Phịng thực hành Sinh họ cở trường THPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học phần III vi sinh vật, sinh học 10 trung học phổ thông (Trang 37 - 40)

GV thường xuyên tổ chức hoạt động nhóm trong những bài thực hành sinh học, đặc biệt trong những bài thực hành quan sát và giải phẫu. Với nội dung VSV học 10, tổ chức chia nhóm HS và tiến hành thực hành là điều cần thiết, bởi không phải nhà trường nào cũng được trang bị đầy đủ thiết bị để tất cả HS cùng lúc được thực hiện bài thực hành. Mặt khác, gói trong khn khổ một giờ thực hành chỉ có 45 phút , GV không đủ thời gian và công sức để hướng dẫn tỉ mỉ chi tiết cho từng người học thực hiện thành cơng thí nghiệm hoặc bài thực hành. Tuy nhiên, hoạt động nhóm trong những giờ này địi hỏi cơng tác quản lý thật tốt, nếu không dễ gây lộn xộn, tránh tính trạng giờ thực

Trong kiểm tra, đánh giá

Hầu hết các bài kiểm tra đánh giá của bộ môn Sinh học ở trường THPT hiện nay dưới hình thức trắc nghiệm khách quan với hệ thống ngân hàng câu hỏi. Mỗi HS tự thực hiện bài kiểm tra của cá nhân mình, cịn việc đánh giá kết quả của người học chủ yếu được thực hiện bởi GV, việc này giúp GV trực tiếp nhìn nhận được kết quả của mỗi người học thu được. Do đó, rất ít những bài kiểm tra đánh giá được tổ chức với hoạt động nhóm. Theo quan điểm của chúng tơi, trong kiểm tra đánh giá cần thiết phải có hoạt động nhóm, bởi hơn ai hết, người học muốn được nhận sự đánh giá từ 2 phía, của cả GV giảng dạy và những bạn học cùng.

1.2.1.2.Thực trạng HS tự hình thành nhóm học tập

Qua bảng khảo sát ta thấy HS ít khi tự thành lập những nhóm học tập để cùng nhau tìm hiểu kiến thức mới, hầu hết các em tự học tự tìm hiểu tri thức cho mình. Tuy nhiên những nhóm học tập hình thành để củng cố và ôn tập kiến thức cũ lại được HS tự tổ chức khá thường xuyên, các em thường phân chia công việc chuẩn bị bài ôn, cuối cùng tổng hợp thành tài liệu ôn tập chung sử dụng cho cả nhóm. Tự kiểm tra đánh giá bằng nhóm học tập cịn là vấn đề khá mới mẻ với các em, mặc dù là phương pháp rất hiệu quả và mang tính khách quan cơng bằng cao nhưng ít được các em sử dụng. HS thường tự kiểm tra đánh giá trong nhóm khi có hoạt động nhóm cùng nhau tuy nhiên việc tự đánh giá này thường khơng chính xác, ít mang lại hiệu quả tiến bộ cho HS.

1.2.4. Phân tích nguyên nhân thực trạng sử dụng hoạt động nhóm trong dạy học Sinh học

1.2.4.1. Về phía giáo viên

Do lối dạy học truyền thống theo hình thức đọc chép đã tồn tại trong nhà trường phổ thơng nhiều năm nay như một thói quen khó thay đổi.

Một số GV còn chưa tâm huyết với nghề, ý thức cải tiến PPDH chưa nhiều nên dẫn đến dạy học theo qn tính, thói quen, ngại thay đổi và ngại sử

chỉ là hình thức đơn giản, chưa thực sự mang tính khoa học để đạt được những ưu việt mà phương pháp mang lại. Dẫn tới kết quả của q trình dạy học thu được khơng cao, chưa kích thích được tính tích cực, ham tìm hiểu tri thức của người học, mục tiêu hình thành và rèn luyện năng lực cho người học cũng vì thế mà gặp hoàn thành.

Nhiều GV đã tiếp cận với các PPDH tích cực song việc áp dụng vào thực tiễn giảng dạy vẫn còn nhiều hạn chế. Bởi việc áp dụng các PPDH tích cực nói chung và PPDH theo nhóm nói riêng địi hỏi người GV vừa phải nắm chắc nội dung tri thức vừa phải gia công tài liệu rất nhiều. Ngoài ra năng lực sư phạm của GV phải vững vàng, đầu tư nhiều thời gian công sức để theo dõi nhóm hoạt động, hỗ trợ và giúp đỡ các em kịp thời. Các hoạt động này khiến khâu thiết kế giáo án trở nên vất vả hơn.

Để tổ chức hoạt động nhóm đạt kết quả cao, GV cần biết sử dụng và phối hợp linh hoạt các thiết bị, phương tiện dạy học cũng như các điều kiện xã hội bên ngồi nhằm hỗ trợ các nhóm học tập. Có như vậy giờ học mới kích thích được tính tích cực của người học, khiến người học hợp tác và học tập cùng nhau thuận lợi hơn.

Đa số giáo viên cho rằng những PPDH tích cực nói chung và PPDH theo nhóm nói riêng chỉ nên áp dụng với những HS khá và giỏi vì chỉ những em này mới có khối kiến thức nền tốt, có ý thức học tập để tiếp nhận và phát huy hiệu quả thực sự của những PPDH này. Đây là một ý kiến chủ quan chưa đúng đắn bởi nếu chỉ HS khá giỏi mới áp dụng được thì chả cần tới những PPDH tích cực, các PPDH truyền thống cũng giúp các em học tập hiệu quả rồi. Mục tiêu chúng ta hướng tới là để các em tự giúp nhau, những HS khá giỏi sẽ giúp đỡ bạn mình học tốt hơn.

GV hầu như chú trọng tới nội dung kiến thức mà HS thu nhận được, chứ chưa chú tâm tới năng lực hay thái độ và hành vi của người học. Chính vì điều này, các PPDH tích cực nói chung và PPDH theo nhóm nói riêng chưa thu được kết quả về lâu dài. Tức là, ở trên lớp thì các em học theo nhóm dưới

sự sắp xếp của GV, khi rời trường lớp các em lại quay về cách học truyền thống mà chưa chủ động thành lập và duy trì nhóm cho những hoạt động học tập về sau.

1.2.4.2. Về phía học sinh

Nhiều HS coi mơn Sinh học ở THPT là môn phụ, do vậy các em thiếu sự đầu tư thời gian và công sức vào việc học mà chỉ học mang tính chất đối phó với việc kiểm tra, đánh giá của GV.

Trong quá trình học, HS cịn thụ động, chưa tích cực, chủ động trong lĩnh hội kiến thức.

Hầu hết HS chưa đổi mới cách học, chỉ quen với cách học thuộc lòng nội dung cơ bản được ghi chép ở trên lớp và chưa chú ý đến phân tích, chứng minh và tìm hiểu bản chất của các nội dung đó.

1.2.4.3. Nguyên nhân khách quan khác

Một nguyên nhân quan trọng khác là cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy học bộ môn ở trường phổ thông chưa đầy đủ. Đặc biệt là thiết kế môi trường lớp học, các dụng cụ thực hành được trang bị hầu như để phục vụ HS tự thực hành và học, chưa thuận lợi cho HS thực hiện cơng tác nhóm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học phần III vi sinh vật, sinh học 10 trung học phổ thông (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)