Mất cân bằng giới tính theo vùng

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CƠ CẤU DÂN SỐ THEO GIỚI TÍNH Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 – 2010, TÁC ĐỘNG CỦA CHÊNH LỆCH GIỚI TÍNH ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỊA LÝ (Trang 32 - 38)

6. Bố cục đề tài

2.2.2.Mất cân bằng giới tính theo vùng

2.2. Thực trạng cơ cấu giới tín hở Việt Nam

2.2.2.Mất cân bằng giới tính theo vùng

Mất cân bằng giới tính ở Việt Nam đã trở thành chủ đề nóng của dân số Việt Nam. Tỷ lệ mất cân bằng giới tính tăng mạnh hằng năm và tăng nhanh hơn nhiều quốc gia khác trên thế giới. Mất cân bằng giới tính có sự khác biệt giữa các vùng kinh tế. Đặc biệt là mất cân bằng giới tính khi sinh có sự khác biệt lớn giữa các vùng.

2.2.2.1. Đặc điểm của mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam

Mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam mang năm nét đặc thù.

Thứ nhất, sự mất cân bằng TSGTKS ở Việt Nam xuất hiện muộn nhưng tốc độ gia tăng nhanh hơn so với một số nước châu Á.

TSGTKS bắt đầu gia tăng tại một số quốc gia châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Azerbaijan, Armenia,… từ cuối những năm 1970, cùng với sự xuất hiện của siêu âm và kỹ thuật chọc ối, giúp cho các cặp vợ chồng biết được giới tính của thai nhi. Sau 20 năm, vào cuối những năm 1990, TSGTKS của Trung Quốc, Hàn Quốc lên tới 115. Từ năm 2000 đến nay, Hàn Quốc đã khống chế được tốc độ gia tăng TSGTKS và đưa về đúng với quy luật sinh sản tự nhiên nhưng TSGTKS của Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng lên tới 122,8 vào năm 2010, mặc dầu đã áp dụng những biện pháp can thiệp hết sức quyết liệt.

Qua 3 cuộc Tổng điều tra dân số, TSGTKS của Việt Nam đã tăng từ 105 (năm 1979) lên 106 (năm 1989) và 107 (1999). Như vậy, cứ 10 năm tỷ số giới tính khi sinh lại tăng 1 điểm phần trăm.

Vấn đề mất cân bằng TSGTKS trở nên “nóng” và thực sự thu hút sự chú ý của các phương tiện thông tin đại chúng và dư luận xã hội từ năm 2006: TSGTKS năm 2006 là 110; năm 2007 là 111; năm 2008 đã tới mức 112,1; năm 2009 là 110,5 và thời điểm 1 tháng 4 năm 2010 là 111,2. Như vậy, TSGTKS của Việt Nam bắt đầu gia tăng vào khoảng đầu những năm 2000 (sau các nước nói trên khoảng 20 năm, trùng với việc nở rộ các dịch vụ siêu âm, mở rộng các dịch vụ hành nghề y tế tư nhân cùng với việc nạo phá thai dễ dàng) nhưng tốc độ gia tăng lại hết sức nhanh chóng (các nước nói trên tốc độ gia tăng TSGTKS khoảng 0,4 – 0,5 điểm phần trăm nhưng trong mấy năm vừa qua, tốc độ gia tăng TSGTKS của Việt Nam lên tới khoảng 1 điểm phần trăm).

Thứ hai, tỷ số giới tính khi sinh ở Việt Nam cao ngay từ lần sinh đầu tiên, Ở phần lớn các quốc gia có TSGTKS cao, trong lần sinh thứ nhất TSGTKS nằm trong giới hạn bình thường nhưng sẽ tăng nhanh vào những lần sinh sau: Ấn Độ có TSGTKS ở lần sinh thứ 2 là 120, ở lần sinh thứ 3 lên tới trên 130; Trung Quốc hiện đang áp dụng chính sách 1 con rưỡi nên TSGTKS ngay ở lần sinh thứ 2 đã lên tới trên 150.

Ở Việt Nam, TSGTKS đã cao ngay trong lần sinh đầu tiên: 110,2; lần sinh thứ hai: 109; lần sinh thứ ba trở lên (chiếm 16% tổng số trẻ được sinh ra) là 115,5. Như vậy, ở Việt Nam một số cặp vợ chồng đã thực hiện lựa chọn giới tính trước sinh ngay trong lần mang thai thứ nhất, điều này hiếm được ghi nhận ở các quốc gia khác..

Thứ ba, tỷ số giới tính khi sinh tăng cao ở lần sinh cuối cùng. Trước đây, muốn có con trai chỉ có cách đẻ nhiều cho tới khi có con trai mới thơi do vậy TSGTKS ở lần sinh cuối cùng rất cao. Trong nhân khẩu học người ta gọi đây là “quy luật dừng”, nói một cách khác yếu tố giới tính đã quyết định việc dừng sinh đẻ hơn là số con đã có. Khi mức sinh cao, với tổng tỷ suất sinh (số con

trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ) khoảng 6 con, chỉ có khoảng 1,5% phụ nữ khơng có con trai. Chính vì thế, ở Việt Nam giai đoạn 1988-1997, mặc dù TSGTKS ở lần sinh cuối cùng lên tới 134,2 nhưng TSGTKS nói chung cũng chỉ lên tới 107.

Từ đầu những năm 2000, do mức sinh giảm nhanh cùng với việc tiếp cận dễ dàng các kỹ thuật chẩn đốn giới tính trước sinh, “quy luật dừng” ở Việt Nam cũng đã có những sự thay đổi: một mặt, một số cặp vợ chồng đã chủ động tìm kiếm các kỹ thuật chẩn đốn giới tính trước sinh ngay từ lần sinh thứ nhất như đã nói ở trên; nếu chưa được như mong muốn, họ sẽ tìm kiếm dịch vụ trong những lần có thai sau: TSGTKS trong lần sinh thứ ba trở lên ở nhóm các bà mẹ chưa có con trai lên tới 130.

Khu vực Đồng bằng sông Hồng (nơi có TSGTKS cao nhất cả nước), TSGTKS đã tăng vọt từ mức 110 trong lần sinh thứ nhất và lần sinh thứ hai lên tới 152 trong lần sinh thứ 3 trở lên.

Thứ tư, TSGTKS cao ở những tỉnh xung quanh các thành phố lớn. TSGTKS cao ở những tỉnh xung quanh Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, trong đó cao nhất là các tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Hồng như Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Nam Định,… Đây là những địa phương mà người dân có điều kiện tiếp cận dễ dàng các dịch vụ chọn lọc giới tính trước khi sinh.

Tính chung trong cả nước, khơng có sự khác biệt về TSGTKS giữa khu vực nơng thôn (110,6) và thành thị (110,7). Tuy nhiên, ở cấp vùng lại có hình ảnh hồn tồn trái ngược nhau: Đồng bằng sơng Hồng, Bắc Trung bộ vàDuyên hải miền Trung có TSGTKS ở nơng thôn cao hơn thành thị khoảng 5 điểm phần trăm (mong muốn có con trai ở khu vực nơng thơn của 2 vùng này mãnh liệt hơn ở khu vực thành thị ) nhưng ở các vùng cịn lại thì TSGTKS ở thành thị lại cao hơn nông thôn (việc tiếp cận các dịch vụ chọn lọc giới tính ở khu vực thành thị của các vùng này dễ dàng hơn ở khu vực nông thôn ).

Cuối cùng, TSGTKS cao ở những gia đình có kinh tế khá giả, ở những phụ nữ có trình độ học vấn cao và mức sinh thấp. TSGTKS thấp nhất (105) ở nhóm 20% dân số nghèo nhất và tăng dần khi mức sống được nâng lên: ở 3 nhóm dân cư giàu nhất, TSGTKS lên tới 112. Nếu tìm hiểu về mối quan hệ tương quan với số lần sinh thì có thể thấy bức tranh rõ nét hơn: ở nhóm 20% giàu nhất, trong lần sinh thứ 3 trở lên, TSGTKS đã lên tới 133. TSGTKS thấp nhất (107) ở nhóm phụ nữ khơng biết chữ và tăng dần theo trình độ học vấn, lên đến 114 ở nhóm các bà mẹ có trình độ cao đẳng trở lên.

Như chúng ta đều biết, những gia đình có kinh tế khá giả, những phụ nữ có trình độ học vấn cao có mức sinh thấp hơn một cách rõ rệt so với các đối tượng khác. Những phụ nữ có trình độ học vấn cao biết chủ động sử dụng các biện pháp tránh thai và chủ động điều chỉnh số con mong muốn. Những phụ nữ này thường lại có điều kiện kinh tế tốt hơn để có thể chi trả dịch vụ chẩn đốn giới tính trước sinh và họ thỏa mãn được cả 2 mục tiêu: quy mơ gia đình nhỏ và có con trai..

2.2.2.2. Mất cân bằng giới tính khi sinh theo vùng

Kinh nghiệm các quốc gia có sự gia tăng tỷ số giới tính khi sinh trong 2 thập kỷ qua cho thấy mức độ chịu ảnh hưởng của tỷ số này khơng giống nhau giữa các nhóm xã hội và các khu vực. Một trong những khía cạnh quan trọng trong sự khác biệt của tỷ số giới tính khi sinh là sự thay đổi theo vùng đã được chỉ ra từ phân tích số liệu của Trung Quốc và Ấn Độ. Phân tích tỷ số giới tính khi sinh theo vùng địa lý ở Việt Nam cũng cho kết quả tương tự.

Hình 2.2 tóm tắt sự khác biệt của tỷ số giới tính khi sinh theo 6 vùng của cả nước và cho thấy tình trạng mất cân bằng tỷ số giới tính khi sinh khơng đồng nhất trong cả nước. Tây Nguyên có mật độ dân số và trình độ phát triển thấp hơn các vùng khác, có tỷ số giới tính khi sinh thấp nhất trong cả nước (105,6), tương đương với mức sinh bình thường quan sát được trên thế giới. Năm vùng cịn lại có tỷ số giới tính khi sinh cao hơn, làm cho tỷ số này của toàn quốc tăng lên và ở mức 110,6. Trong số đó, vùng Đồng bằng sơng Hồng có tỷ số giới tính khi sinh vào khoảng 115,4 cao hơn hẳn so với mức trung bình cả nước.

108.4 115.4 109.8 105.6 110 110.1 100 102 104 106 108 110 112 114 116 118 Trung du và miền núi Bắc Bộ Đồng bằng sông Hồng Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung bộ

Tây Ngun Đơng Nam Bộ Đồng bằng sơng Cửu Long Vùng T ỉ s gi ới nh

Hình 2.2. Biểu đồ thể hiện tỉ số giới tính khi sinh phân theo vùng của Việt Nam năm 2009 [12]

PGS, TS Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ y tế cho biết: Tỷ số giới tính khi sinh đã bắt đầu có dấu hiệu bất thường. Bởi tỷ số giới tính khi sinh khơng những đã lên tới mốc 107 mà có tới 29/63 tỉnh, thành phố trong cả nước có tỷ số giới tính khi sinh ở mức 108 - 119, đặc biệt có sáu tỉnh, thành phố tỷ số giới tính khi sinh lên tới 120 - 128. Năm 2010, tỷ số giới tính khi sinh tại nước ta tương đối cao, 111,2 bé trai/100 bé gái. Tỷ số này đặc biệt cao ở khu vực đồng bằng sông Hồng. Đáng chú ý, chênh lệch tỷ số giới tính khi sinh tăng cao ở những tỉnh chung quanh các thành phố lớn như: Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang,… Hưng Yên là tỉnh có tỷ lệ chênh lệch tỷ số giới tính khi sinh cao nhất cả nước khi mức chênh lệch là 131/100. Sáu tháng đầu năm, thị trấn Như Quỳnh có 90 trẻ sinh ra thì chỉ có 38 cháu là nữ. Một số xã có mức chênh lệch cao như: Đình Dù (257/100); Chỉ Đạo (185/100); Minh Hải (160/100). Huyện Văn Lâm mức chênh lệch tỷ số giới tính khi sinh trong sáu tháng đầu năm là 140/100.

Theo một nghiên cứu được công bố mới đây nhất của Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA) cho thấy, việc lựa chọn giới tính thai nhi diễn ra khá phổ biến ở các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sơng Hồng và phần lớn thuộc nhóm gia đình khá giả. Đây là những địa phương mà người dân có điều kiện tiếp cận dễ dàng các dịch vụ chọn lọc giới tính trước khi sinh. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, nhóm dân số nghèo thường có tỷ số giới tính khi sinh gần với mức bình thường là 105/100, trong khi đó nhóm dân số giàu thì con số này lên đến hơn 112/100. Trình độ học vấn của người mẹ quan hệ tương hỗ chặt chẽ với tỷ số giới tính khi sinh. Cụ thể, ở nhóm các bà mẹ có trình độ tiểu học và thấp hơn thì tỷ số giới tính khi sinh là 107,1/100, cịn ở nhóm THPT và học nghề lên đến 111,4/100, ở nhóm có trình độ cao đẳng trở lên là 113,9/100. Những phụ nữ có trình độ học vấn cao biết chủ động sử dụng các biện pháp tránh thai và chủ động điều chỉnh số con mong muốn. Họ có điều kiện kinh tế tốt hơn để có thể chi trả dịch vụ lựa chọn giới tính trước sinh.

2.2.2.3. Mất cân bằng giới tính khi sinh giữa thành thị và nơng thơn

Sự khác biệt giữa khu vực nông thôn và thành thị của từng vùng cho thấy một đặc điểm thú vị về sự khác biệt theo vùng ở Việt Nam. Ở cấp quốc gia khơng có sự khác biệt nào đáng kể về tỷ số giới tính khi sinh giữa khu vực nơng thôn (110,6) và thành thị (110,7). Đây là một kết quả bất ngờ vì sự khác biệt nông thôn/thành thị là một đặc điểm quan trọng của hiện tượng mất cân bằng giới tính khi sinh ở các quốc gia châu Á khác. Ví dụ như, cư dân đơ thị thường có khả năng tiếp cận với cơng nghệ lựa chọn giới tính hiện đại hơn các nhóm cư dân khác, trong khi mong muốn sinh con trai lại mạnh mẽ hơn đối với nông dân

ở các khu vực nơng thơn. Nhưng rõ ràng là khơng có sự khác biệt đáng kể nào ở khu vực nông thôn và thành thị ở Việt Nam.

Hình 2.3: Biểu đồ thể hiện tỉ số giới tính khi sinh ở thành thị và nông thôn phân theo vùng của Việt Nam năm 2009 [12]

Tuy nhiên những phân tích sâu cho thấy một bức tranh về tỷ số giới tính khi sinh phức tạp hơn. Phân tích ở cấp vùng cho thấy tỷ số giới tính khi sinh ở khu vực nơng thơn của các tỉnh phía Bắc cao hơn hẳn so với khu vực thành thị, thể hiện rõ rệt nhất ở vùng Đồng bằng sơng Hồng với tỷ số giới tính khi sinh ở nơng thơn là 117 so với mức 111 ở thành thị. Tương tự, các khu vực Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung cũng có khác biệt về tỷ số giới tính khi sinh ở khu vực nơng thơn cao hơn ít nhất là 5 điểm phần trăm. Ngược lại, ở các vùng khác, tỷ số giới tính khi sinh ở khu vực thành thị lại cao hơn ở khu vực nơng thơn. Điều này có thể quan sát thấy ở các tỉnh phía Nam, tỷ số giới tính khi sinh ở khu vực thành thị cao hơn khoảng 4 điểm phần trăm so với khu vực nông thôn, và tương tự Tây Nguyên, nơi mà lựa chọn giới tính trước sinh cịn hiếm. Những phát hiện này cho thấy tính chất phức tạp về xã hội của hiện tượng này. Một mặt, lựa chọn giới tính trước sinh đang diễn ra trong nhiều gia đình nơng thơn ở miền Bắc Việt Nam, nơi có văn hóa mang nặng tính gia phong rõ nét hơn các khu vực khác. Trong khi mức sinh giảm làm tăng nguy cơ khơng có con trai, thì nhu cầu có con trai có lẽ mạnh mẽ nhất trong các hộ gia đình nơng nghiệp của

vùng Đồng bằng sơng Hồng. Nhưng ở các vùng cịn lại của cả nước, nhu cầu có con trai lại tỏ ra mạnh mẽ hơn ở các khu vực đô thị. Các dịch vụ y tế tốt hơn tại các khu đô thị và mức sinh thấp hơn đã có tác động đến hiện tượng này. Thực hành lựa chọn giới tính trước sinh đã diễn ra theo những cơ chế khác nhau giữa miền Bắc và các vùng còn lại của Việt Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CƠ CẤU DÂN SỐ THEO GIỚI TÍNH Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 – 2010, TÁC ĐỘNG CỦA CHÊNH LỆCH GIỚI TÍNH ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỊA LÝ (Trang 32 - 38)