Thời gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU TÍNH CÁCH NHÂN VẬT GORIOT TRONG TÁC PHẨM LÃO GORIOT CỦA HONERÉ DE BALZAC (Trang 53 - 59)

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

3.4.2.Thời gian nghệ thuật

3.4. Không gian, thời gian nghệ thuật

3.4.2.Thời gian nghệ thuật

Để khắc họa cuộc đời nhân vật, trong tác phẩm, Balzac đã miêu tả thời gian một cách cụ thể và chi tiết.

Tuân thủ thời gian là một trong những ngun tắc sống cịn của văn xi tự sự. Thời gian trong tiểu thuyết giữ một vai trị cực kì quan trọng. Mở đầu tác phẩm, Balzac đưa ra một tắn hiệu thời gian cụ thể: năm 1819 và tắnh chất của câu chuyện là Ộ tắnh bi kịchỢ. Toàn bộ sự kiện của câu chuyện chỉ tồn tại trong năm đó nhưng bằng thủ pháp kể hồi cố của mình. Balzac quay lại 1813, lúc Goriot khoảng sáu mươi chắn tuổi, rút lui khỏi thương trường, đến trọ tại quán

Vauquer, rồi quay lại đoạn thời trai trẻ và quá trình làm giàu, hạnh phúc, sa lầy và đang dứng tren bờ vực của kẻ khốn khổ.

Balzac bắt đầu từ năm 1819 nhưng không triển khai truyện theo từng ngày hay từng tháng của năm đó mà chỉ tập trung vào mười ba ngày, với hai tắn hiệu thời gian vừa cụ thể vừa không cụ thể: Ộhồi tháng 11 năm 1819Ợ và Ộkhoảng cuối tuần lễ thứ nhất tháng ChạpỢ. Lần theo những tắn hiệu thời gian trong Lão Goriot, ta thấy Balzac sử dụng biện pháp thu hẹp dần thời gian. Ban đầu là

những con số về năm: 1813, 1819 cùng các điểm viết về tuổi của Goriot sáu mươi chắn, hơn bảy mươiẦ Sau đó là các con số về tháng: Ộkhoảng cuối tháng mườiỢ, Ộhồi cuối tháng mười mộtỢ... cuối cùng ông tập trung vào một số ngày

nhất định.

Thời gian cốt truyện càng được thu hẹp thì thời gian kể chuyện càng được nới rộng. Điều đó được phản ánh qua phân bố số trang của tác phẩm. Trong gần

bốn trăm trang của văn bản, những sự kiện xảy ra trong tháng và năm chỉ chiếm

chừng một trăm trang, các trang còn lại được dành cho mười ba ngày. Chắnh vì

vậy, tuy tạo được độ hoành tráng của tự sự với lắ lịch khá đầy đủ của nhiều nhân vật, nhưng Balzac biết phát huy thế mạnh của thời gian trong việc dồn nén sự kiện, tạo căng thẳng, xung đột. Qua đây, ta có thể rút ra một vấn đề thuộc về lắ luận: thời gian cốt truyện càng ngắn thì mâu thuẫn được đưa ra sẽ càng quyết liệt. Balzac tỏ ra rất tài ba khi thực hiện kĩ thuật thời gian này.

Tập trung tự sự vào từng ngày, Lão Goriot tạo nên một kiểu thời gian đặc

biệt: thời gian một ngày tiếp nối. Đáng lưu ý ở đây là dẫu Balzac tiến hành miêu tả theo từng ngày nhưng các đường viền thời gian cụ thể của từng ngày bị xóa bỏ mà dùng các trạng từ thời gian phiếm chỉ: sáng hôm sau, hôm sau, ngày hôm

sauẦ Cách đưa tắn hiệu này tạo được nhiều hiệu quả thẩm mĩ. Thứ nhất người

đọc có cảm giác là câu chuyện như đang diễn ra. Mạt khác, tuy là đang diễn ra nhưng câu chuyện lại mờ ảo vơ cùng, bởi ta có thể dưa dịng thời gian ấy sang một năm, một tháng nào đó cũng được. Điều này khiến nhịp độ trần thuật vừa có vẻ lê thê nhưng lại vừa căng thẳng, dồn nén.

Tuy trần thuật tỉ mỉ về mười ba ngày, nhưng Balzac thiên về thời khắc buổi

chiều và buổi tối. Theo thống kê, các tắn hiệu thời gian: Ộbốn giờ chiềuỢ,

Ộkhoảng ba giờ chiềuỢ, Ộtối nayỢ, Ộnửa đêmỢ, Ộbảy giờ tốiỢ, Ộkhoảng bốn giờ sángỢẦ xuất hiện với tần số lớn hơn nhiều so với các tắn hiệu thời gian chỉ buổi

sáng. Điều này cho thấy Balzac thắch ngắm Paris về đêm, và chỉ sống với Pari về đêm thì mới hiểu được nó. Thời gian chiều và đêm tối ngồi việc góp phần điểm tơ mặt trái của thủ đơ Paris hoa lệ, nó cịn mang ý nghĩa ẩn dụ: buổi chiều của cuộc đời, buổi chiều của giàu sang, buổi chiều của tình phụ tử, tình phu thê, tình bằng hữuẦ chiều vận động đến đêm tối và các sự việc quan trọng, có ý nghĩa quyết định của Lão Goriot cũng kết thúc trong khoảng thời gian này: Goriot chết vào lúc chiều tối. Vautrin bị bắt cũng vào lúc xế chiềuẦ

Khác với Victor Hugo, Balzac khơng sử dụng hình tượng tương phản ánh sáng, bóng tối để nêu bật q trình đi từ bóng tối ra ánh sáng của nhân vật. Balzac thiên về chiều tối và thời gian chiều tối đã nhấn chìm mọi ước vọng, nghĩa cử cao đẹp của con người. Balzac không để Goriot chết vào lúc bình minh và đám tang của lão được cử hành vào buổi sáng. Cảnh đám tang lão Goriot khiến người đọc phải rơi nước mắt.

Chi tiết tả thời gian cũng vô cùng cụ thể, ngắn gọn: Thời gian diễn ra nhanh chóng, gấp gáp, nghi lễ cử hành đơn giản mất Ộtất cả kéo dài chừng hai chục phútỢ, đám tang rời nhà thờ Saint-Etienne-du-mont, theo lời vị linh mục, đến

nghĩa trang lúc Ộnăm giờ rưỡiỢ và đến Ộsáu giờ đúngỢ chiếc quan tài chứa xác lão Goriot được hạ huyệtẦ Những chi tiết ấy càng ngắn gọn, càng cụ thể lại càng hiện lên một hiện thực cay đắng về sự vội vã, sơ sài và qua quýt của tang lễ. Như vậy, sự miêu tả chi tiết cụ thể và tỉ mỉ của nhà văn có một dụng ý nghệ thuật đặc biệt. Ông như muốn vẽ từng nét nhỏ nhất lên bức tranh hiện thực đời sống của mình. Ơng như muốn làm hiện rõ từng chi tiết để phơi bày tồn vẹn hiện thực mình đang sống, đang chứng kiến, và đang trải nghiệm.

Tang lễ Goriot và việc đóng tác phẩm vào lúc hồng hơn đã tạo nên bầu không khắ bi thảm của cuộc đời, thân phận. Và đấy là tắn hiệu báo trước con đường tha hóa của Rastignac bởi trong bóng tối của nghĩa địa: Ộcúi nhìn lần nữa

ngôi mộ, giọt nước mắt cuối cùng của chàng trai trẻ lăn dài, giọt nước mắt trào ra vì những rung cảm thiêng liêng của một trái tim trong trắng, nó rơi xuống đất

rồi từ từ vút lên trời caoỢ [18,386].Và thế là Paris của Lão Goriot là Paris của

một màn đêm.

Như vậy, không gian và thời gian nghệ thuật chắnh là phương tiện nghệ thuật để xây dựng nhân vật Goriot trong tiểu thuyết Lão Goriot. Nhân vật được đặt trong những hoàn cảnh khác nhau để tắnh cách của nhân vật được thể hiện rõ nhất.

Tiểu kết:

Balzac đã thể hiện tài năng của mình trong việc sử dụng nghệ thuật xây dựng nhân vật, đó là nghệ thuật miêu tả diện mạo của nhân vật một cách độc đáo, khiến cho độc giả có thể hình dung ra một cách đầy đủ nhất về dáng vẻ bề ngoài của lão Goriot. Đặc biệt, Balzac chú trọng miêu tả hành động và ngôn ngữ của nhân vật, đặt nhân vật vào những không gian, thời gian khác nhau từ đó xây dựng thành cơng nhân vật Goriot với những nét tắnh cách tiêu biểu khơng giống với bất kì một nhân vật nào khác. Đó là một lão Goriot đầy tình u thương con cái, thủy chung với vợ, chăm chỉ làm ănẦ bên cạnh đó, cịn bộc lộ những tắnh cách tiêu cực như: quan niệm sai lầm trong giáo dục con cái và tham vọng cá nhân quá cao. Thông qua đó tác giả cũng nhằm mục đắch muốn khuyên nhủ với bạn đọc: hãy biết nhìn nhận đúng đắn trong quan niệm giáo dục con cái, cũng như làm chủ tham vọng cá nhân, để không phải rơi vào tình cảnh đơn độc như lão Goriot.

KẾT LUẬN

1. Đúng như nhà văn XôViết A.Fadêv đã nhận xét: ỘBalzac vĩ đại vì trong

các nhà nghệ thuật tư bản Tây Âu, ông thể hiện trong tác phẩm của mình sự mãnh liệt hơn cả sự tổng hợp chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa lãng mạn. Chắnh vì thế mà ơng là nhà văn hiện thực lớn nhất Tây Âu thế kỉ XIXỢ. Và điều đó đã (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thể hiện rõ trong các tác phẩm của ơng. Mặc dầu nhìn thấy xã hội đương thời xấu xa, ghê tởm và không ngần ngại vạch trần bộ mặt xấu xa thảm hại của nó trong tác phẩm Tấn trị đời nhưng nhà văn vẫn khơng rơi vào chủ nghĩa bi quan. Ơng vẫn cịn giữ được lịng tin ở cuộc đời và con người. Giữa cái xã hội lang sói đó, giữa cảnh vật lộn điên cuồng tàn khốc đó, vẫn có những bơng sen toả hương thơm, vẫn còn những con người chân chắnh nhất là trong dân nghèo, vẫn cịn những mối tình thắm thiết chẳng bị hoan ố, hơi tanh vì đồng tiền.

Là bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực nhưng ta vẫn bắt gặp trong văn Balzac khơng ắt câu văn trữ tình thắm thiết. Chắnh ở chỗ đó chủ nghĩa hiện thực của Balzac đạt tới chỗ bao gồm tả chân lẫn trữ tình, và nó mang trong nó yếu tố lãng mạn như một bộ phận hữu cơ của bản thân hiện thực xã hội. Qua q trình nghiên cứu khóa luận cũng giúp tơi nhận ra nhiều điều, đặc biệt quá khứ của nhà văn là một câu chuyện buồn, nhiều cay đắng nhưng lại rất trân trọng, từ đó giúp tơi có thêm hiểu biết về con người và tắnh cách phi thường của nhà văn vĩ đại này.

2. Qua tiểu thuyết Lão Goriot, nhà văn Balzac đã dựng lên trước mắt bạn

đọc hình tượng một nhân vật điển hình trong xã hội Paris đương thời. Đó là một Goriot giàu tình yêu thương con, một Goriot thủy chung và có trách nhiệm, một con người hiền lành chất phác, chăm chỉ làm ăn và giỏi tắnh toán. Balzac đã rất tài tình khi miêu tả Goriot, khiến cho nhân vật hiện lên trước mắt bạn đọc thật là sống động, từ hình ảnh một gã tư sản giàu sang và phú quý, đến một ông già nghèo khổ, bần hàn. Ở Goriot hội tụ những phẩm chất đáng quý mà ắt người có được. Thế nhưng, bên cạnh những tắnh cách tắch cực, Balzac cũng chỉ ra những tắnh cách tiêu cực. Đó chắnh là quan niệm sai lầm về giáo dục con cái, và tham vọng quá lớn của lão Goriot. Chắnh tham vọng đó đã khiến lão Goriot có tất cả nhưng rồi cũng mất tất cả. Balzac khơng hề phóng đại, khơng hề kắ tưởng hóa nhân vật, ơng miêu tả lão Goriot như những gì vốn có, khơng tơ vẽ, cũng khơng hề làm giảm nhẹ nỗi đau đớn của lão. Goriot chết trong sự cơ đõn đau đớn, đó chắnh là cái giá mà lão phải trả cho những quan niệm sai lầm của mình, nó khơng chỉ là bài học cho lão Goriot mà còn là bài học cho tất cả các thế hệ.

3. Để làm nổi bật tắnh cách của nhân vật, Balzac đã vận dụng thành công một số biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật kết hợp với sự sáng tạo của mình để xây dựng thành cơng hình tượng nhân vật Goriot trong tiểu thuyết Lão

Goriot, nhân vật Goriot được xây dựng thông qua diện mạo, hành động, và đặc

biệt là nghệ thuật miêu tả ngôn ngữ sinh động, hấp dẫn, thông qua ngôn ngữ đối thoại và độc thoại nọi tâm của nhân vật, giúp chúng ta hiểu về lão Goriot hơn, không chỉ vậy, nhân vật của Balzac lại được đặt trong những khoảng không gian và thời gian khác nhau nhằm khắc họa những nét tắnh cách tiêu biểu nhất của lão Goriot khiến nhân vật trở lên sống động như một con người thực trước mắt độc giả, cái tài đó, khơng phải nhà văn nào cũng làm được.

4. Qua tiểu thuyết Lão Goriot Balzac đã tái hiện lại một bức tranh xã hội. Đó là một xã hội thu nhỏ, một Paris hào hoa tráng lệ, một Paris với những vẻ đẹp cổ kắnh, nhưng ẩn đằng sau nó lại có biết bao biết bao số phận, bao cảnh đời ngang trái. Bằng bút pháp tả thực, Balzac đã xây dựng thành công tắnh cách nhân vật Goriot, mang đến cho người đọc cái nhìn đầy đủ, tồn diện nhất về cuộc đời, về số phận, tắnh cách của nhân vật Goriot. Tiểu thuyết Lão Goriot

cũng như bộ Tấn trò đời đã khẳng định tài năng của Balzac, ông xứng đáng là một bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực.

Khóa luận của tơi tập trung tìm hiểu tắnh cách của nhân vật Goriot trong tiểu thuyết Lão Goriot của nhà văn Honeré de Balzac. Từ đó mở ra nhiều vấn đề, nhiều phương diện cần được khai thác khám phá cả về nội dung và nghệ thuật. Do thời gian hạn hẹp, tư liệu tham khảo không nhiều, khả năng và trình độ của người viết cịn nhiều hạn chế, có nhiều khắa cạnh mà người viết chưa đề cập tới, chẳng hạn: một số đặc điểm tắch cách khác của nhân vật, nghệ thuật miêu tả tâm lắ nhân vật, nghệ thuật tự sự, nghệ thuật xây dựng tắnh cách điển hình trong hồn cảnh điển hìnhẦ Hi vọng khóa luận này sẽ là tư liệu tham khảo để giúp cho các bạn nghiên cứu về tiểu thuyết Lão Goriot một cách sâu sắc và toàn diện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Huy Bắc (biên soạn) (2011), Lão Goriot, NXB Đại học Quốc Gia, Hà Nội.

2. Lê Bảo (2009), Tìm hiểu vẻ đẹp văn học Ngữ văn 9, NXB Giáo dục, Hà Nội 3. Nam Cao (1998), Truyện ngắn tuyển chọn, NXB Văn học, Hà Nội.

4. Lê Nguyên Cẩn (2002), Hợp tuyển văn học Châu Âu, tập 2, NXB Đại

học Quốc Gia, Hà Nội.

5. Đặng Anh Đào, Hoàng Nhân (2002), Văn học Phương Tây, NXB Giáo

dục, Hà Nội.

6. Hà Minh Đức (chủ biên) (2002), Lắ luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội 7. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử (2004), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

8. Nguyễn Thị Luyến (2012), Tìm hiểu tắnh cách nhân vật anh hùng Xôcôlôp trong Số phận con người của M.Sơlơkhơp, Khóa luận tốt nghiệp,

Trường Đại học Tây Bắc, Sơn La.

9. Phương Lựu, Trần Đình Sử (2003), Lắ luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 10. Đỗ Thị Ngọc Nữ (2012), Chủ nghĩa hiện thực trong tiểu thuyết Lão Goriot, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học An Giang, An Giang.

11. Nghiêm Thị Thúy Nga (2010), Đặc điểm tắnh cách nhân vật ỘChân đấtỢ trong truyện ngắn thời kì đầu của Macxim Gorki, Khóa luận tốt nghiệp,

Trường Đại học Tây Bắc, Sơn La.

12. Hoàng Phê (chủ biên) (2009), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.

13. Đỗ Hải Phong (2002), Chân dung các nhà văn thế giới, tập 4, NXB Giáo dục, Hà Nội.

14. Nguyễn Thị Phượng (2012), Tìm hiểu đặc điểm tắnh cách nhân vật Aliosa Peskop trong tiểu thuyết tự truyện của Macxim Gorki, Khóa luận tốt

nghiệp, Trường Đại học Tây Bắc, Sơn La.

15. Ngữ Văn 11, tập 2 (2001), NXB Giáo dục, Hà Nội.

16. Phùng Văn Tửu, Lê Hồng Sâm (2005), Lịch sử văn học Pháp thế kỉ XVIII và thế kỉ XIX, tập 2, NXB Đại học Quốc Gia, Hà Nội.

17. Phan Quý, Đỗ Đức Hiểu (2005), Lịch sử văn học Pháp trung cổ - thế kỉ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

XVI và thế kỉ XVII, tập 1, NXB Đại học Quốc Gia, Hà Nội.

18. Honeré de Balzac (2002), Lão Goriot (Xuân Dương) dịch, NXB Hội

19. Honeré de Balzac (2004), Ơgiêni Grăngđê (Huỳnh Lý) dịch, NXB Văn học, Hà Nội.

20. Macxim Gorki (2007), Bàn về văn học, NXB Văn học, Hà Nội.

21. Http://vi.wikipedia.org

22. Http://tailieu.vn

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU TÍNH CÁCH NHÂN VẬT GORIOT TRONG TÁC PHẨM LÃO GORIOT CỦA HONERÉ DE BALZAC (Trang 53 - 59)