Tuy nhiên muốn người người học giao tiếp trong nhóm hiệu quả, GV cần hỗ trợ người học vượt qua một số rào cản sau đây:
Bởi các em HS lớp 10 – lớp đầu tiên của 3 năm học cấp 3, các em chưa có nhiều thời gian để tìm hiểu nhau, có thể các em sẽ ngại nói chuyện với nhau, ngại bày tỏ quan điểm cá nhân, ngại trao đổi, ngồi ra sự khác biệt về tính cách hoặc những ảnh hưởng tiêu cực từ các mối quan hệ bên ngồi nhóm sẽ giảm hiệu quả của giao tiếp trong nhóm. GV lúc này cần tìm hiểu tất cả HS trong lớp, để việc chia nhóm khơng chỉ đảm bảo học tập được tốt mà cịn phải
là mơi trường để phát triển khơng khí thân thiện, cởi mở, giúp HS thân thuộc với nhau hơn.
Sự không đồng đều về vốn kiến thức của người học trong cùng một nhóm. Đây là điều thường thấy ở các nhóm học tập. Chắc chắn sẽ có những HS có sức học và vốn kiến thức trội hơn các bạn cịn lại trong nhóm, các em này thường là những cá nhân “mạnh miệng” hơn những bạn khác, thường các em sẽ tự tin thể hiện bản thân hoặc dễ trở thành những người lãnh đạo nhóm do có thể nắm bắt được ý đồ cũng như hình dung được cơng việc mà nhóm cần phải thực hiện. Điều này là cần thiết ở mỗi nhóm, tuy nhiên GV cần theo dõi hoạt động của nhóm để tránh trường hợp các em này trở nên độc tài, chỉ đạo áp đặt mọi cơng việc của nhóm theo ý mình, tránh để các em yếu hơn trong nhóm trở nên nhút nhát, không dám bày tỏ, lệ thuộc vào các bạn học giỏi mà khơng đóng góp ý kiến hoặc xây dựng bài tích cực.
Thiếu kinh nghiệm khi làm việc trong tập thể cũng là hạn chế trong giao tiếp nhóm và ảnh hưởng xấu tới việc hình thành năng lực hợp tác ở người học. Có một số HS chỉ tập trung vào việc học và tự học, các em ít giao lưu tiếp xúc trị chuyện với mọi người, ngại tham gia vào các công tác xã hội. Nguyên nhân của hiện tượng này, một phần vì ngại một phần vì các em cho rằng những cơng tác ấy làm giảm thời gian học tập của các em. Những cá nhân này có thể có kiến thức nền vững, làm việc cá nhân tốt nhưng hoạt động cùng với các bạn trong nhóm có thể gặp khó khăn. Với những HS có tính hướng ngoại, đã và đang tham gia tích cực vào các cơng tác Đồn đội ở trường lớp thì gaio tiếp nhóm cũng như hợp tác với các bạn khơng q khó khăn. Các em có thể chưa biết hợp tác trong nhóm sao cho có hiệu quả nhưng chí ít các em không ngại, không nhút nhát và sẵn sàng đón nhận nhiệm vụ được giao một cách tích cực. Những HS này sẽ là những cầu nối giúp cả nhóm hợp tác với nhau hiệu quả hơn, các em sẽ là khuấy động nhóm, đẩy khơng khí tích cực hào hứng của nhóm lên cao, kết nối những HS yếu và những HS có kiến thức tốt, cùng giúp nhau học tập.
D. Tính cá nhân
Trong nhóm, bắt tay hợp tác cùng nhau trao đổi để giải quyết vấn đề là điều rất cần thiết nhưng mỗi người học cần có tính cá nhân nhất định. Điều này đảm bảo các em xác định được trách nhiệm của mình trong nhóm, biết rõ phận sự giới hạn và quyền hành trong nhóm cũng như thời gian để làm việc với nhau. Bằng cách này giúp các em thực hiện được nhiệm vụ của mình mà không lẫn sang các phần nhiệm vụ của các thành viên khác. Bên cạnh đó, việc xác định được chính xác cá nhân cần phải làm gì khiến HS yên tâm phát huy những năng lực vốn có của bản thân vào phần nhiệm vụ của mình.
E. Phản hồi và điều chỉnh
Việc nhận nhiệm vụ và thực hiện sẽ luôn hiệu quả khi được báo cáo thường xuyên thông qua các cuộc họp nhóm. Trong họp nhóm mỗi HS sẽ nhận được phản hồi đóng góp mang tính xây dựng và kịp thời từ các thành viên cịn lại của nhóm để có thể đưa ra hướng điều chỉnh phù hợp, thậm chí có thể phát huy tính sáng tạo, cải tiến giúp nhiệm vụ thuận lợi hơn (cả về kiến thức thu nhận được và thời gian thực hiện nhiệm vụ). Để làm được điều này, các thành viên trong nhóm cần thoải mái chia sẻ thơng tin, lúc này chúng ta quay lại vai trò của năng lực giao tiếp trong nhóm, chia sẻ thơng tin chính xác, chân thực, đặc biệt là những khó khăn vướng mắc gặp phải trong quá trình thực hiện. Các thành viên cịn lại trong nhóm cần kiên nhẫn lắng nghe, bình tĩnh phân tích vấn đề của bạn, tránh tính nóng vội và đưa ra những đóng góp cá nhân giúp bạn hồn thành nhiệm vụ. Chỉ như vậy cơng việc của nhóm mới được tiến hành thuận lợi mà không bị gián đoạn quá lâu ở một khâu nào đó. Với những HS đã hồn thành nhiệm vụ trước, việc chia sẻ thông tin cũng rất cần thiết, hãy khuyến khích các em chia sẻ kinh nghiệm thu nhận được trong quá trình thực hiện để giúp các bạn khác có thể hồn thành nhiệm vụ. Đồng thời các em sẽ nhận được những lời khen ngợi động viên từ những bạn khác và người dạy. GV cần theo dõi sát sao quá trình trao đổi và phản hồi
khuyến khích các em phát huy những ưu điểm vừa kịp thời sửa chữa khiếm khuyết mắc phải. GV càng tích cực bao nhiêu, cẩn thận theo dõi thường xuyên bao nhiêu thì kết quả hoạt động nhóm càng cao bấy nhiêu.
Khi đảm bảo được những điều trên năng lực hợp tác của người học sẽ dần được hình thành và rèn luyện theo thời gian.
GV trong vai trị hỗ trợ, điều chỉnh nhóm trong những khi nhóm gặp khó khăn nhưng khi phát hiện một số mâu thuẫn dưới đây, yêu cầu người GV phải chủ động giải quyết và đảm nhiệm vai trò chỉ đạo.
GV phải để ý đến tất cả mọi thành viên, kể cả trưởng nhóm, nếu các em có những biểu hiện sau đây:
Có vẻ ln ca ngợi thái q về thành tích của nhóm.
Ln u cầu nhận phần thưởng lớn trong khi kinh phí hoạt động nhóm không nhiều.
Thường che giấu hoặc khơng sẵn lịng chia sẻ thơng tin, kinh nghiêm. Những hành vi như vậy sẽ làm suy yếu sự tận tâm của mọi người và giảm sự gắn kết trong nhóm. GV theo dõi xem phản ứng của các HS trong nhóm ra sao nếu các thành viên tự có ý thức giúp bạn loại bỏ những hành vi đó thì GV khơng cần can thiệp bằng không GV cần trực tiếp loại các hành vi tiêu cực này.
Người dạy nhận ra sự hợp tác lành mạnh, nếu quan sát thấy các thành viên trong nhóm làm những điều sau đây:
Đặt quyền lợi của nhóm lên trên quyền lợi bản thân.
Sẵn sàng bỏ ra một phần chi phí trong lúc nhóm đang cần gấp, tạo điều kiện giúp đỡ các thành viên khác thực hiện nhiệm vụ (phương tiện đi lại hoặc đóng góp tài liệu).
Nhiệt tình chia sẻ niềm tin vào sự thành công.
Vui vẻ nhiệt tình giúp đỡ các bạn cùng nhóm hồn thành nhiệm vụ. Xóa bỏ những bất đồng quan điểm gây ảnh hưởng tới công việc chung giữa các thành viên. Đây là điểm đáng được quan tâm, bởi vì sự bất đồng giữa
các cá nhân chính là yếu tố phá hoại và làm cho hoạt động nhóm sụp đổ. Mâu thuẫn trong quan hệ khiến mọi người xao lãng công việc và giảm sự tận tâm dành cho nhóm, cũng như các mục tiêu của nhóm. Một số nhóm khơng thể kết thúc cuộc họp mà khơng có những cơn giận bùng phát, sự chỉ trích cơng khai và những cảm giác nặng nề. Khi điều này xảy ra, các thành viên trong nhóm có thể phản ứng bằng cách rút lui khỏi cuộc tranh cãi, hoặc cố giữ gìn mối quan hệ của họ bằng cách tránh chạm trán.
Nếu người dạy quan sát thấy loại mâu thuẫn này, hãy lập tức làm điều gì đó để ngăn chặn trước khi mọi việc trở nên xấu hơn. Hãy làm bất cứ điều gì cần thiết để đưa các bên thù địch đến gần nhau, xem xét mâu thuẫn một cách cơng bằng, khách quan và tìm hướng giải quyết. Nếu một trong hai bên hoặc cả hai bên tỏ ra quá cứng rắn, hãy nghĩ đến phương án thay đổi nhân sự của nhóm học tập.
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.2.1. Thực tiễn sử dụng hoạt động nhóm trong dạy học Sinh học phần III: VSV, sinh học 10 - THPT VSV, sinh học 10 - THPT
Thông qua phiếu thăm dị, chúng tơi thực hiện khảo sát thực trạng dạy bộ môn Sinh học 10 trường THPT Đà Bắc trong tổng số 35 tiết học, kết hợp với phỏng vấn HS về sử dụng nhóm học tập; thu được tỉ lệ sử dụng PPDH theo nhóm như bảng sau:
Bảng 1.1: Tỷ lệ sử dụng PPDH theo nhóm trong dạy và học Sinh học 10 Mức độ Mức độ Các tiêu chí Thường xun Thỉnh thoảng Khơng sử dụng SL tiết % SL tiết % SL tiết % GV hướng dẫn HS tổ chức hoạt động nhóm Dạy học kiến thức mới 14 40 13 37,15 8 22,85 Dạy học củng cố và ôn tập 21 60 9 25,72 5 14,28 Kiểm tra đánh giá 8 22,85 11 31,42 16 45,71 HS tự hình thành nhóm học tập Tìm hiểu kiến thức mới 7 20 18 51,53 10 28,57 Củng cố và ôn tập kiến thức 23 65,73 11 31,42 1 2,85 Tự kiểm tra và đánh giá 3 8,58 16 45,71 16 45,71
Chúng tôi cũng tiến hành nhiều buổi dự giờ, trao đổi với GV có trình độ chun mơn vững vàng nhằm thu thập các dữ liệu làm cơ sở thực tiễn cho đề tài nghiên cứu.
1.2.1.1. Tình hình GV sử dụng hoạt động nhóm trong dạy học Sinh học 10
Trong dạy học hình thành kiến thức mới
Hoạt động nhóm là phương pháp được nhiều GV sử dụng trong dạy học bộ môn Sinh học, nhất là trong việc dạy học hình thành kiến thức mới. Tuy nhiên việc tổ chức nhóm ra sao, hoạt động nhóm trong dạy học kiến thức mới sao cho đạt hiệu quả cao thì khơng phải người dạy nào cũng thực hiện được.
Nhiều GV có tâm huyết với nghề đã chủ động tìm kiếm, học hỏi để đưa PPDH theo nhóm vào giảng dạy sao cho khoa học và hợp lý. GV thường áp dụng hoạt động nhóm cho những bài học có kiến thức mới mẻ, nhưng thường
chỉ dừng ở mức, tập hợp những HS ngồi kế cận nhau cho HS thảo luận trong thời gian ngắn, đưa ra những ý kiến nhanh, những thắc mắc ban đầu làm cơ sở để đưa ra vấn đề mới cho bài học, từ đó dẫn dắt vào bài học. Việc các em có thực sự thảo luận, những thắc mắc ý kiến mang tính tích cực bộc lộ năng lực của người học hay không, nhiều khi GV không để ý đến điều này.
Chính vì điều này nên dễ dàng nhận thấy qua bảng , số lượng người học tự hoạt động nhóm để tìm hiểu nội dung kiến thức mới là khơng nhiều, có chăng chỉ xuất hiện ở một vài HS thực sự đam mê môn học, hào hứng với những điều chưa biết, chưa được rõ mới cùng nhau tự hoạt động nhóm.
Trong dạy học củng cố, ơn tập, hồn thiện kiến thức
Trong khâu củng cố bài học, đã có số lượng nhỏ GV sử dụng hoạt động nhóm để tóm tắt nội dung kiến thức đã học cho HS trên lớp, song chưa chú ý đến hoạt động nhóm của các em ngồi giờ trên lớp. Điều này không giúp tăng cường khả năng tự học của HS cũng như không hỗ trợ rèn luyện thêm cả về kiến thức và năng lực mà người học đã cùng nhau hình thành trên lớp. Cho nên hiệu quả mang lại từ việc tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học củng cố ơn tập, hồn thiện kiến thức chưa nhiều.
Hiện nay trong giờ ôn tập của môn Sinh học, do nội dung kiến thức ôn tập thường nhiều nên GV luôn muốn tiết kiệm thời gian và công sức, đồng thời để phù hợp với hình thức kiểm tra đánh giá chủ yếu hiện nay là trắc nghiệm khách quan nên GV chủ yếu cho HS trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa, sách bài tập hoặc hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm nhanh. Mọi hoạt động dạy và học trong giờ ôn tập thường khá gấp rút và khẩn trương, HS thì chỉ chăm chú tới những nội dung được GV nhấn mạnh nhằm phục vụ cho các bài kiểm tra đánh giá chính vì vậy hiệu quả thu được của giờ ôn tập thường không cao, kèm theo đó mục tiêu dạy học nhằm phát triển năng lực cho người học cũng đôi khi bị quên lãng.
kiến thức đã học dưới sự hướng dẫn của người dạy. Những nhóm này tiếp tục hoạt động khi về nhà, cùng giúp nhau hoàn thiện khối kiến thức, cùng giúp nhau chuẩn bị cho bài kiểm tra đánh giá sắp tới.
Do đó, việc nghiên cứu tìm cách tổ chức hoạt động nhóm vào dạy học với mục đích ơn tập và củng cố hoàn thiện kiến thức là hết sức cần thiết, mang tính thực tiễn cao. Hoạt động nhóm trong lúc này vừa dễ hình thành nhóm, vừa thuận lợi cho người học rèn luyện năng lực hợp tác cũng như những năng lực cá nhân khác.
Trong những nội dung thực hành