Yếu tố gây đói nghèo

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CƠ CẤU DÂN SỐ THEO GIỚI TÍNH Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 – 2010, TÁC ĐỘNG CỦA CHÊNH LỆCH GIỚI TÍNH ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỊA LÝ (Trang 42)

6. Bố cục đề tài

2.4. Tác động của chênh lệch giới tính đến sự phát triển kinh tế xã hội

2.4.2. Yếu tố gây đói nghèo

Để so sánh trình độ phát trển kinh tế giữa các nước, người ta dùng chỉ số GDP/người, dưới dạng một phân số mà tử số là của cải làm ra mà mẫu số là số người hưởng thụ. Nếu mẫu số càng tăng thì tỉ lệ càng giảm. Vì vậy đơng con là một yếu tố gây đói nghèo. Thu nhập bình qn trên đầu người của nước ta hiện chỉ hơn 1000 USD/người/năm, thấp hơn nhiều so với các nước phát triển. Chỉ số xếp hạng chất lượng dân số của nước ta gần như không cải thiện, vẫn ở khoảng giữa thứ hạng 115 – 128. Những yếu tố trên cho thấy tình hình dân số nước ta còn khoảng cách quá xa so với u cầu.

Theo tính tốn của Liên hiệp quốc, nếu đầu tư cho cơng tác kế hoạch hóa gia đình 1 USD sẽ tiết kiệm được 31 USD cho các vấn đề xã hội cơ bản. Tại Việt Nam, theo tính tốn của Future Group (Mỹ), tỷ lệ chi phí/lợi ích là 1/76, tức 1 đồng chi cho cơng tác kế hoạch hóa gia đình sẽ giảm được 76 đồng chi cho các vấn đề y tế, giáo dục.

Tuy nhiên ở nhiều vùng nông thơn, nhà nơng đã khó khăn nay nhiều gia đình lại càng khó khăn hơn vì đơng con. Bắt nguồn từ nhu cầu sinh con trai nhiều gia đình đã có hai con gái hiện tiếp tục sinh con thứ 3, thứ 4 để cố cho được người con trai. Điều đó trở thành gánh nặng của hệ thống y tế và làm cho công tác dân số nặng nề hơn. Các gia đình thuần nơng kinh tế gia đình đã vốn khó khăn nay lại chịu gánh nặng lớn hơn do con cái đơng phải tốn nhiều chi phí cho chăm sóc sức khỏe, giáo dục con cái. Việc đơng con cịn làm cho quy mơ dân số ngày càng lớn gây tác đến việc tích lũy kinh tế của quốc gia, các vấn đề an sinh xã hội, chất lượng cuộc sống khơng được đảm bảo…

2.4.3. Hơn nhân và gia đình

Theo tự nhiên, tỉ số giới tính khi sinh sẽ nằm trong khoảng 103-106 trẻ trai/100 trẻ gái, tuy nhiên, trong nhiều năm trở lại đây, tỉ số này ở Việt Nam luôn ở mức cao đáng báo động. Bắt đầu từ năm 1999, dân số Việt Nam có dấu hiệu bất thường với tỉ số giới tính khi sinh là 107 trẻ trai/100 trẻ gái. Đặc biệt, từ năm 2006 đến nay, tỉ số này ln ở mức 110-112/100. Thậm chí, nhiều tỉnh/thành có mức chênh lệch giới tính khi sinh rất cao: Hưng yên (130,7/100), Hải Dương (120/100), Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội… Cá biệt tại một số huyện của các tỉnh này, mức chêch lệch giới tính khi sinh cịn vượt q 130 trẻ trai/100 trẻ gái như huyện Lục Nam (Bắc Giang) là 135/100 và huyện Yên Thế là 131/100.

Dựa trên phân tích những số liệu từ cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, nghiên cứu của UNFPA đã cho thấy, ảnh hưởng nhân khẩu học của tỉ số giới tính khi sinh trong tương lai với những “kịch bản” khác nhau có thể xảy

ra: Trong trường hợp “không can thiệp”, tỉ số giới tính khi sinh tồn quốc sẽ lên đến 115 vào năm 2015. Trong tình huống giả định có các chương trình và chính sách can thiệp mạnh mẽ để giải quyết sự mất cân bằng tỉ số giới tính khi sinh, làm sao lùi thời điểm tỉ số giới tính khi sinh là 115 từ năm 2015 đến tận năm 2020, sau đó quay lại tỉ số cân bằng sinh học vào năm 2030…

Tuy nhiên, theo TS Christophe Guilmoto, tác giả của cơng trình nghiên cứu, dù “kịch bản” nào xảy ra, cho đến năm 2050, đối tượng bị tác động nhiều nhất vẫn là thanh niên. Họ sẽ chịu tác động về cơ cấu xã hội và những thay đổi về chuẩn mực văn hóa cũng như lề lối xã hội, đặc biệt là cơ hội tìm bạn đời của nam giới sẽ bị ảnh hưởng. Điều này dẫn đến phụ nữ sẽ kết hôn sớm, ảnh hưởng đến học hành.

Tâm lý muốn có con trai để nối dõi tơng đường và thờ cúng tổ tiên, với sự hỗ trợ của khoa học kỹ thuật, trang thiết bị y tế hiện đại và việc kiểm tra còn lỏng lẻo khiến việc lựa chọn giới tính cịn đang tiếp tục diễn ra ở nhiều nơi. Vì lợi nhuận, một số cơ sở y tế, nhất là các phòng khám tư nhân vẫn bất chấp quy định pháp luật chẩn đốn giới tính thai nhi lén lút.

Nếu cứ tiếp tục duy trì tỷ lệ chênh lệch giới tính như hiện nay, sau 20 - 30 năm nữa, mức dư thừa nam giới trưởng thành sẽ tăng lên khoảng bốn triệu người, điều này có nghĩa là chừng ấy thanh niên Việt Nam có khả năng ế vợ. Nếu khơng có những giải pháp hiệu quả, thực trạng mất cân bằng giới tính sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn. Việc lựa chọn giới tính khi sinh là một hành vi mang lợi ích cá nhân nhưng chính điều này lại gây tác động tiêu cực đến xã hội với nhiều hậu quả khó lường.

Từ đó, một bộ phận nam giới có thể sẽ phải kết hơn muộn hoặc khơng có khả năng kết hôn, hoặc phải "nhập khẩu cô dâu" hay đi ra nước ngồi kết hơn; nhiều phụ nữ có thể phải kết hơn sớm hơn, tỷ lệ ly hôn và tái hôn ở phụ nữ cao; trẻ em gái có nguy cơ bị bắt cóc, bn bán và lạm dụng tình dục... Những người chịu tác động nhiều nhất là nam giới nghèo khơng có khả năng tìm vợ và phụ nữ nghèo có nguy cơ bị bn bán, đôi khi được "mua" để làm vợ chung cho nhiều người trong cùng một gia đình như đã từng xảy ra. Theo một dự báo, nếu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh khơng được ngăn chặn kịp thời thì khoảng 20 - 30 năm sau, một bộ phận khá lớn nam thanh niên Việt Nam phải cưới vợ tận Châu Phi, chứ trong nước, thậm chí Lào, Campuchia thì đã bị các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản giành mất cơ dâu.

2.4.4. Vấn đề việc làm

Tình trạng gia tăng dân số quá nhanh do nhu cầu phải đẻ cho được con trai dẫn tới sự chênh lệch lớn về phân bố dân cư giữa các vùng, khiến có nơi thiếu lao động, có nơi lại thừa lao động. Điều này dẫn đến sự di dân ngày càng nhiều về các tỉnh, thành phố lớn.

Hiện nay, trong các khu công nghiệp, các vùng chuyên canh cây công nghiệp, các vùng trọng điểm sản xuất lương thực thực phẩm tỉ lệ lao động nữ lớn hơn nam ở tất cả các độ tuổi. Đặc biệt ở các ngành như biến thực phẩm, giấy bao bì, điện tử, sản xuất nhựa gia dụng, sợi, dệt, may, thêu, đan, vật liệu xây dựng, chế biến lương thực, gốm sứ, sản xuất dụng cụ thể dục thể thao cao cấp, chế biến gỗ, mộc mỹ nghệ, dịch vụ gia đình, du lịch, ăn uống, giải trí, thẩm mỹ,… tỉ trọng lao động nữ là rất cao trên 55%.

Mất cân bằng giới tính trong tương lai cũng sẽ ảnh hưởng tới tình trạng thừa lao động nam, làm tăng sự cạnh tranh trên thị trường lao động và bản thân nam giới sẽ khó kiếm việc làm. Khơng những thế, phụ nữ sẽ càng khó tìm việc hơn hiện nay. Trong một số ngành công nghiệp như chế biến thực phẩm, giấy bao bì, điện tử, sản xuất nhựa gia dụng, sợi, dệt, may, thêu, đan, vật liệu xây dựng, chế biến lương thực, gốm sứ, sản xuất dụng cụ thể dục thể thao cao cấp, chế biến gỗ, mộc mỹ nghệ, dịch vụ gia đình, du lịch, ăn uống, giải trí, thẩm mỹ,… phụ nữ sẽ bị thay thế bởi nam giới.

Sự chênh lệch giới tính nghiêng về phía nam giới đã làm cho một số ngành nghề vốn là đặc thù của nữ giới sẽ phải rơi vào tình trạng thiếu hụt lao động như: điều dưỡng, y tá, hộ lý, giữ trẻ, nuôi dạy trẻ, giúp việc nhà, thợ dệt …, trong khi nam giới chưa sẵn sàng để làm những công việc này.

2.4.5. Gia tăng các tệ nạn xã hội

Thiếu phụ nữ sẽ làm gia tăng áp lực buộc các trẻ em gái phải kết hơn sớm hơn và có thể bỏ học để lập gia đình. Tình trạng này cịn có thể kéo theo sự gia tăng về nhu cầu mại dâm, gia tăng tình trạng bn bán phụ nữ và trẻ em gái, hôn nhân vụ lợi và tội phạm tình dục…

Tình trạng “nam thừa nữ thiếu” sẽ khiến nam giới vì khơng lấy được vợ mới tìm cách đi “giải quyết sinh lý”, có cầu thì sẽ có cung và chính điều này sẽ làm gia tăng nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em gái cũng như hoạt động mại dâm.

Đàn ông không lấy được vợ sẽ bị ức chế về mặt tâm sinh lý, điều này có thể làm cho nam giới trở nên hung hăng hơn do dư thừa lượng nội tiết tố nam trong cơ thể, đưa đến những hành vi vi phạm pháp luật và đạo đức, làm rối loạn

trật tự, an toàn xã hội như: hiếp dâm, trộm cướp, sử dụng chất kích thích và chất gây nghiện.

Theo một số chuyên gia, việc thừa nam, thiếu nữ, sẽ khiến cho tệ nạn xã hội như mại dâm, hiếp dâm có khả năng bùng phát mạnh do nhu cầu của con người tăng cao. Hiện nay, tệ nạn mại dâm đang có xu hướng tăng cao và ngày càng trẻ hóa. Hoạt động được diễn ra dưới nhiều hình thức tinh vi và phức tạp hơn. Nếu như các cơ quan chức năng khơng có những biện pháp hữu hiệu thì sẽ khó kiểm soát và quản lý được tệ nạn này trong tương lai.

Có lẽ, vấn đề mại dâm sẽ vẫn còn tiếp tục là chủ đề gây tranh cãi trong thời gian tới, khi mà có rất nhiều ý kiến trái chiều liên quan đến việc có nên coi nó là một nghề hay không? Cho dù, mại dâm đi ngược lại với thuần phong mỹ tục của người Á Đơng nhưng nó lại không đi ngược lại với nhu cầu sinh lý của con người. Do đó, các nhà chun mơn cũng như các cơ quan chức năng nên phối hợp với nhau để có những phương hướng và biện pháp quản lý loại hình này, tránh để nó là mầm mống gây ra những bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, đặc biệt là khi tỷ lệ dư thừa nam giới có xu hướng tăng cao trong những năm sắp tới.

Tiểu kết chương 2:

Cơ cấu dân số theo giới tính là sự phân chia tổng số dân của một vùng thành hai nhóm nam và nữ. Để đo lường cơ cấu dân số theo giới tính, người ta dùng các thước đo: tỉ số giới tính và tỉ lệ giới tính.

Cơ cấu dân số theo giới tính ở Việt Nam đang có sự chênh lệnh khác nhau theo nhóm tuổi và theo từng vùng. Tỉ số giới tính theo nhóm tuổi có sự khác biệt giữa nhóm tuổi từ 0 – 14 và nhóm tuổi trên 50. Đó là nhóm tuổi từ 0 – 14 có tỉ số Nam nhiều hơn nữ, ngược lại nhóm tuổi trên 50 có sự chênh lệch nữ nhiều hơn Nam. Tỉ số giới tính theo vùng, đặc biệt là tỉ số giới tính khi sinh có sự chênh lệch giới tính ngày càng cao năm 2003 tỉ số giới tính khi sinh là 104 thì đến năm 2009 là 110,5 (mỗi năm tăng tới 1 điểm phần trăm trong khi các nước khác chỉ tăng từ 0,4 – 0,5 điểm phần trăm). Chênh lệch giới tính khi sinh cao nhất ở Đồng bằng sông Hồng thấp nhất ở Tây Nguyên.

Chênh lệch giới tính ngày càng tăng do nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân trực tiếp là lạm dụng những tiến bộ khoa học công nghệ để thực hiện lựa chọn giới tính trước sinh. Nguyên nhân cơ bản là tư tưởng Nho giáo truyền thống, nối dõi tông đường,… đã làm cho tâm lý ưa thích con trai trở lên mãnh liệt.

Đằng sau tình trạng chênh lệch giới tính là một loạt các tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đó là làm cho cơ cấu dân số có sự đảo lộn trong tương lai; Vấn đề giải việc làm cho nữ giới ngày càng khó khăn; Gia tăng các tệ nạn xã hội…

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM TÌNH TRẠNG CHÊNH LỆCH GIỚI TÍNH ĐẾN NĂM 2030

3.1. Cơ sở khoa học

Nhằm giảm tình trạng chênh lệch giới tính ở Việt Nam cần phải có các giải pháp kịp thời trước mắt và lâu dài. Để đưa ra những giải pháp cần dựa trên những cơ sở khoa học sau:

- Việt Nam có can thiệp để làm giảm tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh được hay khơng? Câu trả lời là “có” và chúng ta phải quyết tâm làm. Chính vì thế trong Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020 (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2351/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2010) và dự thảo Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 đã lựa chọn phương án tích cực như đã nêu trên “Tỷ số giới tính khi sinh khơng vượt quá 113 trẻ sơ sinh trai/100 trẻ sơ sinh gái vào năm 2015 và 115/100 vào năm 2020”.

- Chúng ta có thể giảm TSGTKS ngay từ hôm nay được hay không? Câu trả lời là “rất khó khả thi”. Tại sao lại như vậy ?

Trong số các nước có TSGTKS tăng cao, mới chỉ có Hàn Quốc thành cơng trong việc giảm TSGTKS nhưng cũng phải mất gần 20 năm tiến hành các giải pháp can thiệp mạnh, tác động đến nhận thức của tồn xã hội cùng với việc bãi bỏ hẳn chính sách giảm sinh, chuyển sang giai đoạn khuyến khích sinh con.

Trung Quốc đã thi hành những biện pháp rất quyết liệt như: tuyên truyền giáo dục đến mọi người dân về những hệ lụy của mất cân bằng GTKS; ban hành những chính sách ưu tiên cho nữ giới (miễn học phí cho trẻ em gái, có chế độ hỗ trợ cho những cặp vợ chồng về già mà chỉ có con gái, tăng tiêu chuẩn nhà cho những gia đình chỉ có con gái, chuyển đổi ngành nghề ở các địa phương để phụ nữ có thể tham gia làm kinh tế tốt,…); xử lý rất nghiêm các hình thức lựa chọn giới tính thai nhi (phạt tiền, tịch thu trang thiết bị, cấm hành nghề nếu siêu âm chẩn đốn giới tính thai nhi; muốn phá thai phải có xác nhận của cơ quan y tế vì lý do sức khỏe của mẹ hay của thai nhi hoặc phải có xác nhận của cơ quan dân số vì lý do kế hoạch hố gia đình),… nhưng TSGTKS vẫn cứ tiếp tục tăng cao, đến năm 2010, đã lên tới 122,8.

Do vậy, để làm giảm TSGTKS cần phải có thời gian và đó phải là một quá trình phấn đấu bền bỉ lâu dài.

- Để làm giảm tình trạng mất cân bằng GTKS, chúng ta phải tiến hành đồng bộ các giải pháp để xử lý cho được 3 nhóm nguyên nhân đã nêu ở trên.

3.2. Một số giải pháp khắc phục

Muốn giải quyết tận gốc vấn đề mất cân bằng giới tính và loại bỏ những hệ lụy khơng đáng có của nó, cần có các giải pháp quyết liệt, đồng bộ tháo gỡ những nguyên nhân từ sâu xa đến trực tiếp của tình trạng này.

Đây là một vấn đề liên quan đến văn hóa, phong tục, tập qn của người dân đã có từ hàng nghìn năm nên khơng thể nóng vội mà phải làm từng bước, huy động cả hệ thống chính trị tham gia và thực hiện đồng bộ các giải pháp. Các giải pháp này phải được xây dựng từ những thực tiễn đặc thù của Việt Nam và được đúc kết từ bài học kinh nghiệm các nước.

3.2.1. Giải pháp chung

3.2.1.1. Nhóm giải pháp cơ bản

Để giải quyết nhóm nguyên nhân thứ nhất cần phải có sự cam kết chính trị mạnh mẽ (tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và chính quyền các cấp); cần có sự chung tay, góp sức của nhiều ngành, nhiều cấp và hơn nữa cần phải có một cơ quan chuyên trách đủ mạnh để điều phối các hoạt động.

Đứng trước thực trạng gia tăng sự mất cân bằng GTKS, năm 2009 Bộ Y tế

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CƠ CẤU DÂN SỐ THEO GIỚI TÍNH Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 – 2010, TÁC ĐỘNG CỦA CHÊNH LỆCH GIỚI TÍNH ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỊA LÝ (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)