Thực trạng về giáo dục trung học huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ giáo viên trung học phổ thông trên địa bàn huyện vũ thư tỉnh thái bình trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 44 - 47)

2.1.2 .Nội dung của khảo sát thực trạng

2.2. Thực trạng về giáo dục trung học huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình

2.2.1. Quy mô phát triển

Giáo dục và đào tạo của tỉnh Thái Bình nói chung, giáo dục phổ thơng huyện Vũ Thư nói riêng trong những năm qua ln nhận được được sự quan tâm chỉ đạo, đầu tư của UBND tỉnh Thái Bình, Sở GD&ĐT Thái Bình, Huyện uỷ - UBND huyện Vũ Thư, sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể, sự ủng hộ của nhân dân 30 xã và thị trấn. Giáo dục và đào tạo cấp THPT huyện Vũ Thư tiếp tục ổn định và phát triển, mạng lưới trường trung học phổ thơng được duy trì và ổn định, đáp ứng nhu cầu học tập của mọi người dân dân trên địa bàn; Tỷ lệ tuyển mới lớp 10 đạt 98,5% học sinh tốt nghiệp THCS.

Hiện nay trên địa bàn huyện Vũ Thư có 04 trường THPT công lập. Gồm các trường Nguyễn Trãi, Vũ Tiên, Lý Bôn, Phạm Quang Thẩm. Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia được các nhà trường quan tâm đẩy mạnh, gắn việc xây dựng trường chuẩn quốc gia với việc xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Năm 2014 đã có 3/4 trường THPT huyện Vũ Thư đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 75%. Triển khai xây dựng thư viện chuẩn quốc gia, 2/4 trường được công nhận thư viện đạt chuẩn quốc gia, đạt 50%, góp phần nâng cao văn hoá đọc và tự học cho giáo viên và học sinh. Cơ sở vật chất của các nhà trường đảm bảo các tiêu chí của trường đạt chuẩn quốc gia đảm bảo cho việc dạy học 2 buổi/ngày và các hoạt động ngoài giờ lên lớp của giáo viên và học sinh.

Chất lượng giáo dục ở các trường được nâng lên rõ rệt: 100% các trường học đủ các môn học; chất lượng giáo dục mũi nhọn tăng, kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp ổn định và có chiều hướng tích cực trong nhiều năm. Tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt trên 99,0%.

Giáo dục đạo đức HS luôn được các nhà trường chú trọng và đầu tư nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện. Việc thực hiện nền nếp chun mơn và đổi mới PPDH được duy trì đều đặn, có chất lượng. Cơ bản bố trí đủ GV ở các mơn học. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn 100%. Tài chính cho giáo dục được ưu tiên bố trí; tỷ lệ chi cho con người đạt 90,0%; việc quản lý thu, chi thực hiện đúng quy định của Nhà nước.

Các tổ chức Cơng đồn, Đồn thanh niên đã tích cực, chủ động trong việc phối hợp với chính quyền phát động phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt”; động viên, giúp đỡ cán bộ giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.

Trong những năm qua các nhà trường tổ chức thực hiện gắn kết chặt chẽ các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Mỗi thầy giáo, cơ giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo” cùng với việc đẩy mạnh phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Nhà giáo mẫu mực, học sinh chăm ngoan”… Vì vậy phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, ý thức trách nhiệm nghề nghiệp và năng lực công tác của đội ngũ từng bước được nâng cao.

Công tác quản lý và thanh tra giáo dục có nhiều tiến bộ. Ngành GD&ĐT tham mưu tích cực cho cấp uỷ Đảng, chính quyền trong việc quản lý, chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo tại địa phương. Chế độ thông tin, báo cáo kịp thời, đầy đủ.

Về đội ngũ, toàn khối trường THPT trên địa bàn huyện Vũ Thư có 311 cán bộ giáo viên, nhân viên được cơ cấu đầy đủ theo cấp học. Trong đó, tỷ lệ cơ cấu: cán bộ quản lý 3,9% (12 đồng chí), nhân viên 6,7% (21 đồng chí), giáo viên 89,4% (278 đồng chí); 100% cán bộ giáo viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn; trong đó cán bộ quản lý có trình độ trên chuẩn là 33,3%, giáo viên trung học phổ thông 10,1%. Tỷ lệ cán bộ giáo viên là đảng viên: 36,7%, trong đó: cán bộ quản lý 100%, giáo viên 35,3%, nhân viên 33,3%. Đánh giá xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề

nghiệp giáo viên THPT kết quả có 278 giáo viên được đánh giá xếp loại, trong đó xuất sắc có 114 đồng chí, loại khá có 150 đồng chí, loại trung bình có 14 đồng chí.

Hiện nay, đội ngũ giáo viên trung học phổ thông trên địa bàn huyện Vũ Thư – tỉnh Thái Bình có trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn chiếm tỷ lệ cao song năng lực thực tiễn của một bộ phận chưa đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ chuyên môn và giáo dục. Cơ sở vật chất của các nhà trường đáp ứng yêu cầu giảng dạy và giáo dục song khâu bảo quản và sử dụng thiết bị dạy học, ứng dụng nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trang thiết bị còn hạn chế.

2.2.2. Chất lượng giáo dục bậc trung học phổ thông

Giáo dục trung học phổ thông trên địa bàn huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực, thể hiện ở chất lượng hai mặt giáo dục: hạnh kiểm và học lực, tỷ lệ HS có hạnh kiểm tốt; học lực khá, giỏi cao. Tổng số học sinh THPT năm học 2013 – 2014 là 6369, trong đó học sinh nữ là 3385 chiếm tỷ lệ 53,1%. Có 6369 học sinh được xếp loại, đánh giá.

Cụ thể như sau:

Bảng 2.1. Chất lượng giáo dục đạo đức năm học 2013 – 2014

Tổng số HS được đánh giá, xếp loại Xếp loại hạnh kiểm Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 6369 4110 64,5 1954 30,7 239 3,8 66 1,0

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2013 – 2014 của các trường THPT)

Công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, pháp luật cho học sinh đã được coi là nhiệm vụ trọng tâm của các nhà trường THPT, gắn với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã được các trường học triển khai tích cực có hiệu quả. Qn triệt sâu sắc tinh thần cuộc vận động “Hai không” và phong tào thi đua “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” Sở GD&ĐT, các trường THPT đã tập trung chỉ đạo nâng cao kỷ cương nền nếp ở các nhà trường. Giáo dục thái độ, hành vi nhân cách cho học sinh tạo điều kiện để học sinh tự tin trong rèn luyện và học tập. Nhìn chung học sinh các trường THPT trên địa bàn Huyện có nhận thức, thái độ, hành vi, đạo đức tốt đạt yêu cầu khá về lĩnh hội kiến thức và kỹ năng môn học.

Bảng 2.2. Chất lượng giáo dục văn hoá năm học 2013 – 2014

Tổng số HS được đánh giá, xếp loại

Xếp loại văn hoá

Giỏi Khá Trung bình Yếu

SL % SL % SL % SL %

6369 1284 20,2 3250 51,0 1726 27,1 108 1,7

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2013 – 2014 của các trường THPT)

Chất lượng giáo dục toàn diện được các nhà trường chú trọng, các hoạt động giáo dục được thực hiện đầy đủ nghiêm túc. Tỷ lệ HS lên lớp thẳng là 6261 đạt 98,3%; số HS phải kiểm tra lại trong hè là 108, chiếm tỷ lệ 1,7%. Tỷ lệ HS đỗ tốt nghiệp THPT hàng năm đạt 99,0 – 100%.

Việc quản lý chất lượng, thực hiện đánh giá kết quả HS đúng theo quy định và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Thực hiện dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng; đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tự chủ của HS, lấy HS làm trung tâm; đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá; tăng cường dạy học theo dự án, dạy học chủ đề, tích hợp; đổi mới sinh hoạt tổ nhóm chun mơn; tăng cường hội thảo, tập huấn nâng cao nghiệp vụ. 100% các nhà trường đã tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng về đổi mới PPDH cho giáo viên. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu đã được triển khai ở tất cả các nhà trường; chất lượng học sinh giỏi cấp tỉnh được nâng lên; số học sinh thi đỗ vào Đại học - Cao đẳng ngày một cao. Môn học tự chọn được các nhà trường hết sức coi trọng. Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa thường xuyên được tổ chức có chất lượng.

Tổ chức nhiều hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục: tổ chức các hoạt động giáo dục, các hội thi hội diễn nhằm phát huy tối đa khả năng cá nhân, tăng cường hiểu biết; khuyến khích HS nghiên cứu khoa học kĩ thuật, vận dụng các kiến thức liên môn vào giải quyết các tình huống thực tiễn; trang bị cho HS kiến thức phổ thông, phương pháp tự học, tự nghiên cứu, học sáng tạo, cách thức làm việc theo nhóm và phương pháp học tập suốt đời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ giáo viên trung học phổ thông trên địa bàn huyện vũ thư tỉnh thái bình trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)