Phƣơng pháp khảo sát ảnh hƣởng của mật độ nuôi đến tỷ lệ thành trùng ở

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các đặc điểm sinh học của Dế than (Gryllus bimaculatus De Geer) trong điều kiện nuôi (Trang 45 - 46)

Thí nghiệm này được tiến hành sau khi đã có kết quả các nghiên cứu về: đặc tính sinh sản của giống Dế than và giống Dế lửa ở mục 2.3.4 và kết quả ảnh hưởng của thành phần dinh dưỡng đến khả năng sinh trưởng phát triển của dế ở mục 2.3.5. Từ đó chọn ra giống dế có đặc tính sinh sản tốt hơn để làm giống, cho giống dế này ghép đôi với nhau để tiến hành thu nhận trứng. Trong thí nghiệm này, không cần ghép đôi từng cặp cá thể trống mái mà có thể ghép chung nhiều cá thể theo tỷ lệ 2 trống : 1 mái (khoảng 10 dế trống và 5 dế mái trong xô nuôi dung tích 45 lít) và thu nhận trứng hàng ngày bằng các khay đẻ trứng được chuẩn bị trước là đĩa petri thuỷ tinh ф100.

Trứng được đem ấp và cho nở, sau đó nuôi các dế con vừa nở đến giai đoạn ấu trùng tuổi 3 hoặc tuổi 4.

Ấu trùng dế tuổi 3 – 4 được nuôi trong 4 lô thí nghiệm khác nhau, mỗi lô thí nghiệm đều được nuôi trong thùng nuôi 45cm x 35cm x 35cm với số lượng khác nhau.

Lô thí nghiệm MD – I: số lượng được nuôi là 400 ấu trùng dế tuổi 3 – 4. Lô thí nghiệm MD – II: số lượng được nuôi là 300 ấu trùng dế tuổi 3 – 4. Lô thí nghiệm MD – III: số lượng được nuôi là 200 ấu trùng dế tuổi 3 – 4. Lô thí nghiệm MD – IV: số lượng được nuôi là 100 ấu trùng dế tuổi 3 – 4.

Nuôi các lô thí nghiệm này bằng thành phần dinh dưỡng tốt nhất ở mục 2.3.5

đến độ tuổi thành trùng, ghi nhận số lượng dế vũ hoá thành trùng.

Toàn bộ thí nghiệm được lặp lại 5 lần. Ghi nhận kết quả và xử lý thống kê các dữ liệu thu nhận được để kết luận mật độ nuôi hợp lý cho quy trình nuôi dế thương phẩm.

Vật liệu & Phƣơng pháp

32

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các đặc điểm sinh học của Dế than (Gryllus bimaculatus De Geer) trong điều kiện nuôi (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)