Hình 3. 12 Sắc đồ kiểm tra các chất phân lập. Hệ CHCl3 : MeOH : H2O
(7:3:1)
Hình 3. 13 Sắc đồ kiểm tra các chất phân lập. Hệ EA : MeOH (85 : 15)
Nhận xét: Kết quả cho thấy cả 5 chất phân lập được đều có màu sắc và Rf trùng với
nhau trên cả 2 hệ dung môi khác nhau. 3.3.4.2. So sánh phổ UV
Các mẫu đo được hoà tan trong MeOH với nồng độ thích hợp. Đem quét phổ hấp thu UV từ bước sóng 200 - 600 nm. Kết quả được ghi nhận trong bảng 3.4
Bảng 3. 4 So sánh λmax của P1, P2, P3, P4 và P5 Chất đo λmax P1 248,5 301 P2 249 301 P3 248 365 P4 248 300,5 P5 248,5 301 Phổ UV của P1
Hình 3. 14 Phổ UV của P1
Phổ UV của P2
Hình 3. 15 Phổ UV của P2
Hình 3. 16 Phổ UV của P3
Phổ UV của P4
Hình 3. 17 Phổ UV của P4
Hình 3. 18 Phổ UV của P5
Kết quả cho thấy P1, P2, P4, P5 đều có λmax và hình dạng phổ UV gần giống nhau. Riêng P3 có dạng phổ không giống hoàn toàn.
Nhận xét chung: Kết quả so sánh bằng SKLM và phổ UV cho thấy cả 5 chất phân
lập được đều giống nhau. P5 chiếm một lượng nhiều hơn hẳn so với các chất khác (1,75g). Do đó P5 được dùng để tiếp tục tinh khiết hoá bằng sắc ký rây phân tử. 3.3.4.3. Tinh khiết hoá P5 bằng sắc kí rây phân tử
Điều kiện chạy sắc kí:
- Cột sắc kí: thuỷ tinh: 120 x 2,5 cm - Pha tĩnh: Sephadex LH-20
- Pha động: MeOH
- Thể tích hứng: 5 ml - Tốc độ: 2 ml/phút
Các phân đoạn được kiểm tra trên SKLM với hệ dung môi CHCl3 : MeOH : H2O (7:3:1), phát hiện bằng cách soi UV 254 nm, UV 365 nm. Kết quả thể hiện ở hình 3.19
Hình 3. 19 Sắc kí đồ tinh chế P5 qua cột rây phân tử.
Kết quả thu được P6 chủ yếu ở phân đoạn 26 – 35 và tương đối sạch, gộp các phân đoạn này lại, cô bớt dung môi dưới áp suất giảm, để kết tinh, lọc lấy tinh thể P6, làm khô trong tủ sấy chân không, thu được (104,5mg). Kết quả kiểm tra độ tinh sạch của P6 bằng SKLM được thể hiện ở hình 3.20.
Kiểm tra bằng SKLM, , phát hiện bằng cách soi UV 254 nm, UV 365 nm.
Hình 3. 20 Sắc ký đồ kiểm tra độ tinh sạch của P6
Nhận xét: Kết quả trên 2 hệ dung môi khác nhau, P6 chỉ cho 1 vết trên sắc ký đồ.