6. Bố cục đề tài
2.3. Nguyên nhân mất cân bằng giới tính
2.3.1. Nguyên nhân cơ bản
Ở Việt Nam và với một số nước châu Á, tư tưởng Nho giáo truyền thống, nối dõi tông đường,… đã làm cho tâm lý ưa thích con trai trở lên mãnh liệt. Người chồng thường là chủ hộ trong gia đình, có quyền quyết định những việc lớn. Quan niệm có con trai mới được xem là đã có con - “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vơ”, khơng có con trai là tuyệt tự. Con thường mang họ của bố. Khi cha mẹ chết, con trai được đứng trước, con gái đứng sau, chỉ có cháu trai mới được bê bát hương ông, bà; con trai mới mới được vào nơi thờ tự, đóng góp giỗ tổ tiên,… Tất cả những điều đó đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi cá nhân, các cặp vợ chồng, gia đình và dịng họ.
2.3.2. Nguyên nhân trực tiếp
Lạm dụng những tiến bộ khoa học công nghệ để thực hiện lựa chọn giới tính trước sinh như: Áp dụng ngay từ trước lúc có thai (chế độ ăn uống, chọn ngày phóng nỗn,…); trong lúc thụ thai (chọn thời điểm phóng nỗn, chọn phương pháp thụ tinh, lọc rửa tinh trùng để chọn tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y,…); hoặc khi đã có thai (sử dụng siêu âm, bắt mạch, chọc hút dịch ối,…) để chẩn đốn giới tính, nếu là thai trai thì để lại, nếu là thai gái thì bỏ đi...
Do các cặp vợ chồng thực hiện lựa chọn giới tính trước và trong khi mang thai nhờ sự tiến bộ của công nghệ. Việc xác định rõ giới tính khi mang thai cũng khiến các cặp vợ chồng có khả năng thực hiện mọi cách thức khác nhau để được đứa con với giới tính như mình mong muốn. Thêm vào đó đời sống của người dân ngày càng cao, nhiều gia đình khơng ngại sinh con thứ ba, thậm chí cịn chấp nhận chịu phạt để có được “thằng cu”.
Trong xã hội hoa học, kỹ thuật phát triển hiện nay, khát vọng có con trai nối dõi lại có điều kiện thuận lợi để trở thành hiện thực. Những thành tựu đạt được trong y học hiện đại nhằm phục vụ việc chăm sóc sức khoẻ, vơ hình trung, lại trở thành cơng cụ đắc lực trong xác định giới tính thai nhi, giúp nhiều cặp vợ chồng điều chỉnh hành vi sinh sản của mình nhằm thực hiện ý định có con như ý muốn. Hỗ trợ thêm cho nhu cầu muốn con trai cịn có các dịch vụ tư vấn “chui”,
hoạt động ngồi vịng kiểm sốt của pháp luật, phổ biến các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản với giá rẻ... .Và quan trọng nhất là việc phổ biến các kỹ thuật này với giá rẻ.
Đối với Việt Nam, mất cân bằng giới tính khi sinh do nhóm ngun nhân phong tục tập quán, tâm lý, quan niệm xã hội, áp lực có ít con... là tất nhiên. Tuy nhiên, về nhóm nguyên nhân do can thiệp của khoa học kỹ thuật có lẽ khơng thể thiếu được nhưng chưa được chứng minh cụ thể rõ ràng. Bởi lẽ, can thiệp của khoa học kỹ thuật trước khi thụ thai là các yếu tố về chế độ ăn uống, tính tốn ngày giờ rụng trứng cho thụ tinh sinh con trai... còn khá mơ hồ; can thiệp của khoa học kỹ thuật khi thụ thai chủ yếu bằng phương pháp lọc rửa tinh trùng loại bỏ nhiễm sắc thể X (quy định giới tính nữ) để giữ phần nhiễm sắc thể Y (quy định giới tính nam) thì Việt Nam chưa thực hiện (và cũng bị cấm).
Việc nạo, phá thai tại Việt Nam thường thực hiện khi mang thai dưới 12 tuần tuổi (lúc này chưa biết được giới tính) nên cũng khơng thể do phá thai gây ra mất cân bằng giới tính khi sinh. Ở nước ta cũng chưa có bằng chứng cho thấy cha mẹ giết con gái để bảo đảm việc sinh con trai. Cho nên, mặc dù biết rằng có sự can thiệp của khoa học kỹ thuật vào trong việc lựa chọn giới tính khi sinh, nhưng tại Việt Nam thì chưa biết rõ được áp dụng lúc nào, tại đâu. Đó cũng là thách thức cho việc tìm ra giải pháp tác động phù hợp nhất trong việc ngăn chặn mất cân bằng giới tính khi sinh trong thời gian tới.
2.3.3. Nguyên nhân phụ trợ
- Do áp lực giảm sinh, mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh 1 - 2 con, nhưng các cặp vợ chồng lại mong muốn trong số đó phải có con trai vì vậy họ đã sử dụng các dịch vụ lựa chọn giới tính trước sinh như một cứu cánh để đáp ứng được cả 2 mục tiêu.
- Do nhu cầu phát triển kinh tế gia đình: ở một số vùng kinh tế xã hội, nhiều công việc nặng nhọc, đặc biệt là công việc trong các ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp, khai thác khoáng sản, đi biển đánh bắt xa bờ,... đòi hỏi sức lao động cơ bắp của con trai; con trai là trụ cột về kinh tế cho cả gia đình.
- Do chế độ an sinh xã hội chưa đảm bảo, hiện nay 70% dân số nước ta còn sống ở nơng thơn, hầu hết khơng có lương hưu khi về già, họ cần sự chăm sóc, phụng dưỡng của con cái mà theo quan niệm của xã hội hiện nay, trách nhiệm đó chủ yếu thuộc về con trai, vì thế họ sẽ cảm thấy lo lắng và rất không an tâm trong tương lai khi chưa có con trai.