2.2. 1. Dụng cụ
Các dụng cụ được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài bao gồm: - Xô dung tích 20 lít, xô dung tích 45 lít và xô dung tích 60 lít. - Chậu nuôi bằng gốm đường kính 30 cm, chiều cao 30 cm.
- Thùng xốp loại 45cm x 35cm x 35cm, loại 35cm x 30cm x 35cm.
- Hộp nhựa P.P (polypropylen) loại nhỏ 15cm x 10cm x 10cm, loại lớn 20cm x 15cm x 15cm
- Rế tre.
- Lưới sắt, lưới mùng.
- Khay thức ăn, khay nước uống, khay đẻ trứng. - Bình xịt nước, chổi rơm, vợt ny lông.
- Thước đo.
- Kính lúp, kim mũi mác.
- Đĩa petri nhựa đường kính 35, đĩa petri thuỷ tinh 100, đĩa đồng hồ, ống đong 25 ml.
- Ẩm kế, nhiệt kế.
- Đất thịt nhẹ pha cát đã sàng lọc, làm sạch.
- Khăn bông vuông, nhãn keo dán Tomy, tô nhựa, băng keo … và một số dụng cụ khác.
2.2. 2. Thiết bị
- Cân điện tử - Tủ sấy
Vật liệu & Phƣơng pháp
23
- Máy ảnh kỹ thuật số - Máy đo độ ẩm đất
2.2. 3. Thức ăn cho dế
2.2.3. 1. Cám mảnh hỗn hợp
Cám mảnh hỗn hợp là loại thức ăn dạng mảnh dùng trong chăn nuôi gia cầm. Nguyên liệu chủ yếu là bắp, tấm, cám gạo, bột đậu nành, bột cá cao đạm, premix vitamin, khoáng, acid amin …
Thành phần dinh dưỡng của cám mảnh bao gồm: protein 12%, xơ thô 6%, Methionine và Cystine 0,45%, Lysine 0,6%, Threonine 0,4 %, Aflatoxin 30 ppb, Ca 0,8 – 1,2 %, P 0,5 %, NaCl 0,2 – 0,7% …không có hormon tăng trưởng, không có kháng sinh, dược liệu. Năng lượng trao đổi là 2900 Kcal/kg.
Thức ăn này được mua tại các cơ sở bán thức ăn gia súc, gia cầm. Thức ăn sau khi mua về được xay nhuyễn thành dạng bột bằng máy xay sinh tố.
2.2.3. 2. Rau muống
Rau muống có tên khoa học là
Ipomoea aquatic Forsk, là một loài thực vật
nhiệt đới bán thủy sinh, phân bố khắp các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới, ở nước ta rau muống là một loại rau rất phổ biến và thông dụng, có mặt khắp nơi.
Thành phần dinh dưỡng của rau muống có 92% nước, 3,2% protit, 2,5% gluxit, 1% xenluloza, 1,3% tro. Rau muống có hàm lượng muối khoáng cao: canxi, phốtpho, sắt. Vitamin có caroten, vitamin C, vitamin B1, vitamin PP, vitamin B2.
Vật liệu & Phƣơng pháp
24
2.2.3. 3. Dƣa leo
Dưa leo còn gọi là dưa chuột, có tên khoa học là
Cucumis sativus L, là loại thức ăn
có hàm lượng dinh dưỡng và năng lượng rất thấp, chủ yếu cung cấp vitamin và khoáng chất.
Thành phần dinh dưỡng: dưa leo có tới 96% là nước, trong 100 g dưa leo có: 14 mg calories, 0,8% protit, 3% gluxit, 23mg can xi, 27mg P, 1mg sắt, mangan, iot, và thiamin. Thành phần vitamin trong quả dưa khá nhiều: vitamin A (caroten) với tỷ lệ 0,30mg, vitamin B 0,03mg, vitamin B 0.04mg, vitamin PP 0,1mg và vitamin C 5mg.
2. 3. PHƢƠNG PHÁP
2.3. 1. Phƣơng pháp ổn định điều kiện sống của dế
Dế giống sau khi mua về do vận chuyển đường xa nên có thể bị sốc, lúc này ta chưa thể cho chúng ghép đôi mà trước hết phải ổn định điều kiện sống cho chúng. Đầu tiên phân loại dế trống và dế mái.
Nuôi riêng dế trống, dế mái ở 2 chuồng nuôi khác nhau trong điều kiện nhiệt độ T = 28 – 35o C, độ ẩm H = 70 – 80 %, tại vườn trường ĐHSP TP. HCM trong vòng 1 – 2 ngày, cho ăn bằng cám hỗn hợp kèm theo cỏ xanh. Mỗi ngày thay mới thức ăn và phun nước 3 – 4 lần.
Thùng nuôi được sử dụng là thùng xốp 45cm x 35cm x 35cm.
Vật liệu & Phƣơng pháp
25
2.3. 2. Phƣơng pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái và thời gian sinh trƣởng phát triển của Dế than trƣởng phát triển của Dế than
2.3.2. 1. Phƣơng pháp thu nhận trứng
Dế giống sau khi ổn định điều kiện sống thì tách phân nửa số dế mái ở thùng nuôi dế mái cho vào ghép với phân nửa số dế trống trong thùng nuôi dế trống theo tỷ lệ 2 trống : 1 mái; phân nửa số dế trống và mái còn lại cũng cho ghép tương tự. Lưu ý: thùng nuôi dùng để phối thu nhận trứng vẫn là 2 thùng nuôi được sử dụng để ổn định điều kiện sống, tránh tình trạng thay thùng nuôi mới.
Vào buổi chiều ngày hôm sau, ta chuẩn bị 2 khay đẻ trứng có chứa đất đã được làm ẩm và đặt vào thùng nuôi.
Sáng hôm sau, ta thu nhận các khay đẻ trứng ở 2 thùng nuôi và cho toàn bộ 2 khay đẻ vào xô ấp trứng. Trên xô ấp trứng, ta dán nhãn ghi lại ngày giờ thu trứng (ngày giờ thu trứng được tính từ lúc bắt đầu đặt khay đẻ trứng vào thùng nuôi). Đến chiều ngày hôm đó ta lại đặt 2 khay đẻ trứng khác vào 2 thùng nuôi và cứ thế lặp lại cho đến khi dế không còn đẻ trứng nữa.
Thu nhận khoảng 10 trứng vừa mới đẻ, mô tả hình dạng, đo chiều dài, chiều rộng và cân trọng lượng.
2.3.2. 2. Phƣơng pháp ấp trứng
Mỗi khay đẻ trứng trước khi cho vào xô, ta dùng 2 khăn bông vuông đã nhúng nước cho ướt, 1 khăn bông ta đặt dưới đáy khay đẻ trứng, khăn bông còn lại đặt lên trên khay trứng rồi cho khay trứng vào xô ấp.
Sau khi cho hết 2 khay trứng vào xô ấp, tiến hành phun nước vào xô ấp bằng bình xịt nước tạo các tia sương nhỏ, tránh việc tạo các giọt nước lớn ứ đọng trong xô. Cuối cùng đậy lưới mùng lên miệng xô và đậy lồng bàn lại.
Vật liệu & Phƣơng pháp
26
Mỗi ngày kiểm tra các xô ấp trứng, phun nước tạo ẩm. Cứ 3 – 4 ngày lại tiến hành nhúng nước 2 khăn bông một lần để giữ ẩm cho đến khi bắt đầu có dế con nở ra. Ghi nhận lại thời gian trứng nở.
2.3.2. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái và thời gian sinh trƣởng phát triển của Dế than G. bimaculatus qua các gian sinh trƣởng phát triển của Dế than G. bimaculatus qua các giai đoạn khác nhau
Khi kiểm tra các xô ấp trứng và thấy có dế con bắt đầu nở thì ngay chiều ngày hôm đó chuyển tất cả các dế con vừa nở trong các xô ấp vào hộp nhựa 15cm x 10cm x 10cm và mang về nhà riêng. Các xô ấp trứng đó vẫn tiếp tục cho ấp nở bình thường.
Chuẩn bị các hộp nhựa nhỏ nuôi dế con: cho cỏ tươi có phun sẵn ít nước rồi đặt vào các hộp, trong hộp cho một ít cám hỗn hợp và rải đều khắp hộp.
Chuyển các dế con vừa nở vào các hộp nhựa nhỏ đã chuẩn bị trước với số lượng 10 con/1hộp.
Trong thí nghiệm này, chỉ nuôi dế con mới nở trong 5 hộp nhỏ khác nhau tương ứng với tổng số dế con là 50 con. Mỗi hộp nuôi đều dán nhãn ghi nhận lại ngày nở trứng.
Hằng ngày kiểm tra, quan sát, theo dõi, ghi nhận lại thởi điểm các lần lột xác, số lần lột xác, thời gian phát triển từng tuổi ấu trùng; mô tả hình dạng, màu sắc, đo kích thước chiều dài, chiều rộng, cân trọng lượng của dế qua từng tuổi của giai đoạn ấu trùng, giai đoạn thành trùng. Mỗi giai đoạn tuổi khác nhau khảo sát trên 10 cá thể riêng biệt (n = 10).
Toàn bộ dế con còn dư thừa trong các xô ấp khác nhau ở các ngày sau đó được tách ra 1 phần cho thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của thành phần dinh dưỡng đến khả năng sinh trưởng, phát triển và sinh sản của dế; phần còn lại sẽ gộp nuôi chung trong các xô nuôi theo phương pháp nuôi dế giống để làm giống cho các thí nghiệm sau.
Vật liệu & Phƣơng pháp
27
2.3.2. 4. Phƣơng pháp nuôi dế giống
Toàn bộ dế con dư thừa sau khi nở trong các xô ấp trên được gộp nuôi chung trong các xô dung tích 80 lít với mật độ khoảng 2.000 con/xô 80 lít. Nuôi bằng thức ăn là cám hỗn hợp kèm theo cỏ xanh, cho uống nước bằng cách phun sương vào cỏ.
Đến 10 ngày tuổi, san bớt mật độ: khoảng 800 con/xô 80 lít, đặt thêm vào chuồng nuôi khay nước uống và 1 – 2 rế tre và nuôi bằng thức ăn trên.
Đến 20 – 25 ngày tuổi, tiếp tục san bớt mật độ nuôi: khoảng 300 - 400 con/xô 80 lít, đặt thêm vào 3 – 4 rế tre, bổ sung thêm khẩu phần cám hỗn hợp.
Khi dế vừa mọc mầm cánh thì phân loại dế trống - dế mái nhờ đặc điểm ống đẻ trứng; sau đó tách ra nuôi riêng để làm giống cho các thí nghiệm sau.
2.3. 3. Phƣơng pháp khảo sát ảnh hƣởng của độ ẩm đất đến tỷ lệ nở trứng của Dế than G. bimaculatus trứng của Dế than G. bimaculatus
2.3.3. 1. Phƣơng pháp tạo độ ẩm đất cho các khay đẻ trứng
Mẫu đất sau khi được sàng lọc, loại bỏ tạp chất được cho khay đựng inox, cân khối lượng rồi cho vào tủ sấy ở nhiệt độ 110oC, sấy khô đến khi khối lượng không đổi, lúc này ta có mẫu đất khô hoàn toàn.
Từ phần mẫu đất đã sấy khô, lấy ra 3 phần nhỏ. Mỗi phần tiến hành tạo các môi trường đất với 1 độ ẩm khác nhau bằng cách bổ sung nước sạch cho vào mẫu đất.
Độ ẩm đất được xác định bằng công thức:
Sau khi tạo các mẫu đất có độ ẩm tương ứng, dùng máy đo độ ẩm đất để kiểm tra và điều chỉnh lại độ ẩm đất cho chính xác.
Vật liệu & Phƣơng pháp
28
2.3.3. 2. Phƣơng pháp nghiên cứu ảnh hƣởng của độ ẩm đất đến tỷ lệ nở trứng của Dế than G. bimaculatus tỷ lệ nở trứng của Dế than G. bimaculatus
Giống dế thí nghiệm được chọn ở giai đoạn vừa thành trùng, cho ghép thành 10 cặp dế trống mái và nuôi riêng trong các chậu nuôi.
Ở mỗi cặp cá thể, lấy ngẫu nhiên 400 trứng và cho ấp ở các khay đất có độ ẩm khác nhau.
Lô thí nghiệm DA – I: cho ấp 100 trứng với độ ẩm đất 10%. Lô thí nghiệm DA – II: cho ấp 100 trứng với độ ẩm đất 15%. Lô thí nghiệm DA – III: cho ấp 100 trứng với độ ẩm đất 20%. Lô thí nghiệm DA – IV: cho ấp 100 trứng với độ ẩm đất 25%.
Trong thí nghiệm này, do số lượng trứng thu được ở từng cá thể qua từng ngày không nhiều nên khó cho ấp cùng một thời điểm. Vì vậy, ở mỗi thí nghiệm độ ẩm đất khác nhau sẽ cần nhiều khay ấp trứng để đảm bảo đủ số lượng nghiên cứu (100 trứng). Và cần lưu ý các khay ấp trứng trong cùng một thí nghiệm độ ẩm đất sẽ chênh lệch nhau về thời gian thu nhận trứng nên cần ghi nhãn cụ thể và phải cho ấp riêng trong các hộp nhựa nhỏ khác nhau.
Ghi nhận tỷ lệ nở trứng ở 10 cặp cá thể trống mái trong mỗi thí nghiệm độ ẩm đất khác nhau. Xử lý kết quả thu nhận được để kết luận độ ẩm đất thích hợp cho quy trình ấp nở trứng.
2.3. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu đặc tính sinh sản của giống Dế than
và giống Dế lửa
Theo phương pháp nuôi dế giống ở mục 2.3.2.4, chọn ra những giống Dế than và giống Dế lửa vừa mới vũ hoá thành trùng, khoẻ mạnh, năng động, mập mạp, có đầy đủ các bộ phận cánh, chân … để làm giống.
Vật liệu & Phƣơng pháp
29
Phân loại giống dế (Dế than – Dế lửa), phân loại trống – mái và nuôi riêng ở các thùng nuôi 35cm x 30cm x 35cm, với mật độ 15 con/thùng và nuôi trong thời gian 2 – 3 ngày.
Sau đó ghép đôi thành từng cặp trống mái và nuôi trong các chậu nuôi bằng đất, mỗi chậu nuôi có 1 cặp dế trống mái: 10 chậu nuôi cho 10 cặp trống mái Dế than và 10 chậu nuôi cho 10 cặp trống mái dế lửa.
Sau 2 ngày nuôi, vào buổi chiều cho vào mỗi chậu nuôi 1 khay đẻ trứng được chuẩn bị trước bằng đĩa petri nhựa ф 35, trên khay đẻ trứng có ghi nhãn ngày thu trứng. Sáng ngày hôm sau, thu nhận các khay đẻ trứng: đếm và ghi nhận số lượng trứng trong từng khay đẻ qua từng ngày của các cặp dế bố mẹ, sau đó cho trứng vào lại khay đẻ trứng để đem đi ấp trứng. Đến chiều ngày hôm đó ta lại đặt các khay đẻ trứng khác vào các chậu nuôi và cứ thế lặp lại cho đến khi không có chậu nuôi nào còn dế đẻ trứng nữa.
Các khay đẻ trứng thu nhận qua các ngày của từng cặp bố mẹ được cho chung vào một hộp nhựa 20cm x 15cm x 15cm để ấp trứng. Toàn bộ dế con sau khi nở của từng cặp bố mẹ sẽ được chuyển sang thùng nuôi 35cm x 30cm x 35cm và nuôi đến khi thành trùng.
Trong thí nghiệm này, ta ghi nhận các số liệu của từng cặp cá thể bố mẹ riêng biệt về: số lượng trứng đẻ qua từng ngày, tổng số ngày đẻ trứng, tổng số trứng đẻ của mỗi cá thể; số lượng trứng nở qua các ngày, tổng số ngày nở trứng, tỷ lệ nở trứng, tỷ lệ thành trùng. Từ đó đối chiếu so sánh các số liệu sinh sản giữa 2 giống Dế than và Dế
Vật liệu & Phƣơng pháp
30
2.3. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ảnh hƣởng của yếu tố dinh dƣỡng đến đặc điểm sinh trƣởng, sinh sản và phát triển của Dế than G. đến đặc điểm sinh trƣởng, sinh sản và phát triển của Dế than G. bimaculatus trong điều kiện nuôi
Dế con vừa mới nở ở mục 2.3.2.2 sẽ được chia thành 3 lô thí nghiệm, mỗi lô thí nghiệm có 100 dế con, được nuôi trong thùng nuôi 45cm x 35cm x 35cm và cho ăn bằng một loại thức ăn riêng.
Lô thí nghiệm TA – I: được nuôi bằng thức ăn tinh là cám mảnh hỗn hợp. Lô thí nghiệm TA – II: được nuôi bằng thức ăn xanh là rau muống + dưa leo. Lô thí nghiệm TA – III: được nuôi bằng thức ăn tinh cám mảnh hỗn hợp kết hợp với thức ăn xanh rau muống + dưa leo.
Nuôi từ lúc mới nở đến khi thành trùng, hằng ngày kiểm tra, quan sát, theo dõi, ghi nhận lại thởi điểm các lần lột xác, số lần lột xác, thời gian phát triển từng tuổi ấu trùng, thời gian sinh trưởng của giai đoạn thành trùng … Mô tả, đo kích thước chiều dài, chiều rộng, cân trọng lượng cơ thể của dế ở độ tuổi 8 của giai đoạn ấu trùng và giai đoạn thành trùng. Mỗi giai đoạn tuổi khác nhau khảo sát trên 10 cá thể riêng biệt (n = 10).
Khi đến độ tuổi thành trùng thì tách ra cho nuôi bắt cặp từng đôi cá thể: ở mỗi lô thí nghiệm (TA – I, TA – II và TA – III), ghép đôi 10 cặp cá thể trống mái, mỗi cặp được nuôi trong 1 chậu nuôi. Hằng ngày thu nhận số lượng trứng từng đôi cá thể, cho ấp nở và tiếp tục nuôi thế hệ con mới nở này đến khi thành trùng. Trong 3 lô thí nghiệm, ghi nhận các số liệu của từng cặp cá thể bố mẹ riêng biệt về: số lượng trứng đẻ qua từng ngày, tổng số ngày đẻ trứng, tổng số trứng đẻ của mỗi cá thể; số lượng trứng nở qua các ngày, thời gian phát triển phôi, tỷ lệ nở trứng, tỷ lệ thành trùng.
Các dữ liệu thu thập trên sẽ được xử lý thống kê, từ đó rút ra kết luận về thành phần dinh dưỡng thích hợp cho quy trình nuôi dế giống và nuôi dế thương phẩm.
Vật liệu & Phƣơng pháp
31
2.3. 6. Phƣơng pháp khảo sát ảnh hƣởng của mật độ nuôi đến tỷ lệ thành trùng ở Dế thanG. bimaculatus thành trùng ở Dế thanG. bimaculatus
Thí nghiệm này được tiến hành sau khi đã có kết quả các nghiên cứu về: đặc tính sinh sản của giống Dế than và giống Dế lửa ở mục 2.3.4 và kết quả ảnh hưởng của thành phần dinh dưỡng đến khả năng sinh trưởng phát triển của dế ở mục 2.3.5. Từ đó chọn ra giống dế có đặc tính sinh sản tốt hơn để làm giống, cho giống dế này ghép đôi