3 Phƣơng pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái và thời gian sinh trƣởng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các đặc điểm sinh học của Dế than (Gryllus bimaculatus De Geer) trong điều kiện nuôi (Trang 40 - 41)

giai đoạn khác nhau

Khi kiểm tra các xô ấp trứng và thấy có dế con bắt đầu nở thì ngay chiều ngày hôm đó chuyển tất cả các dế con vừa nở trong các xô ấp vào hộp nhựa 15cm x 10cm x 10cm và mang về nhà riêng. Các xô ấp trứng đó vẫn tiếp tục cho ấp nở bình thường.

Chuẩn bị các hộp nhựa nhỏ nuôi dế con: cho cỏ tươi có phun sẵn ít nước rồi đặt vào các hộp, trong hộp cho một ít cám hỗn hợp và rải đều khắp hộp.

Chuyển các dế con vừa nở vào các hộp nhựa nhỏ đã chuẩn bị trước với số lượng 10 con/1hộp.

Trong thí nghiệm này, chỉ nuôi dế con mới nở trong 5 hộp nhỏ khác nhau tương ứng với tổng số dế con là 50 con. Mỗi hộp nuôi đều dán nhãn ghi nhận lại ngày nở trứng.

Hằng ngày kiểm tra, quan sát, theo dõi, ghi nhận lại thởi điểm các lần lột xác, số lần lột xác, thời gian phát triển từng tuổi ấu trùng; mô tả hình dạng, màu sắc, đo kích thước chiều dài, chiều rộng, cân trọng lượng của dế qua từng tuổi của giai đoạn ấu trùng, giai đoạn thành trùng. Mỗi giai đoạn tuổi khác nhau khảo sát trên 10 cá thể riêng biệt (n = 10).

Toàn bộ dế con còn dư thừa trong các xô ấp khác nhau ở các ngày sau đó được tách ra 1 phần cho thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của thành phần dinh dưỡng đến khả năng sinh trưởng, phát triển và sinh sản của dế; phần còn lại sẽ gộp nuôi chung trong các xô nuôi theo phương pháp nuôi dế giống để làm giống cho các thí nghiệm sau.

Vật liệu & Phƣơng pháp

27

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các đặc điểm sinh học của Dế than (Gryllus bimaculatus De Geer) trong điều kiện nuôi (Trang 40 - 41)