

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN HỆ SINH THÁI ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM (Trang 25 - 31)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.2.2.2.Nước biển dâng thu hẹp diện tích đơ thị

2.2. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới các thành phần vô sinh

2.2.2.2.Nước biển dâng thu hẹp diện tích đơ thị

Với trên 3.200km bờ biển, Việt Nam được coi là quốc gia có mức độ dễ bị tổn thương cao trước sự biến đổi khí hậu. Theo tính tốn của phân viện Khí tượng thủy văn và mơi trường phía Nam, khi mực nước biển dâng cao từ 0,2 – 0,6m, sẽ có 1.708 km2

đất bị ngập ảnh hưởng tới 108.267 người sinh sống. Trong trường hợp tệ hơn, khi nước dâng lên 1m, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ mất đi một diện tích đất khoảng 15.000–20.000km2. Vùng đất thấp của TP.HCM là nơi sẽ bị ảnh hưởng nặng nề do nước biển dâng.

Nước biển dâng là sự dâng mực nước của đại dương trên tồn cầu, trong đó khơng bao gồm triều, nước dâng do bão… Nước biển dâng tại một vị trí nào đó có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với trung bình tồn cầu vì có sự khác nhau về nhiệt độ của đại dương và các yếu tố khác. Mực nước biển được đo thông qua hệ thống thiết bị đo triều ký đặt tại các trạm hải văn hoặc các máy đo độ cao vệ tinh.

Các kết quả nghiên cứu gần đây đưa ra dự báo mực nước biển sẽ cao hơn từ 0,5 – 1,4m vào cuối thế kỷ XXI. Hiểm họa biến đổi khí hậu tồn cầu đã được Liên hiệp quốc quan tâm, thể hiện ở việc đưa ra Nghị định thư Ktơ (1997) nhằm giảm khí thải gây ra hiệu ứng nhà kính, đẩy nhanh tốc độ nóng lên của khí hậu, mà ngun thủ 165 nước, trong đó có Việt Nam đã phê chuẩn. Hiện tượng lạnh đi và nóng lên của khí hậu Trái đất dẫn đến sự hình thành các thời kỳ băng hà và gian băng trong lịch sử Trái đất kỷ Đệ tứ, đã được các nhà khoa học trên thế giới và Việt Nam ghi nhận với nhiều bằng chứng cụ thể. Nếu con người không hạn chế các tác động xấu đến môi trường, không quan tâm nghiên cứu nhằm đề ra các biện pháp phịng tránh hữu hiệu cho dân tộc mình, thì hệ lụy có thể nói là khơn lường.

Tại TPHCM:

* Nước biển dâng ngày một cao.

Trong vòng 50 năm trở lại đây nước biển liên tục tăng lên tại các trạm quan trắc thuộc TPHCM. Hệ quả tất yếu của tình trạng bề mặt Trái đất nóng lên là băng tan hai đầu địa cực và trên đỉnh những dãy núi cao, thể tích nước biển giãn nở do nhiệt là mực nước biển dâng cao, và như vậy nhiều hòn đảo, nhiều vùng đồng bằng có cao trình thấp ven biển bị chìm ngập. Tuy nhiên sự tác động ảnh hưởng tới TPHCM do mực nước biển dâng cao lại là rất lớn và hậu quả hết sức là khôn lường. Các số liệu quan trắc mực nước biển TPHCM cho thấy trong vòng 50-100 năm qua mực nước biển mỗi năm tăng thêm 1,8 mm. Nhưng trong vòng 12 năm gần đây, các số liệu đo đạc của vệ tinh NASA hộ trợ quan sát cho thấy xu thế biển dâng đang gia tăng rất nhanh, với tốc độ trung bình khoảng 3 mm/năm. Cũng theo tổ chức này, mực nước biển dâng trong tương lai còn phụ thuộc vào cách ứng xử của con người đối với thiên nhiên đối với mức độ xả thải khí nhà kính.

Mực nước triều tăng cao là nhân tố chính làm gia tăng mực nước trong khu vực TPHCM. Mực nước tại Phú An đang có sự gia tăng đột biến trong những năm gần đây. Theo tài liệu thực đo cho thấy mực nước đỉnh triều tại Phú An tăng lên khoảng 0,3-0,8 cm một năm. Như vậy, mực nước này tăng nhanh hơn mực nước triều trạm Vũng Tàu, điều này cịn có thể giải thích do tốc độ san lấp mặt bằng để xây dựng các đô thị mới làm giảm các khu trữ, vì thế thủy triều tiến nhanh hơn, đạt đỉnh xa hơn, thời gian duy trì mực nước triều cao lâu hơn.

Tình trạng nước biển dâng ở khu vực TPHCM trong những năm qua đã gây nên những khó khăn lớn cho sinh hoạt, kìm hãm tốc độ phát triển kinh tế xã hội. Nhiều vùng trong thành phố bị ngập vào những ngày triều cường.

Hàng trăm cống thoát nước thành phố nằm sâu dưới mực nước triều, làm giảm năng lực tiêu thoát nước. Vào thời điểm triều lớn gặp mưa kéo dài thành phố gần như bị tê liệt, nhiều đường phố bị ngập lâu, ngập sâu, lan truyền ô nhiễm rất đáng báo động.

Theo kết quả tính tốn của các tổ chức khí tượng, ứng với lũ tính tốn năm 2000, kịch bản mực nước Vũng Tàu dâng cao thêm 50 cm thì mực nước tại Phú An (khu vực TPHCM) tăng lên 44 cm. Khi mực nước Vũng Tàu dâng cao thêm 100 cm thì mực nước tại Phú An tăng lên 87 cm, kết quả này chưa đề cập tới lưu lượng đầu nguồn tại Dầu Tiếng, Phước Hòa và Trị An đổ về. Hiện trạng ngập khu vực TPHCM, khi lũ năm 2000 xảy ra là 130 ngàn ha, ngập chủ yếu các huyện Cần Giờ, Bình Chánh, Nhà Bè, Củ Chi và Quận 7.

Hình 2.2.2.2.1: Bản đồ hiện trạng ngập năm 2000 . Nguồn [2]

Dựa vào trận lũ năm 2000 các nhà khoa học đưa ra các kịch bản, mực nước biển dâng cao thêm 100 cm (các điều kiện khác không thay đổi), thì diện tích ngập ngập tồn thành phố lên tới 160 ngàn ha. Mực nước biển dâng không chỉ gây ngập thành phố nhiều hơn, nặng hơn mà còn làm cho lưu lượng trên các sông kênh tăng lên, vận tốc dịng chảy thay đổi gây xói lở, bồi lắng khó kiểm sốt.

Khi mực nước biển dâng cao, ranh giới mặn trên địa bàn thành TPHCM cũng có sự thay đổi, gây khó khăn cho sản xuất và đời sống. Kết quả tính tốn xâm nhập mặn mùa khô năm 2005 (mặn ảnh hưởng lớn nhất tới TPHCM), với kịch bản hiện trạng, độ mặn tại Phú An đạt 8 g/l, kịch bản nước biển dâng thêm 50 cm, độ mặn tương ứng đạt 9 g/l và khi mực nước biển tăng cao 100 cm, độ

mặn là 10,3 g/l. Ranh giới mặn 4 g/l (giới hạn trên của lúa chịu mặn) cũng tiến sâu hơn. Khi mực nước triều tăng lên 50 cm ranh giới mặn 4 g/l trên sơng Sài Gịn tiến sâu hơn 3,5 km và trên sông Đồng Nai vào sâu hơn 2,0 km. Khi mực nước triều tăng lên 100 cm ranh giới mặn 4 g/l trên sơng Sài Gịn tiến sâu hơn 8,0 km và trên sông Đồng Nai vào sâu hơn 4,8 km.

Ranh giới mặn 0,25 g/l (tiêu chuẩn cấp nước cho sinh hoạt) cũng tiến sâu hơn. Khi mực nước triều tăng lên 50 cm ranh giới mặn 0,25g/l trên sơng Sài Gịn tiến sâu hơn 1,5 km và trên sông Đồng Nai vào sâu hơn 0,8 km. Khi mực nước triều tăng lên 100 cm ranh giới mặn 0,25 g/l trên sơng Sài Gịn tiến sâu hơn 3,5 km và trên sông Đồng Nai vào sâu hơn 1,8 km.

BĐKH dẫn tới nước biển dâng sẽ là nguyên nhân làm thay đổi hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ. Đây là vấn đề rất cần được các nhà khoa học và các cấp lãnh đạo quan tâm.

* Ngập úng đơ thị

Hiện tại có 154 trên tổng số 322 xã phường của TPHCM đã thường xuyên ngập úng. Đến năm 2050, dự báo con số này sẽ lên đến 177, chiếm 61% diện tích thành phố. Theo kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng của nước ta do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố, nếu mực nước biển dâng thêm 75cm thì khu vực TPHCM có khoảng 204 km2

diện tích đất bị ngập chiếm 10% tổng diện tích và khi mực nước biển dâng 1m sẽ có khoảng 472 km2

bị ngập.

Theo sở Tài nguyên và Môi trường thành phố trong giai đoạn 2011 - 2015, các khu dân cư nằm trong các quận huyện có cơ sở hạ tầng chưa hoàn chỉnh và thu nhập thấp gồm Cần Giờ, Hóc Mơn, Bình Chánh, quận 12…là một trong những khu vực nhạy cảm nhất, chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Chính vì thế, chúng ta cần phải chủ động ứng phó với sự tác động của biến đổi khí hậu, huy động mọi nguồn lực để thực hiện có hiệu quả cơng tác phịng, chống, giảm nhẹ thiên tai, giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản, góp phần quan trọng bảo đảm cho sự phát triển bền vững của thành phố.

Nguồn nước tại TPHCM tuy dồi dào nhưng cần phải có sự điều tiết hợp lý từ thượng nguồn. Hệ thống kênh rạch thuận lợi cho giao thông đường thủy nhưng cũng tạo nên chế độ thủy văn - thủy lực phức tạp khi bị tác động từ nhiều nguồn. Thủy triều biên độ cao tuy lợi cho tiêu thoát nhưng do chế độ bán nhật triều với phần lớn thời gian xuất hiện một chân triều cao nên khả năng tiêu thoát kém, mặt đất tự nhiên nhiều nơi chỉ ở cao trình dưới 1,5 m nên thường xuyên bị ảnh hưởng của triều cường. Những năm lũ lớn, dịng lũ từ Đồng Bằng sơng Cửu Long cũng ảnh hưởng không nhỏ đến phần Tây Nam thành phố.

Hiện nay mức độ ngập của TPHCM xảy ra với tần suất ngày càng tăng và mức độ ngập lụt ngày một cao. Thiệt hại do ngập gây ra ngày càng nhiều, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường và ách tắc giao thơng. Trong khi đó, các nghiên cứu về ngập lụt ở TP.HCM vẫn còn một số yếu điểm như: xét đến tính tổng thể trong lưu vực cịn ít, chưa thấy hết nguyên nhân tiềm ẩn gây ngập; chưa xem xét đầy đủ tốc độ đơ thị hóa và hệ quả của nó là nhanh chóng làm giảm vùng chứa nước, giảm khả năng tiêu thoát của hệ thống kênh rạch hiện hữu; giải pháp cơng trình và phi cơng trình chưa gắn kết với nhau. Trong đó, việc phân vùng tiêu thoát nước của các nghiên cứu cịn có nhiều điểm chưa thống nhất. Thực tế cho thấy các giải pháp chống ngập cho TPHCM phụ thuộc rất nhiều vào việc phân vùng tiêu thốt nước và tính tốn hệ số tiêu nước cho các vùng. Do vậy, cần thiết phải có nghiên cứu sâu hơn về nội dung này làm cơ sở khoa học cho các nghiên cứu về giải pháp phòng chống ngập đối với từng khu vực cụ thể.

Hình 2.2.2.2.3: Bản đồ kịch bản ngập lụt tại TPHCM khi nước biển tăng thêm 1.5m. Nguồn [2]

Theo kịch bản biến đổi khí hậu về nước biển dâng đã được công bố do Bộ TN&MT (20-8-2009), nếu mực nước biển dâng cao khoảng 1.5m, TP.HCM có khoảng 204 km2

bị ngập (chiếm 10% tổng diện tích) và khi nước biển dâng khoảng 100 cm thì có khoảng 472 km2

diện tích đất bị ngập. Với kịch bản này, mực nước biển tăng cao sẽ dẫn đến hàng loạt các vấn đề kinh tế và xã hội, xói lở bờ biển, ảnh hưởng hệ thống cảng biển, gây hư hại các cơng trình xây dựng, mất dần diện tích canh tác, đất ở; ngập lụt, thiếu nước ngọt, xâm nhập mặn nước mặt và nước dưới đất, ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp,

hoạt động công nghiệp và sinh hoạt, làm mất sự cân bằng giữa khai thác và tái tạo của nguồn nước dưới đất…

Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng tình hình ngập ở TP.HCM hiện nay đang gia tăng nhanh chóng do các nguyên nhân cả khách quan và chủ quan. Trong đó, khả năng thốt nước yếu kém của hệ thống tiêu thoát hiện hữu, tốc độ đơ thị hóa ngày một nhanh, cơng tác quy hoạch và kiểm tra sau quy hoạch các dự án phát triển đô thị, san lấp mặt bằng, mở đường giao thông chậm khơng theo kịp u cầu phát triển. Tình trạng các dự án khu dân cư, khu công nghiệp và dự án giao thơng có hành vi san lấp, lấn chiếm kênh rạch, thu hẹp dòng chảy đang là những nội dung quan trọng nhất cần được xem xét giải quyết sớm

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN HỆ SINH THÁI ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM (Trang 25 - 31)