1.4. Đổi mới giáo dục và yêu cầu đặt ra đối với giáo viên trung học phổ
1.4.2. Yêu cầu đặt ra của đổi mới giáo dục đối với giáo viên trung học
và quản lý đội ngũ giáo viên trung học phổ thông
Trước yêu cầu và nội dung đổi mới giáo dục phổ thông nêu trên, dẫn đến yêu cầu quản lý đội ngũ giáo viên THPT để đáp ứng các yêu cầu đổi mới đó. Trong điều kiện kinh tế - xã hội ln có sự thay đổi hiện nay thì các tiêu chuẩn về viên chức, đội ngũ giáo viên phải được điều chỉnh, bổ sung để phù hợp với từng giai đoạn phát triển của giáo dục. Vì vậy, quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT là việc làm
thường xuyên theo yêu cầu của sự phát triển xã hội và yêu cầu của đổi mới giáo dục, đổi mới quản lý giáo dục.
Quá trình quản lý đội ngũ GV là quá trình tác động đến con người, nhằm động viên, khích lệ và tạo ra sức mạnh đồn kết, thống nhất, hoạt động vì mục tiêu đã đề ra. Từ vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn, và tiêu chuẩn của người giáo viên THPT trong yêu cầu đổi mới giáo dục, tôi thấy quản lý đội ngũ giáo viên THPT đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục theo hướng sau đây:
Thứ nhất, phải xây dựng được đội ngũ giáo viên trung học phổ thông đủ về
số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn về chất lượng.
Thứ hai, đội ngũ giáo viên trung học phổ thơng phải có phẩm chất chính trị
và đạo đức nghề nghiệp tốt; thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ công dân; tâm huyết, trách nhiệm cao trong cơng việc; có trình độ chun mơn tốt, nghiệp vụ vững vàng để đủ khả năng cơng tác và hỗ trợ đồng nghiệp; có sức khoẻ; có uy tín; có năng lực sư phạm, là tấm gương sáng để học sinh noi theo.
Thứ ba, đội ngũ giáo viên phải được đào tạo, bồi dưỡng để có kiến thức lý
luận chính trị, chun mơn nghiệp vụ; nắm vững hệ thống pháp luật nhất là lĩnh vực giáo dục để thực hiện.
Thứ tư, đội ngũ giáo viên phải thường xuyên rèn luyện để nâng cao năng lực
nghề nghiệp:
- Năng lực tìm hiểu học sinh và môi trường giáo dục để dạy học và giáo dục phù hợp như: Sử dụng các phương pháp thu thập, xử lý thơng tin trong việc tìm hiểu cá nhân HS (về thể chất, tâm lý, đạo đức, quan hệ xã hội, khả năng học tập...), phân loại và lập hồ sơ HS; tìm hiểu mơi trường gia đình học sinh, tình hình kinh tế - văn hoá – xã hội của địa phương và biết sử dụng kết quả tìm hiểu mơi trường gia đình, địa phương vào quá trình giáo dục, dạy học.
- Năng lực giáo dục nhằm phát triển toàn diện nhân cách học sinh: Biết giáo dục qua giảng dạy môn học, gắn nội dung dạy học với thực tiễn cuộc sống; có phương pháp và kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp, giáo dục HS cá biệt; có phương pháp, kỹ năng đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của HS, đảm bảo khách quan, chính xác, cơng bằng và cơng khai, khuyến khích HS phấn đấu vươn lên; biết phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường
để giáo dục HS; xây dựng hồ sơ giáo dục một cách khoa học và sử dụng có hiệu quả vào quá trình giáo dục học sinh.
- Năng lực dạy học môn học trong chương trình giáo dục: Giáo viên phải nắm vững kiến thức, kỹ năng về môn học được phân công giảng dạy; biết lập kế hoạch dạy học; biết thực hiện kế hoạch bài học: vận dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học hợp lý theo hướng tích cực, chủ động, sáng tạo ở học sinh, thực hiện phân hoá và rèn luyện kỹ năng cho học sinh; sử dụng hiệu quả thiết bị dạy học, đặc biệt là công nghệ thông tin truyền thơng. Giáo viên phải có kiến thức, kỹ năng về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, đảm bảo chính xác, khách quan, cơng bằng và cơng khai, khích lệ học sinh vươn lên thành tích tốt hơn.
- Năng lực giao tiếp để thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học và giáo dục. Thể hiện qua năng lực trình bày, diễn đạt các ý tưởng một cách rõ ràng; biết phối hợp các phương tiện giao tiếp lời nói, cử chỉ điệu bộ một cách hợp lý; biết giao tiếp với học sinh, với cha mẹ học sinh, với đồng nghiệp và với cộng đồng: cởi mở, thân thiện, gây được niềm tin với đối tượng giao tiếp, biết lắng nghe, kiềm chế bản thân, biết thuyết phục người khác.
- Năng lực đánh giá trong giáo dục: Tổ chức đánh giá trong giáo dục (Xác định mục đích, mục tiêu, nội dung đánh giá, tiêu chí đánh giá, lựa chọn nội dung và phương pháp đánh giá, chọn mẫu...); có kỹ năng thiết kế các cơng cụ đánh giá kết quả giáo dục thể hiện ở mức độ đạt được các năng lực cần hình thành và phát triển ở học sinh.
- Năng lực hoạt động xã hội, khả năng hợp tác với người khác để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Năng lực phát triển nghề nghiệp. Biết xây dựng kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng cho từng giai đoạn và có phương pháp, kỹ năng tự học; phát hiện được vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục và thiết kế đề tài nghiên cứu giải pháp giải quyết.
1.5. Quản lý đội ngũ giáo viên trung học phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay