và giống Dế lửa
Theo phương pháp nuôi dế giống ở mục 2.3.2.4, chọn ra những giống Dế than và giống Dế lửa vừa mới vũ hoá thành trùng, khoẻ mạnh, năng động, mập mạp, có đầy đủ các bộ phận cánh, chân … để làm giống.
Vật liệu & Phƣơng pháp
29
Phân loại giống dế (Dế than – Dế lửa), phân loại trống – mái và nuôi riêng ở các thùng nuôi 35cm x 30cm x 35cm, với mật độ 15 con/thùng và nuôi trong thời gian 2 – 3 ngày.
Sau đó ghép đôi thành từng cặp trống mái và nuôi trong các chậu nuôi bằng đất, mỗi chậu nuôi có 1 cặp dế trống mái: 10 chậu nuôi cho 10 cặp trống mái Dế than và 10 chậu nuôi cho 10 cặp trống mái dế lửa.
Sau 2 ngày nuôi, vào buổi chiều cho vào mỗi chậu nuôi 1 khay đẻ trứng được chuẩn bị trước bằng đĩa petri nhựa ф 35, trên khay đẻ trứng có ghi nhãn ngày thu trứng. Sáng ngày hôm sau, thu nhận các khay đẻ trứng: đếm và ghi nhận số lượng trứng trong từng khay đẻ qua từng ngày của các cặp dế bố mẹ, sau đó cho trứng vào lại khay đẻ trứng để đem đi ấp trứng. Đến chiều ngày hôm đó ta lại đặt các khay đẻ trứng khác vào các chậu nuôi và cứ thế lặp lại cho đến khi không có chậu nuôi nào còn dế đẻ trứng nữa.
Các khay đẻ trứng thu nhận qua các ngày của từng cặp bố mẹ được cho chung vào một hộp nhựa 20cm x 15cm x 15cm để ấp trứng. Toàn bộ dế con sau khi nở của từng cặp bố mẹ sẽ được chuyển sang thùng nuôi 35cm x 30cm x 35cm và nuôi đến khi thành trùng.
Trong thí nghiệm này, ta ghi nhận các số liệu của từng cặp cá thể bố mẹ riêng biệt về: số lượng trứng đẻ qua từng ngày, tổng số ngày đẻ trứng, tổng số trứng đẻ của mỗi cá thể; số lượng trứng nở qua các ngày, tổng số ngày nở trứng, tỷ lệ nở trứng, tỷ lệ thành trùng. Từ đó đối chiếu so sánh các số liệu sinh sản giữa 2 giống Dế than và Dế
Vật liệu & Phƣơng pháp
30
2.3. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ảnh hƣởng của yếu tố dinh dƣỡng đến đặc điểm sinh trƣởng, sinh sản và phát triển của Dế than G.