Vấn đề việc làm

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CƠ CẤU DÂN SỐ THEO GIỚI TÍNH Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 – 2010, TÁC ĐỘNG CỦA CHÊNH LỆCH GIỚI TÍNH ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỊA LÝ (Trang 44)

6. Bố cục đề tài

2.4.4.Vấn đề việc làm

2.4. Tác động của chênh lệch giới tính đến sự phát triển kinh tế xã hội

2.4.4.Vấn đề việc làm

Tình trạng gia tăng dân số quá nhanh do nhu cầu phải đẻ cho được con trai dẫn tới sự chênh lệch lớn về phân bố dân cư giữa các vùng, khiến có nơi thiếu lao động, có nơi lại thừa lao động. Điều này dẫn đến sự di dân ngày càng nhiều về các tỉnh, thành phố lớn.

Hiện nay, trong các khu công nghiệp, các vùng chuyên canh cây công nghiệp, các vùng trọng điểm sản xuất lương thực thực phẩm tỉ lệ lao động nữ lớn hơn nam ở tất cả các độ tuổi. Đặc biệt ở các ngành như biến thực phẩm, giấy bao bì, điện tử, sản xuất nhựa gia dụng, sợi, dệt, may, thêu, đan, vật liệu xây dựng, chế biến lương thực, gốm sứ, sản xuất dụng cụ thể dục thể thao cao cấp, chế biến gỗ, mộc mỹ nghệ, dịch vụ gia đình, du lịch, ăn uống, giải trí, thẩm mỹ,… tỉ trọng lao động nữ là rất cao trên 55%.

Mất cân bằng giới tính trong tương lai cũng sẽ ảnh hưởng tới tình trạng thừa lao động nam, làm tăng sự cạnh tranh trên thị trường lao động và bản thân nam giới sẽ khó kiếm việc làm. Khơng những thế, phụ nữ sẽ càng khó tìm việc hơn hiện nay. Trong một số ngành công nghiệp như chế biến thực phẩm, giấy bao bì, điện tử, sản xuất nhựa gia dụng, sợi, dệt, may, thêu, đan, vật liệu xây dựng, chế biến lương thực, gốm sứ, sản xuất dụng cụ thể dục thể thao cao cấp, chế biến gỗ, mộc mỹ nghệ, dịch vụ gia đình, du lịch, ăn uống, giải trí, thẩm mỹ,… phụ nữ sẽ bị thay thế bởi nam giới.

Sự chênh lệch giới tính nghiêng về phía nam giới đã làm cho một số ngành nghề vốn là đặc thù của nữ giới sẽ phải rơi vào tình trạng thiếu hụt lao động như: điều dưỡng, y tá, hộ lý, giữ trẻ, nuôi dạy trẻ, giúp việc nhà, thợ dệt …, trong khi nam giới chưa sẵn sàng để làm những công việc này.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CƠ CẤU DÂN SỐ THEO GIỚI TÍNH Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 – 2010, TÁC ĐỘNG CỦA CHÊNH LỆCH GIỚI TÍNH ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỊA LÝ (Trang 44)