Giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu cho các hệ sinh thái đơ thị ở Việt Nam

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN HỆ SINH THÁI ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM (Trang 41)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN

3.1.Giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu cho các hệ sinh thái đơ thị ở Việt Nam

Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển, bởi vậy lượng khí thải do các hoạt động của nền kinh tế thải gia vào bầu khí quyển là rất lớn, Nhằm thực hiện các mục tiêu để giảm nhẹ lượng khí thải vào bầu khí quyển địi hỏi nước ta phải tiến hành cải tiến, thay đổi các hệ thống sản xuất cũ gây ra nhiều các chất, khí ơ nhiễm vào bầu khí quyển. Đồng thời cần thoả thuận kí kết các hiệp định đa phương, song phương về hỗ trợ tài chính và chuyển giao cơng nghệ mới, thân thiện với môi trường và phối hợp, xây dựng, thực hiện các dự án nhằm phục vụ phát triển bền vững và giảm phát thải khí nhà kính.

Tạo lập được cơ chế khuyến khích sử dụng và phát triển năng lượng tái tạo như: năng lượng khí sinh học (biogas, phế thải trong nông nghiệp ở nông thôn); năng lượng mặt trời (thiết bị đun nước nóng, chiếu sáng bằng pin mặt trời), khí gas (bãi rác đơ thị); năng lượng gió (phát điện, bơm nước vào ruộng muối ở vùng ven biển, hải đảo); thủy điện, đặc biệt là thủy điện nhỏ và cực nhỏ với công suất lắp đặt lên tới hàng nghìn MW (phát điện ở vùng sâu, vùng xa hoặc phối hợp điều tiết, cấp nước, tưới tiêu). Đặc biệt, một dự án thí điểm xây dựng chi trả hấp thụ CO trong lâm nghiệp đã được triển khai ở huyện Cao Phong, tỉnh Hịa Bình, nhằm chuẩn bị cho việc tham gia thị trường CO của Việt Nam. Để ứng phó với BĐKH, Chính phủ Việt Nam cịn triển khai các dự án về sản xuất điện năng khơng thải CO2. Đó là dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở Việt Nam sẽ được khởi công vào năm 2015 ở Ninh Thuận. Đầu tháng 10- 2008, tỉnh Ninh Thuận đã cấp phép đầu tư xây dựng nhà máy điện chạy bằng sức gió có cơng suất 50 MW. Đây là những bước ứng dụng công nghệ năng lượng mới phù hợp với điều kiện của Việt Nam mà không ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế trong dài hạn, không gia tăng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Tuy nhiên, đây mới chỉ là những hoạt động mở đầu, chúng ta còn phải thực hiện ngay những hành động cụ thể như quy hoạch và tiến hành nâng cấp hệ thống đê biển, đê cửa sông bảo đảm chống được mức nước triều tần suất 5% ứng với gió bão cấp 9 (năm 2015) và cấp 10 (năm 2020) đối với các tỉnh từ Quảng Ninh đến Quảng Nam. Từng bước thực hiện bốn nhân tố chính là vấn đề bn bán lượng khí thải, hợp tác kỹ thuật, giảm phá rừng, ứng phó với BĐKH nhằm đạt được những mục tiêu dài hạn để góp phần vào mục tiêu chung của tồn cầu.

Dù cịn nhiều thách thức nhưng đến nay những chương trình, kế hoạch đã được triển khai, nhất là công tác thông tin, truyền thông nâng cao nhận thức

cộng đồng và đã tạo được nhiều giống cây trồng mới thích nghi với sự BĐKH. Cùng với sự quan tâm và hợp tác của các tổ chức quốc tế, các quốc gia trong khu vực và thế giới, Việt Nam sẽ ứng phó và thích ứng thành cơng với BĐKH, hạn chế thiên tai, phát triển bền vững.

Ðể tiết kiệm năng lượng một cách hiệu quả tại các đô thị lớn của Việt Nam, các chuyên gia Pháp cho rằng nên xây dựng mơ hình đơ thị tập trung, với mật độ dân số dày, tránh dàn trải. Mật độ dân số đơ thị có quan hệ chặt chẽ với vấn đề tiêu thụ năng lượng, tiêu thụ nguồn lực sinh thái. Nếu kết cấu đô thị tại việt Nam được xây dựng theo mơ hình tập trung, thì sẽ tiết kiệm được năng lượng đáng kể. Tuy nhiên, chuyên gia Pháp cho rằng vấn đề chính là ở khâu thiết kế: mơ hình kết cấu dân số tập trung phải đi liền với thiết kế hiệu quả, có cây xanh và nước, vừa tiết kiệm năng lượng vừa bảo vệ môi trường. Việt Nam nên tổ chức lại hệ thống đường thủy, đặc biệt ở miền Nam. Miền Nam Việt Nam có hệ thống kênh rạch khá dày đặc, trong khi tác động khí thải đường sơng ít hơn nhiều so với đường bộ, nên phát triển hệ thống đường sông vừa giúp tiết kiệm năng lượng, vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Các chuyên gia Pháp cũng cho rằng quy hoạch tiết kiệm năng lượng tại Việt Nam cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề chiếu sáng cơng cộng và tính đến những yếu tố địa lý. Ông Michel Rateau, Giám đốc phát triển Citelum nói rằng chiếu sáng đơ thị chiếm 52% lượng tiêu thụ của một thành phố. Vì vậy cần phải có quy hoạch chiếu sáng hiệu quả và hợp lý để tiết kiệm năng lượng. Các chuyên gia Pháp cho rằng quy hoạch chiếu sáng công cộng ở Việt Nam hiện vẫn đang bị bỏ qn, tạo sự lãng phí khơng đáng có.

Các chính quyền đơ thị cần tích cực hưởng ứng vào các chương trình của đất nước, quốc gia tăng cường hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực BĐKH và thoả thuận hợp tác về cơ chế phát triển sạch, đẩy mạnh hợp tác tài chính, cơng nghệ và xây dưng năng lực trong giai đoạn mới sau Nghị định thư Kyoto, tích cực tham gia các cuộc hội thảo, hội nghị và đàm phán quốc tế về các vấn đề liên quan đến BĐKH, xây dựng các danh mục dự án thuộc lĩnh vực BĐKH để kêu gọi tài trợ và tiếp nhận công nghệ từ các nước công nghiệp và các nước phát triển. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong đào tạo, nâng cao năng lực thông qua đầu tư trực tiếp, tư vấn và xây dựng các hệ thống cảnh báo sớm. Tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế về BĐKH để nghiên cứu, xây dựng và thực hiện có hiệu quả Chương trình Mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH. Ngồi ra việc tích cực học tập và giáo dục các chương trình bảo vệ mơi trường là sự cần thiết không thể bỏ qua nhằm hạn chế các tác nhân gây BĐKH, các cơ

quan đơn vị sự nghiệp. Đặc biệt là các đơn vị giáo dục trường học, nên lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ môi trường vào phần nội dung học. Phải làm sao cho người dân ý thức được hậu quả của BĐKH tác động như thế nào tới đời sống. Khi người dân ý thức được những thiên tai, những dạng thời tiết cực đoan chính là hậu quả tích lũy từ nhiều thế hệ để lại cho môi trường gây BĐKH, chỉ có vậy con người mới thực sự tìm được giải pháp thích đáng nhất nhằm hạn chế những nguyên nhân gây BĐKH.

3.2 Giải pháp thích ứng với BĐKH tại các hệ sinh thái đơ thị ở Việt Nam

3.2.1. Giải pháp quy hoạch và đầu tư trong phát triển đơ thị ứng phó với biến đổi khí hậu

3.2.1.1. Quy hoạch hệ thống đơ thị hợp lí

Việc thực hiện quy hoạch đơ thị hợp lí giúp cho cơng tác quản lí đơ thị đạt hiệu quả cao. Các đô thị được sắp xếp khoa học không chỉ đem lại hiệu quả cao về khai thác tối ưu các điều kiện tự nhiên- kinh tế xã hội giữa các vùng miền, mà cịn đáp ứng cho cơng tác đầu tư xây dựng các mơ hình đơ thị xanh, ứng dụng các mơ hình sử dụng năng lượng tái tạo đạt hiệu quả cao, đồng thời cũng góp phần giải quyết các hậu quả của BĐKH xảy ra như ngập úng đơ thị...

Hội đồng Cơng trình xanh Việt Nam thuộc Quỹ các đô thị xanh của Hoa kỳ đã phối hợp với Trường đại học Kiến trúc Hà Nội đang triển khai xây dựng dự án quy hoạch các đơ thị xanh tại Việt Nam, nhằm thích ứng trước những thách thức của biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày một trầm trọng. Theo kinh nghiệm của một số nước trên thế giới, nếu công việc thiết kế quy hoạch, thi cơng và vận hành cơng trình tốt chúng ta có thể tiết kiệm được ít nhất 15%, thậm chí cao nhất là 30% nhu cầu tiêu dùng về điện năng trong khu vực các toà nhà. Ðây là một con số khơng nhỏ đóng góp đáng kể cho việc phát triển bền vững đô thị.

* Phát triển hệ thống cây xanh:

Để ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường, cải thiện không gian sống quanh ta, ngoài các biện pháp giảm thiểu nguồn ơ nhiễm thì việc sử dụng cây xanh có vai trị vơ cùng quan trọng. Hệ thống cây xanh có những chức năng sau:

Trước hết, hệ thống cây xanh có tác dụng cải thiện khí hậu vì chúng có khả năng ngăn chặn và lọc bức xạ mặt trời, ngăn chặn quá trình bốc hơi nước, giữ độ ẩm đất và độ ẩm khơng khí thơng qua việc hạn chế bốc hơi nước, kiểm sốt gió và lưu thơng gió.

Cây xanh có tác dụng bảo vệ mơi trường: hút khí CO2 và cung cấp O2, ngăn giữ các chất khí bụi độc hại. Ở vùng ngoại thành, cây xanh có tác dụng chống xói mịn, điều hồ mực nước ngầm. Cây xanh cịn có tác dụng hạn chế tiếng ồn nhất là ở khu vực nội thành.

Cây xanh có vai trị quan trọng trong kiến trúc và trang trí cảnh quan. Những tính chất của cây xanh như: hình dạng (tán lá, thân cây), màu sắc (lá, hoa, thân cây, trạng mùa của lá...) là những yếu tố trang trí làm tăng giá trị thẩm mỹ của cơng trình kiến trúc cũng như cảnh quan chung.

Ngoài chức năng trang trí, tăng thêm vẻ đẹp thẩm mỹ cây xanh cịn có tác dụng kiểm sốt giao thơng. Việc kiểm sốt giao thơng bao gồm cả xe cơ giới và người đi bộ. Các bụi thấp, bờ dậu, đường viền cây xanh trong vườn hoa cơng viên vừa có tác dụng trang trí vừa có tác dụng định hướng cho người đi bộ. Hàng cây bên đường có tác dụng định hướng, nhất là vào ban đêm sự phản chiếu của các gốc cây được sơn vơi trắng là những tín hiệu chỉ dẫn cho người đi đường.

Số lượng cành nhánh chặt tỉa và đốn hạ những cây già cỗi khơng cịn tác dụng là nguồn cung cấp gỗ củi cho dân dụng. Như vậy, ngoài chức năng là sinh vật sản xuất như trong các hệ sinh thái khác (hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái nông nghiệp...) cây xanh trong hệ sinh thái đơ thị cịn có chức năng quan trọng hơn đó là bảo vệ mơi trường và trang trí cảnh quan.

Các đô thị ven biển phải chuẩn bị các biện pháp từ xa, như trồng rừng ngập mặn để chắn sóng, nước biển dâng và giảm xói lở bờ biển, phát triển các giải cây xanh dọc theo bờ biển để cản gió bão, dành giải đất dự trữ để đắp đê khi cần thiết và để xây dựng các đường ống thoát nước cũng như trạm bơm chống úng ngập khi cần.

* Sử dụng sản phẩm bê tơng thấm nước:

Hiện nay để ứng phó với BĐKH thì giải pháp sử dụng bê tơng thấm nước đang áp dụng tại rất nhiều các quốc gia. Trong bê tông thấm nước, lượng nước và vật liệu dính kết/xi măng được kiểm tra rất cẩn thận được dùng để tạo ra một lớp vữa hình thành lên lớp phủ rất dày xung quanh các hạt tổng hợp. Một hỗn hợp bê tơng thấm nước thường có một ít hoặc khơng có cát và điều này tạo ra một hàm lượng lỗ rỗng đáng kể. Dùng lượng vữa vừa đủ để phủ và để liên kết hạt tổng hợp với nhau tạo ra một hệ thống những lỗ rỗng liên kết có độ thấm nước cao và thốt nước rất nhanh. Thơng thường, độ rỗng giữa khoảng 15% và 25 % đạt được trong bê tông cứng và tỷ lệ lưu lượng nước qua bê tông thấm nước thường khoảng 480 giờ / trong (0,34 cm /s) hoặc 200 L / m² /phút), mặc

dù con số này có thể cao hơn. Cả hàm lượng vữa thấp và độ rỗng cao cũng làm giảm cường độ so với hỗ hợp bê tông thông thường, tuy nhiên cường độ cũng đủ mạnh cho các ứng dụng có thể đạt được.

Trên thực tế, việc sử dụng bê tông thấm là một trong những biện pháp quản lý tốt nhất do EPA cùng với các cơ quan chức năng khác đưa ra và các kỹ sư địa kỹ thuật có thể quản lý dịng chảy nước trong cơn bão trên một khu vực hay một vùng nào đó. Cơng nghệ dải đường này mang lại việc sử dụng đất hiệu quả hơn mà chúng ta không cần đến những ao, hỗ trũng để giữ nước và các thiết bị quản lý mưa bão khác nữa. Làm được điều này, bê tơng thấm nước có khả năng giảm những chi phí cho tồn bộ dự án trên cơ sở chi phí ban đầu.

Khi có sự tham gia các sản phẩm này trên các tuyến đường đô thị của Việt Nam sẽ góp phần rất lớn giải quyết các hậu quả do BĐKH ảnh hưởng lên các đô thị. Khi mưa với cường độ lớn thay vì chảy tràn trên bề mặt, tích tụ thành những điểm ngập úng thì loại bê tông này cho phép nước mưa thẩm thấu qua và đi xuống lịng đất nhanh chóng ngay tại trên vị trí mà nước mưa rơi xuống. Bởi vậy nên vấn đề ngập úng sẽ khơng cịn là vấn đề lo ngại cho các đô thị. Từ đặc điểm này của bê tông nên vấn đề nước ngầm của các đô thi cũng được giải quyết. Lượng nước mưa sẽ bổ sung ngay trực tiếp xuống các mạch nước ngầm trong khu vực tạo nên sự cân bằng cho nền địa chất, đồng thời cũng giải quyết cả những vấn đề liên quan tới việc sử dụng nguồn nước trong sinh hoạt người dân đơ thị.

Khơng chỉ có vậy, khi sử dụng bê tông thấm nước còn tạo ra sự trao đổi nhiệt giữa khí quyển và bề mặt đất, điều tiết nhiệt độ trong khu vực nội thành. mặt đất sẽ không bức xạ một cách gần như hoàn toàn các tia nhiệt của Mặt Trời. Thay vào đó là có sự tham gia điều tiết trao đổi nhiệt với mặt đất do khoảng cách giữa các hạt vật chất bê tông thấm nước là rất lớn, nên bề mặt đất bên dưới sẽ có sự tham gia trao đổi nhiệt. Bởi vậy nên hiện tượng đảo nhiệt đô thị cũng sẽ được giải quyết một cách rất tốt. Sự chênh lệch nhiệt độ của nội đô với ngoại đô sẽ giảm đi.

3.2.1.2. Xây dựng đô thị sinh thái

Theo cách hiểu hiện đại thì đơ thị sinh thái là đơ thị có chất lượng mơi trường sống cao, có quan hệ hài hịa với thiên nhiên, có mật độ xây dựng hợp lý, có cơng trình và hạ tầng kỹ thuật đảm bảo yêu cầu sinh thái, có cảnh quan kiến trúc đẹp đẽ, có nền cơng nghiệp hoạt động hiệu quả về mặt sinh thái, có áp dụng thành công các giải pháp về năng lượng và giao thông. Do phải có nhiều đặc điểm như trên nên việc tiếp cận đô thị sinh thái không phải là điều đơn giản,

thường chỉ thực hiện hạn chế đối với một số lượng nhất định các hệ thống sinh thái có tại địa phương. Điều này địi hỏi thay đổi cả phương pháp sản xuất công nghiệp, thay đổi hành vi và tâm lý người tiêu dùng, đồng thời phải thiết lập các công cụ để thực hiện các giải pháp đã được nghiên cứu kỹ trên cơ sở nền kinh tế sinh thái và tư duy hệ thống.

Tại nhiều nước trên thế giới, người ta đã cố gắng thực hiện để tiếp cận những điểm dân cư đô thị sinh thái tương tự như tiểu khu sinh thái Herlen ở Hà Lan, thành phố sinh thái Adelaide với tiểu khu sinh thái Chritie Walk ở Oxtralia, thành phố Malmae ở Thụy Điển và tiểu khu Simbiotic ở Nhật Bản. Những mơ hình đơ thị sinh thái nói trên đã được nhiều chuyên gia sinh thái quan tâm, rút kinh nghiệm, bởi thực tế chưa có thể kết luận được giải pháp nào là khả thi trong một khu vực rộng lớn và có ưu điểm vượt trội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để xây dựng được đơ thị sinh thái phải có cái nhìn tổng thể về sinh thái và một loạt vấn đề về quy hoạch đơ thị, kiến trúc cơng trình, bảo tồn cảnh quan, công nghiệp, giao thông, quản lý năng lượng, vật liệu và chất thải. Những yêu cầu này liên quan chặt chẽ đến mơi trường bên ngồi đơ thị (gồm độ sạch của khơng khí, đất, nước, hệ thống động vật và thực vật, môi trường nghe và nhìn…) cũng như mơi trường bên trong cơng trình (độ sạch của khơng khí, vi khí hậu

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN HỆ SINH THÁI ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM (Trang 41)