CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
2.1. Đặc điểm tắch cực
2.1.2. Hiền lành, vị tha, nhân hậu
Lão Goriot là một người hiền lành, chất phác, điều đó đã được thể hiện rõ qua ngơn ngữ và cử chỉ của lão Goriot đối với mọi người trong quán trọ và với cả hai cô con gái. Trong mắt mọi người thì : ỘƠng lão quả là người nhân hậu,
chất phác chưa bao giờ ông ấy làm hại ai và coi thường ai cảỢ. Quả đúng như
lời nhận xét ấy, Ộtuy đã giàu có nhưng ơng chẳng làm hại ai nên cũng chẳng
có ai ghen ghét ơng làm gìỢ [18,118].
Bà chủ quán là một người thường hay soi mói và chế giễu. ỘKhi ông lão khách trọ hạ mức giá ăn ở xuống chắn trăm phơ-răng thì bà ta hỏi bằng một
giọng rất khó chịu là lão định biến nhà trọ của bà ta thành cái gì, lúc bà ta nhìn thấy một trong những cô gái kia ra khỏi phịng của ơng lãoỢ [18,39]. Nếu như
một người khác thi họ đã cảm thấy bị xúc phạm và trở lên cáu gắt rồi. Nhưng lão Goriot vốn là người hiền lành và quen nhẫn nhịn, lên lão chỉ nói ỘĐó là con gái
tôiỢ. Bà Vauquer vốn hay ghen tị và bực bội vì lão Goriot khơng thèm để ý đến
bà ta, bà ta hỏi ông lão bằng cái giọng mỉa mai khó chịu: ỘVậy thì ơng có tới ba
tá đứa con gái à?, lão Goriot giải thắch nhẹ nhàng: ỘTơi chỉ có haiỢ[ 18,39].
Khi lão Goriot đã sa sút và trở thành một ông già nghèo khó, đáng thương, tội nghiệp. Trước những lời mỉa mai, soi mói, bàn tán của mọi người, lão Goriot vẫn lặng lẽ, dường như những lời nói của mọi người không làm lão phải bận tâm, chỉ cần nghĩ đến hai cơ con gái, nhìn thấy chúng cười, với lão, thế là quá đủ rồi. Người hay mỉa mai, chế nhạo lão Goriot nhất vẫn là bà chủ quán trọ Vauquer. ỘÊ! Thế các con gái của ông không đến thăm ông nữa à?
- ỘChúng thỉnh thoảng vẫn đến!Ợ, lão trả lời với một giọng xúc động.
- ỘA! Ông vẫn thỉnh thoảng gặp họ cơ à!Ợ - đám sinh viên kêu lên. ỘHoan
hô, ông Goriot!Ợ [18,41]. Qua đoạn hội thoại trên, ta thấy lão Goriot thật đáng
thương. Chẳng cần phải giải thắch nhiều, ta cũng hiểu được nỗi đau đó, nỗi đau của một người cha đang bị các con bỏ rơi, câu hỏi của bà chủ quán dường như hàng ngàn mũi dao đâm vào trái tim ông lão, lão không tranh cãi, không phân bua nhiều với mọi người, lão Goriot rùng mình như thể bà chủ quán đang đâm một mũi dao nhọn vào mình: Ơng lão khơng nghe thấy những lời cợt nhả mà câu trả lời của lão gây ra, lão chìm trong cảm giác trầm ngâm mà mọi người tưởng tượng ơng đang chìm trong sự tê cóng suy kiệt của sự lú lẫn.
Nếu như họ hiểu đúng về ơng lão, có thể họ sẽ nghĩ khác đi, nhưng thật khó! Đối với những người này, cuộc sống muôn mầu muôn vẻ của những người ở Paris làm cho họ quên ngay mọi chuyện sau khi ra khỏi phố Neuve - Sainte - Geneviève, ngay cả người đàn ông khổ sở mà họ đang chế nhạo. Đối với những ý nghĩ hẹp hịi ấy, cũng như những kẻ vơ tâm khác, sự tiều tụy khốn khổ của lão Goriot và sự ngơ ngẩn của lão không thể nào là biểu hiện của một người có tài sản và khả năng nào đó cả.
Nhưng cũng chắnh vì hiền lành và nhẫn nhịn quá, nên lão Goriot phải chịu nhiều điều tiếng, đến cả một nhân viên bảo tàng là khách ăn theo bữa của quán trọ cũng nói về lão Goriot: ỘLão ta chẳng có vợ con qi gì, những chuyện chơi
bời quá độ đã biến lão ta thành một con ốc sên, một lồi nhuyễn thể hình ngườiỢ [18,42]. Vậy đấy, vì sao lão Goriot từ người đàn ơng giàu có, lại trở lên
nghèo khổ như vậy? Khơng một ai có thể hiểu được, con người đó hẳn có biết bao tâm sự mà khơng thể nói lên thành lời.
Khi nghe các con khóc, kể về cuộc sống khơng hạnh phúc của mình, có lúc lão Goriot muốn giết chết hai thằng con rể khốn nạn, nhưng lão lại tự kiềm chế mình, lão khơng thể làm được điều đó, bởi tắnh cách của lão vốn hiền lành, chẳng hại ai, cũng chẳng gây ảnh hưởng đến ai. Nhìn thấy các con cãi vã, ganh ghét nhau ngay trước mặt, lão Goriot cũng không giám quát tháo, chửi mắng chúng, lão chỉ biết khóc và cầu xin các con. Con người đó đã vất vả cả cuộc đời cho các con, lẽ ra phải là người có quyền định đoạt, quyền quát mắng các con khi chúng hỗn láo. Nhưng ở đây, lão Goriot cư xử một cách khác lạ. Tất cả cũng chỉ vì tình u vơ bờ bến, tình thương con bất tận mà lão Goriot đã dành cho các con của mình.
Thật hiếm có được một gã tư sản giàu có nào lại có tấm lịng nhân hậu và vị tha như lão Goriot. Goriot chẳng bao giờ làm hại ai, cũng chẳng gây thù oán với ai, chỉ cần các con vui, lão nguyện nhận lấy hết nỗi buồn: ỘHãy đến đây than
thở, trái tim cha rộng lớn có thể đón nhận tất cả (Ầ) Cha muốn chịu đựng nỗi đau cho các conỢ [18,318].
Trong đoạn cuối của tác phẩm, người cha nằm trên giường bệnh, trong cơn hấp hối gào thét tên các con, chúng khơng đến, lão Goriot một mình chống chọi với bệnh tật, một mình trong sự cơ đơn lạnh lẽo, lão đã tự an ủi mình, tự động viên mình rằng Ộchúng sẽ đến thơiỢ, Ộta biết chúng u thương ta màỢ. Nhưng thật trớ trêu và cay đắng, cho tới tận khi nhắm mắt, Goriot bất hạnh vẫn khơng được nhìn thấy các con của mình.
Nỗi đau về thể xác đối với lão Goriot chẳng là gì, mà chắnh nỗi đau tinh thần đã giết chết ông. Một Ộkhuôn mặt co giật, trắng bệt và hết sức yếu ớtỢ lúc nào cũng muốn gặp mặt con lần cuối: ỘHãy nói với chúng rằng ta cảm thấy không khỏe, rằng ta muốn ôm hôn chúng, muốn gặp chúng một lần cuối trước khi chết. Hãy nói với chúng như thế nhưng đừng làm chúng hoảng sợỢ [18,356].
Ngay khi sắp trút hơi thở cuối cùng, lão Goriot khơng hề sợ mà chỉ lo con mình phải hoảng hốt, lo sợ rồi ảnh hưởng đến sức khỏe và càng khơng muốn chúng khóc: ỘTa khơng muốn chết để khỏi làm cho chúng phải khócỢ. Bởi đối với ơng Ộđịa ngục chắnh là khơng có những đứa conỢ. Một mong ước nhỏ nhoi của một người sắp chết ỘNếu chỉ cần có những bàn tay của chúng trong tay ta,
ta sẽ không còn đau một chút nào nữaỢ thế mà Ộkhơng có đứa nàoẦkhông,
đi Ộcái dây chuyền nhỏ tết bằng tóc và cái mặt trái timỢ. Đó là kỉ vật cuối cùng trong cuộc đời bất hạnh khổ đau của một kiếp người:ỘCái dây chuyền tết bằng
tóc mầu vàng tro có lẽ là của bà GoriotỢ. ỘTrên một mặt của trái tim đeo ảnh có hàng chữ Anastasie, mặt kia là hàng chữ Delphine. Đó là hình ảnh trái tim ông cụỢ [18,376]. Ơng lão ln mang bên mình cái hình ảnh thân thương đó, tên
của hai cô con gái luôn hiện hữu trước ngực, nơi trái tim của lão, trái tim của một người chồng thủy chung, một người cha nhân hậu. ỘNhững lọn tóc bên
trong mỏng manh nhỏ mịn chắc hẳn cắt lúc các cơ gái cịn bé tắỢ. Giá như các
con lão hiểu được tấm lòng của người cha, hẳn lão Goriot đã sung sướng và hạnh phúc biết bao, các con lão giá như cứ mãi bé nhỏ, mãi trắng trong như ngày xưa đến ơm ơng lão vào lịng thì chắc hẳn ơng cụ đã mãn nguyện mà ra đi với nụ cười hạnh phúc.
Thế nhưng hiện thực thật phũ phàng, các con lão khơng đến, ơng lão một mình, mang những kỉ niệm nhỏ bé đó ra đi. Và rồi, với trái tim nhân hậu vị tha và bao dung, lão Goriot có lẽ cũng nhẹ lòng mà nhắm mắt: ỘKhi trái tim đeo ảnh chạm vào ngực, ông già bật lên một tiếng hự kéo dài biểu lộ một vẻ thỏa mãn đáng sợẦ Khn mặt ơng nhăn nhó nhưng đượm một niềm vui bệnh hoạnỢ
[18,376]. Đó là những biểu hiện về cảm giác của ơng cụ, cảm giác ấy hình như rút vào trung tâm bắ ẩn mà tình cảm chúng ta xuất phát từ đó và cũng quy tụ vào đó, biểu hiện của lão khiến hai chàng sinh viên kinh ngạc, họ xúc động rơi nước mắt trước tấm lòng bao la của người cha. Khi ông lão qua đời, người ta đã đặt lên ngực lão cái hình ảnh của hai cơ con gái khi chúng cịn nhỏ xinh và trong trắng, lão Goriot nhẹ lịng mang những hình ảnh ấy ra đi, từ giờ khơng ai có thể mang chúng đi ra khỏi cuộc đời của lão nữa, nó nằm sâu trong trái tim của người cha, một người cha thương yêu con vô bờ bến.
Như vậy là trước khi nhắm mắt, người cha đã tha thứ tất cả, dù các con có bất hiếu đến đâu, dù chúng đã làm cho trái tim ông cụ chảy máu, dù khi ơng chết, chúng khơng thèm nhìn ngó, nhưng người cha ấy vẫn tha thứ. Tấm lòng vị tha, nhân hậu và bao dung đó, chỉ có cha mẹ mới làm được cho con cái của mình. Lão Goriot đã ra đi mang theo những hình ảnh đẹp đẽ nhất của người vợ quá cố, của hai đứa con mà lão u hơn bản thân mình. Tấm lịng đó thật đáng trân trọng biết bao.