Xây dựng đô thị sinh thái

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN HỆ SINH THÁI ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM (Trang 45)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN

3.2 Giải pháp thích ứng với BĐKH tại các hệ sinh thái đô thị ở Việt Nam

3.2.1.2. Xây dựng đô thị sinh thái

Theo cách hiểu hiện đại thì đơ thị sinh thái là đơ thị có chất lượng mơi trường sống cao, có quan hệ hài hịa với thiên nhiên, có mật độ xây dựng hợp lý, có cơng trình và hạ tầng kỹ thuật đảm bảo yêu cầu sinh thái, có cảnh quan kiến trúc đẹp đẽ, có nền cơng nghiệp hoạt động hiệu quả về mặt sinh thái, có áp dụng thành cơng các giải pháp về năng lượng và giao thông. Do phải có nhiều đặc điểm như trên nên việc tiếp cận đô thị sinh thái không phải là điều đơn giản,

thường chỉ thực hiện hạn chế đối với một số lượng nhất định các hệ thống sinh thái có tại địa phương. Điều này đòi hỏi thay đổi cả phương pháp sản xuất công nghiệp, thay đổi hành vi và tâm lý người tiêu dùng, đồng thời phải thiết lập các công cụ để thực hiện các giải pháp đã được nghiên cứu kỹ trên cơ sở nền kinh tế sinh thái và tư duy hệ thống.

Tại nhiều nước trên thế giới, người ta đã cố gắng thực hiện để tiếp cận những điểm dân cư đô thị sinh thái tương tự như tiểu khu sinh thái Herlen ở Hà Lan, thành phố sinh thái Adelaide với tiểu khu sinh thái Chritie Walk ở Oxtralia, thành phố Malmae ở Thụy Điển và tiểu khu Simbiotic ở Nhật Bản. Những mơ hình đơ thị sinh thái nói trên đã được nhiều chuyên gia sinh thái quan tâm, rút kinh nghiệm, bởi thực tế chưa có thể kết luận được giải pháp nào là khả thi trong một khu vực rộng lớn và có ưu điểm vượt trội.

Để xây dựng được đơ thị sinh thái phải có cái nhìn tổng thể về sinh thái và một loạt vấn đề về quy hoạch đơ thị, kiến trúc cơng trình, bảo tồn cảnh quan, công nghiệp, giao thông, quản lý năng lượng, vật liệu và chất thải. Những yêu cầu này liên quan chặt chẽ đến mơi trường bên ngồi đơ thị (gồm độ sạch của khơng khí, đất, nước, hệ thống động vật và thực vật, mơi trường nghe và nhìn…) cũng như mơi trường bên trong cơng trình (độ sạch của khơng khí, vi khí hậu trong nhà, tiện nghi nhiệt, tiện nghi âm thanh, tiện nghi ánh sáng và chiếu nắng cơng trình). Thế cũng chưa đủ, khi lập dự án thiết kế, người ta cịn phải sinh thái hóa mọi cơng nghệ, nguồn lực về năng lượng và vật liệu được chọn dùng trong đô thị. Cụ thể hơn là có các giải pháp về tiết kiệm năng lượng, tái sinh năng lượng, giám sát chất lượng môi trường nước, độ tinh sạch của vật liệu, giải pháp sử dụng chức năng của vùng lãnh thổ, các cơng nghệ có nguồn gốc thiên nhiên...Trong việc trang bị kỹ thuật cơng trình, đảm bảo tiện nghi (chiếu sáng, thơng gió, cấp nhiệt, xử lý chất thải).

Hơn bao giờ hết, nhiều nước trên thế giới đã nhận thức được vấn đề sinh thái hóa đơ thị là nhiệm vụ sống còn để cứu lấy trái đất khỏi ơ nhiễm nặng nề. Họ đang tích cực nghiên cứu và thiết kế nhằm tạo ra các điểm dân cư sinh thái, các đô thị sinh thái. Tạo ra môi trường sống lành mạnh mà không làm cạn kiệt nguồn lực năng lượng và vật liệu, đảm bảo có mối quan hệ hài hịa, có quy luật và đồng thời tồn tại giữa các hệ sinh thái, môi trường xây dựng là ước mơ hiện nay của loài người. Chẳng hạn, Trung Quốc và Nga là hai nước lớn về diện tích, về dân số cũng đã phải quan tâm đến việc tiếp cận đô thị sinh thái.

Hiện nay môi trường đô thị tại đây chưa đạt các chuẩn mực về vệ sinh môi trường, chứ chưa nói đến sẵn sàng thiết kế và xây dựng các đô thị sinh thái

nhằm đáp ứng nhu cầu của cư dân đô thị. Từ việc nghiên cứu khoa học, đầu tư cho công nghiệp, xây dựng cảnh quan bền vững, kết cấu hạ tầng sinh thái, tiết kiệm năng lượng cho đến kiến thức về sinh thái cịn chậm so với các nước cơng nghiệp phát triển khác. Trước mắt, nước ta phải tập trung nỗ lực để giải quyết hàng loạt vấn đề: 1. Kết hợp các nhân tố xã hội, kinh tế và sinh thái để phát triển đô thị theo hướng tiếp cận đô thị sinh thái; 2. Xây dựng kết cấu hạ tầng chất lượng cao cho đô thị nhằm đáp ứng yêu cầu hiện nay về môi trường sống; 3. Thỏa mãn các nhu cầu về môi trường kiến trúc cảnh quan đô thị cho dân cư, đồng thời không phá vỡ cân bằng sinh thái; 4. Nghiên cứu và áp dụng các biện pháp nhằm sinh thái hóa mọi lĩnh vực hoạt động như công nghiệp, năng lượng, giao thông, tiêu thụ nước, sản xuất và tận dụng chất thải; 5. Sinh thái hóa nhu cầu của dân cư và gây thói quen tuân thủ các nguyên tắc thẩm mỹ sinh thái cho những người tham gia thiết kế và xây dựng đô thị sinh thái.

Ý đồ tiếp cận đô thị sinh thái chỉ có thể có kết quả khi quần chúng nhận thức được đầy đủ ý nghĩa của vấn đề bảo vệ tài nguyên và môi trường, của việc bảo vệ trái đất. Nước ta phải tăng cường tổ chức những phong trào quần chúng rộng rãi nhằm cổ vũ cho q trình sinh thái hóa đơ thị, họ đã thành lập các tổ chức tương ứng để trao đổi và phổ biến rộng rãi về kinh nghiệm xây dựng các đô thị sinh thái với thành viên là các chuyên gia nổi tiếng về sinh thái trên thế giới, đây là một trong những giải pháp hàng đầu cần áp dụng tại các nước đang phát triển như nước ta.

* Phát triển nông nghiệp đô thị:

Thực trạng BĐKH hiện nay diễn ra tác động mạnh mẽ tới các hoạt động sinh sống của con người trong đơ thị. Việc phát triển mơ hình nơng nghiệp đô thị tại các vùng ven đô không chỉ cung ứng kịp thời nguồn lương thực thực phẩm cho đô thị, giải quyết tốt vấn đề việc làm khi q trình đơ thị hóa ở nước ta diễn ra rất mạnh mẽ, mà cịn góp phần giải quyết rất nhiều các vấn đề cho mơi trường. Nếu có những định hướng quy hoạch tốt thì nơng nghiệp đơ thị cịn có thể coi như "Lá phổi xanh của đơ thị".

Trong q trình phát triển kinh tế xã hội của nước ta hiện nay, đơ thị hóa là một q trình tất yếu khách quan. Đơ thị hóa trong điều kiện tiền cơng nghiệp hóa ít gắn với các yếu tố nội tại làm động lực cho kinh tế đô thị đã làm trầm trọng thêm các khó khăn lớn của các đơ thị như: Một bộ phận lao động trong nông nghiệp mất đất sản xuất, trở nên thiếu công ăn việc làm; một bộ phận dân cư từ nông thôn chuyển về đô thị để làm việc, làm gia tăng nhu cầu về lương thực, thực phẩm, vấn đề vệ sinh môi trường đô thị cũng bị ảnh hưởng nghiêm

trọng; sự ơ nhiễm khơng khí, ơ nhiễm nguồn nước là điều không thể tránh khỏi… Đây là các yếu tố đe dọa sự phát triển nhanh và bền vững của các đô thị hiện nay. Trong rất nhiều các giải pháp thì phát triển nơng nghiệp đô thị được xem như một hướng đi tối ưu có tính khả thi cao để giải quyết các bất cập liên quan trong tiến trình đơ thị hố, hướng tới xây dựng các đô thị sinh thái bền vững cho tương lai.

* Áp dụng mơ hình nơng nghiệp đơ thị cho Việt Nam:

Từ các thực tế rất thiết thực đó có thể khẳng định phát triển nơng nghiệp đơ thị, nhất là nơng nghiệp ven đơ có vai trị rất quan trọng trong việc tham gia giải quyết các vấn đề khó khăn của các đơ thị trong q trình đơ thị hóa. Đây là một hướng đi quan trọng cho các đô thị tại Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên hiện nay và trong tương lai. Thực tế các đô thị ở nước ta hiện nay các vấn đề về an ninh lương thực trong đô thị cũng bắt đầu có những dấu hiệu lớn buộc phải có sự vào cuộc điều chỉnh của nhà nước. Bởi vậy mơ hình nơng nghiệp đơ thị sẽ giải quyết được rất nhiều vấn đề cho các đô thị nước ta trong bối ảnh biến đổi khí hậu tồn cầu.

Áp dụng mơ hình nơng nghiệp đơ thị giải quyết được nhiều vấn đề: + Nơng nghiệp đơ thị góp phần cải tạo cảnh quan đô thị.

Phát triển “Nông nghiệp đô thị” là những cụm từ đang trở nên phổ biến tại các diễn đàn về phát triển đô thị hiện nay. Mục tiêu hướng tới là quy hoạch và xây dựng các đơ thị có mơi trường và cảnh quan thân thiện với thiên nhiên, đảm bảo các tiêu chuẩn tốt cho sức khỏe cộng đồng. Đối với mục tiêu này trong tiến trình đơ thị hóa và phát triển của các đô thị, phát triển nông nghiệp đô thị thực sự là một giải pháp hiệu quả nhất. Ngồi các ý nghĩa như trên, nơng nghiệp đơ thị sẽ tạo ra hệ thống cảnh quan, các vành đai xanh rất ý nghĩa cho các đô thị. Sản xuất nông nghiệp đô thị một mặt vừa đảm bảo các nhu cầu về dinh dưỡng, mặt khác nó cũng chính là một hình thức lao động, giải trí góp phần nâng cao thể lực, trí lực cho cư dân đơ thị.

+ Nông nghiệp đô thị giúp giảm ô nhiễm môi trường.

Nông nghiệp đơ thị có thể tái sử dụng chất thải đô thị để làm phân bón, nước tưới,...cho sản xuất nơng nghiệp, góp phần quan trọng việc làm giảm ô nhiễm môi trường. Chất thải đô thị đang thực sự tạo thành áp lực ngày càng tăng cùng với sự gia tăng dân số ở đô thị. Bằng cơng nghệ xử lý thích hợp, có thể tận dụng một phần nguồn chất thải đô thị phục vụ sản xuất nơng nghiệp theo hướng

sản xuất sạch, an tồn và hiệu quả. Điều này thật sự có ý nghĩa trong việc cải thiện môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của nông nghiệp đô thị là tái tạo chất dinh dưỡng cho đất thông qua tái sử dụng các chất thải hữu cơ từ các hoạt động của đơ thị. Điều này vừa góp phần giảm ơ nhiễm môi trường cho các đô thị vừa giảm các hóa chất khi đưa phân bón hóa học vào đất dễ gây ơ nhiễm thêm lại vừa giảm được chi phí mua phân bón. Nơng nghiệp đơ thị được sản xuất tại chỗ ven các đô thị nên sau thu hoạch, chi phí đóng gói, vận chuyển và bảo quản bằng kho lạnh được bỏ qua nên góp phần giảm giá thành đến mức tối đa. Chất lượng các sản phẩm được đảm bảo an tồn đồng thời góp phần giảm lượng xe cộ trọng tải lớn vào ra các đô thị, giảm tai nạn và ô nhiễm đáng kể cho khu vực đơ thị.

Nếu có sự kết hợp quy hoạch đơ thị một cách hợp lí với việc phát triển nơng nghiệp đơ thị sẽ tìm ra được những giải pháp cho các đơ thị ứng phó với BĐKH một cách lâu dài và có hiệu quả. Sự giải quyết các vấn đề của BĐKH địi hỏi sự chung tay khơng chỉ của tất cả các thành phần dân cư trong xã hội mà còn phải có sự kết hợp khắc phục trên tất cả các HST từ đô thị tới các HST nông thôn.

3.2.2. Giải pháp khai thác và sử dụng hợp lý, bảo vệ tài nguyên và mơi trường thích ứng với biến đổi khí hậu

Trong bối cảnh BĐKH diễn ra trên quy mơ tồn cầu để thích ứng với BĐKH buộc các đơ thị phải có những biện pháp sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên môi trường nhằm sống chung với hiện tượng cực đoan nhưng lại mang quy mơ tồn cầu này. Hiện nay rất nhiều các đô thị lớn trên thế giới không chỉ tham gia cam kết các chương trình bảo vệ mơi trường mà chình quyền các đơ thị cịn tích cực thực hiện các giải pháp hạn chế ô nhiễm môi trường. Các hệ thống xử lý nước thải, khí thải được đưa vào sử dụng mang lại những hiệu quả rất lớn cho công tác sử lý các chất thải. Đây là những bài học rất quý giá cho các nước đang phát triển như Việt Nam nói chung và cho các đơ thị nói riêng. Việc ngăn ngừa các chất thải vào mơi trường có ý nghĩa trực tiếp rất to lớn với các đô thị, bởi không ở một HST nào mà hậu quả mang lại từ hành động tác động vào môi trường lại phản ứng để lại câu trả lời nhanh như trong HST đô thị.

Việc sử lý các chất thải có ý nghĩa vơ cùng quan trọng đối với các hoạt động sinh hoạt của người dân đô thị. Tỉ lệ số dân phụ thuộc vào nguồn nước ngầm của đô thị lớn hơn bất kì một khu vực nào khác, khi nguồn nước ngầm bị ô nhiễm sẽ trực tiếp gây nên các căn bệnh cho người dân. Bởi vậy nên các hệ

thống xử lý nước thải của các nhà máy trong đô thị phải được kiểm định một cách kí lưỡng qua các hệ thống sử lý sau khi đổ ra ngồi mơi trường.

Thực hiện các biện pháp tái chế sử dụng các sản phẩm cũng có ý nghĩa vơ cùng quan trọng và có tác dụng vơ cùng to lớn với cơng cuộc chống BĐKH của các đơ thị. Người dân có thể tái chế sử dụng lại các sản phẩm như túi nilon của các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, thực hiện được phương án này sẽ góp một phần rất lớn cho việc bảo vệ môi trường. Việc sử dụng nước mưa sau khi qua các các hệ thống lọc các gia đình tự trang bị có ý nghĩa vơ cùng to lớn, không chỉ giải quyết các nhu cầu sinh hoạt, hạn chế chi tiêu mà đây còn lại một giải pháp hạn chế ngập úng đơ thị rất hữu ích. Các sản phẩm, đồ dùng trong sinh hoạt có thể mang đi tái chế lại được lấy nguyên liệu sau khi bị hư hỏng sẽ góp phần rất lớn cho cơng tác phát triển bền vững và bảo vệ tài nguyên môi trường.

KẾT LUẬN

Khóa luận hồn thành đã đóng góp làm sáng tỏ một số vấn đề sau:

- Phân tích rõ những tác động của BĐKH tới HST đơ thị tại Việt Nam. - Đưa ra những nhóm giải pháp cho các đô thị nhằm giảm những tác nhân trực tiếp gây nên BĐKH và đề ra các biện pháp cho các đô thị sống chung với BĐKH.

- Khóa luận hồn thành sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cho các cơ quan, chính quyền đơ thị lựa trọn những giải pháp thích ứng với BĐKH, đặc biệt đây cũng có thể coi là một khía cạnh nghiên cứu mới về tác động của BĐKH.

Khóa luận hồn thành sẽ cũng sẽ tạo hướng nghiên cứu mới mẻ cho việc đánh giá hậu quả của các tác động của con người vào tự nhiên mà khơng có sự tính tốn lâu dài. Đây cũng có thể coi như một sự đánh thức nhân loại chứng minh ảnh hưởng to lớn của BĐKH tới tất cả các cộng dồng con người trên toàn thế giới.

Tuy nhiên do mặt hạn chế về nguồn tài liệu tham khảo và trong khn khổ của một khóa luận tốt nghiệp nên khóa luận mới chỉ dừng lại ở mức đánh giá sơ bộ những tác động, chưa đi được và cụ thể sâu sắc tới những ảnh hưởng do BĐKH mang lại tới từng khía cạnh của một HST đơ thị hồn trỉnh ở Việt Nam.

Để thực sự có mơi trường sinh sống ổn định, hạn chế đước tối đa những hậu quả do BĐKH mang lại thì khơng cịn cách nào khác là mỗi một thành viên, mỗi một tập thể, quốc gia phải chung tay bảo vệ môi trường, hạn chế tới tối đa những chất thải vào mơi trường gây nên BĐKH, có làm như vậy thì mới bảo vệ được Trái Đất và bảo vệ được chính chúng ta và cả cho những thế hệ tương lai của chúng ta.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia cho đến nay thì Trái Đất là hành tinh duy nhất trong hệ Mặt Trời có hiện diện sự sống. Thiên nhiên đã ban tặng cho con người những ngọn núi hùng vĩ, những dịng sơng êm ả và những cánh rừng bát ngát, một hệ động thực vật vô cùng phong phú và đa dạng phải trải qua một

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN HỆ SINH THÁI ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)