Mặt khác, chương trình, SGK tuy mới cập nhật, hiện đại, nhưng bổ sung nhiều kiến thức mới và khó, nhất là chương trình Sinh học 10. Trong khi đầu tư trang thiết bị lại không theo kịp và GV lại không được bồi dưỡng, đào tạo để kịp thời đáp ứng việc dạy học theo chương trình mới. Từ đó dẫn
TIỂU KẾT CHƯƠNG I
Trải qua quá trình đọc và nghiên cứu tài liệu chúng tôi nhận ra được cơ sở lý luận của PPDH theo nhóm. Đây chính là nền tảng để xây dựng và triển khai quy trình dạy học nhóm vào trong thực tiễn giảng dạy sao cho phát huy được các ưu điểm của phương pháp và hạn chế ở mức thấp nhất các yếu điểm có thể xảy ra. Chúng tơi nhận định đúng đắn vai trị của GV trong công tác tổ chức và điều khiển nhóm học tập đồng thời cũng cân nhắc tới các yếu tố có thể ảnh hưởng tới người học trong quá trình giảng dạy. Tuy nhiên để phương pháp có thể đạt hiệu quả cao cịn phụ thuộc nhiều vào đặc điểm của đối tượng áp dụng, do vậy cần thiết phải tìm hiểu kỹ các đặc điểm của người học cũng như điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường trước khi áp dụng phương pháp này vào thực tiễn giảng dạy.
CHƯƠNG 2
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM
TRONG DẠY HỌC PHẦN III: VI SINH VẬT, SINH HỌC 10 TRUNG HỌC PHỔ THƠNG
2.1. Phân tích chương trình Sinh học -THPT
Chương trình Sinh học THPT thể hiện tính khái quát hóa về hệ thống sống như là một hệ thống mở, có tổ chức cao theo cấp bậc từ phân tử, cơ thể, quần thề, quần xã, hệ sinh thái.
Chương trình Sinh học ở bậc THPT đề cập nhiều đến khái niệm bản chất và cơ chế của các quá trình sinh học [17] Điều này đòi hỏi GV tăng cường rèn luyện năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự học, tư nghiên cứu của người học, năng lực hợp tác để cùng nhau tìm hiểu kiến thức mới.
Sách giáo khoa Sinh học 10 được xây dựng trên quan điểm cấu trúc luôn đi đôi với chức năng, đặc điểm này thể hiện ở tất cả các cấp độ sống từ phân tử đến hệ sinh thái. Mặt khác chương trình Sinh học 10 cũng thể hiện rõ quan điểm tiến hóa qua từng cấu trúc chức năng hiện tượng cơ chế ở mỗi cấp độ sống [17].
Mở đầu bằng Phần I: Giới thiệu chung về thế giới sống đã cung cấp cho học sinh cái nhìn tổng quan về đặc điểm chung của thế giới sống, đồng thời giới thiệu tới người học các quan điểm phân chia sinh giới. Thơng qua phần I, người dạy có thể rèn luyện cho người học lối tư duy logic, phân tích, so sánh và tổng hơp.
Nối tiếp là Phần II: Sinh học tế bào. Nội dung phần này đi sâu vào các đặc điểm cơ bản của sự sống ở cấp độ tế bào: thành phần hóa học, cấu tạo tế bào, các quá trình trao đổi chất và năng lượng trong tế bào, sự phân chia của tế bào. Đây là kiến thức cơ sở để học tiếp Phần III: Sinh học VSV, người học sẽ tìm hiểu về VSV- sinh vật có kích thước vơ cùng nhỏ bé.
Bảng 2.1. Nội dung chương trình sinh học 10 CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC 10 Phần một: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG Gồm 2 bài: Các cấp tổ chức thế giới sống Các giới sinh vật Phần hai: SINH HỌC TẾ BÀO
Chương I. thành phần hóa học của tế bào Chương II. Cấu trúc của tế bào
Chương III. Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào
Phần ba: SINH HỌC
VSV
Chương I. Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở VSV
Chương II. Sinh trưởng và phát triển của VSV
Chương III. Virut và bệnh truyền nhiễm 2.2. Phân tích chương trình VSV, sinh học 10 – THPT
2.2.1. Vị trí
Nội dung sinh học 10 chia làm 3 phần:
Phần một. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG Phần hai. SINH HỌC TẾ BÀO
Phần ba. SINH HỌC VI SINH VẬT
Với nội dung VSV 10 được sắp xếp ở phần III, gồm 10 bài lý thuyết và 2 bài thực hành được chia làm 10 tiết học lý thuyết, 3 tiết thực hành, 1 tiết ôn tập, 1 tiết kiểm tra. Sau khi HS đã có những kiến thức tổng quan về thế giới sống, cùng sự phát triển của giới hữu cơ, tìm hiểu thành phần hóa học và cấu trúc của tế bào, sự chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào.
2.2.2. Về mục tiêu 2.2.2.1. Kiến thức 2.2.2.1. Kiến thức
Trình bày được các kiểu dinh dưỡng và trao đổi chất ở VSV, vai trò của VSV trong q trình chuyển hóa vật chất và ứng dụng của VSV trong đời sống con người.
Phân biệt được quy luật sinh trưởng trong nuôi cấy liên tục và quy luật sinh trưởng trong ni cấy khơng liên tục.
Trình bày được ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến sự sinh trưởng của VSV.
Trình bày được cấu trúc chung của virut, quá trình nhân lên của virut trong tế bào vật chủ.
Phát biểu được vai trò và cơ chế truyền bệnh của virut. Nhận biết được bệnh truyền nhiễm do virut và miễn dịch.
2.2.2.2. Kỹ năng
Bắt chước được theo GV trong các giờ thực hành, cụ thể trong những bài quan sát và làm quen với kính hiển vi, tiêu bản, quan sát VSV.
Làm chuẩn xác các bài thực hành về lên men VSV.
Tự nhiên hóa được các nội dung thực hành về nhà như: muối dưa chua, làm sữa chua hay làm nếp cẩm.
Hình thành được thao tác tư duy, nhận ra được mối liên hệ giữa kiến thức đã học với các hiện tượng thực tế gặp bên ngồi từ đó lý giải được nguyên nhân dẫn tới hiện tượng.
Hình thành và rèn luyện các năng lực cá nhân cần thiết như năng lực giao tiếp, kỹ năng đọc tài liệu, năng lực làm việc nhóm và đặc biệt là năng lực hợp tác trong hoạt động nhóm.
2.2.2.3. Thái độ
Trên cơ sở nắm vững các kiến thức cơ bản, HS tích cực chủ động vận dụng các kiến thức vào thực tiễn đời sống.
Củng cố cho HS quan điểm duy vật biện chứng về thế giới sống, bồi dưỡng cho người học lịng u thiên nhiên, có thái độ và hành vi đúng đắn đối với bệnh truyền nhiễm do VSV gây ra, nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng trước những dịch bệnh nguy hiểm.
2.2.3. Về cấu trúc
Tổng quan cấu trúc của chương trình Sinh học 10 được bố cục như sau: Phần 3 sinh học VSV được xây dựng theo hệ thống của chương trình sinh học phổ thông, phù hợp với mối tương quan với kiến thức cũ đã học ở trung học cơ sở, là tiền đề để người học tiếp thu các chương sau. Tính hệ thống thể hiện ở sự phù hợp với nhận thức của người học, phù hợp với mối tương quan với những môn khoa học khác. Đồng thời phần III: Sinh học VSV thể hiện tính khoa học sâu sắc (các phương thức hoạt động sống được sắp xếp theo trình tự từ thấp tới cao, từ đơn giản tới phức tạp, từ cái riêng tới cái chung, từ cấu trúc tới chức năng).
Tính hợp lý của bố cục chương mục khiến nội dung Sinh học VSV khơng bị tách rời khỏi tồn chương trình Sinh học của 3 năm phổ thơng.
Nội dung này kế thừa kiến thức của 2 phần trước đó, đồng thời mang tính hệ thống và theo cấu trúc đồng tâm mở rộng, mở rộng nhưng theo trục chung: Từ tiền nhân -> nhân thật -> đơn bào, tới các lớp sau sẽ tiến tới cơ thể – quần thể – quần xã – cuối cùng là hệ sinh thái. HS sau khi có những kiến thức cơ bản nhất về cấu trúc, chức năng và các hoạt động sống của tế bào sẽ lấy đó làm cơ sở để tìm hiểu các hoạt động sống của sinh vật, bao gồm 4 đặc trưng sống: Trao đổi chất và năng lượng, cảm ứng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản (đây là 4 nội dung của chương trình sinh học 11). Bốn đặc trưng này cũng có ở VSV và được trình bày theo đúng thứ tự nêu trên: từ trao đổi chất và năng lượng (chương I) tới sinh trưởng và phát triển (chương II), cảm ứng được trình bày lồng ghép trong chương II (đặc biệt trong Bài 27: các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của VSV). Các bài thực hành được bố trí ở mỗi cuối chương phù hợp với xu thế hiện nay, giúp HS “học đi đôi với hành”,
khắc sâu tri thức hơn. Khác với chương trình sách giáo khoa được xây dựng trước năm 1990, tất cả các bài thực hành đều xếp ở cuối sách giáo khoa. Ở đây, bài thực hành của mỗi chương đều được sắp xếp vào cuối chương, vừa mang tính logic trong xây dựng nội dung vừa thể hiện tính ngun tắc trong việc thực hiện chương trình do Bộ quy định.
Ngoài ra, nội dung sinh học VSV 10 cũng tuân theo tính cơ bản: những đặc điểm chủ yếu nhất của VSV, về đặc điểm cấu tạo, hình thái, cách thức sinh trưởng và sinh sản của VSV; những đặc điểm này giúp HS lý giải được tại sao VSV mặc dù khơng có cấu tạo hoàn thiện của một tế bào mà vẫn có những hoạt động sống bình thường.
Tính hiện đại mà thực tiễn được thể hiện rõ trong nội dung sinh học VSV 10 bởi trong nội dung đã lồng ghép những thành tựu khoa học, ứng dụng vào thực tiễn. Đảm bảo thực tiễn gắn với lý thuyết, khiến cho môn học trở nên gần gũi với HS. Chính điều này tạo hứng thú tìm hiểu cho người học,ví dụ: Vận dụng q trình lên men lactic và etilic chúng ta có thể tự chế món sữa chua nếp cẩm tại nhà, vừa ngon lại vừa an toàn.
Với chương I, HS sẽ được tìm hiểu khái niệm VSV, điều này giúp người học có những hiểu biết ban đầu về những sinh vật khó có thể quan sát bằng mắt thường. VSV có những hình thức dinh dưỡng nào, q trình hơ hấp và lên men ở VSV xảy ra làm sao, trao đổi chất và năng lượng của VSV có gì khác so với các sinh vật còn lại của sinh giới. Kết thúc chương I, HS sẽ học bài 24 với nội dung thực hành, bài thực hành này được triển khai trong 2 tiết học. Đây là nội dung thích hợp để GV tổ chức hoạt động nhóm cho HS.
Tuân theo tính khoa học và kế thừa. Chương II giúp người học tìm hiểu quá trình sinh trưởng và sinh sản ở VSV (2 trong 4 đặc trưng sống của mỗi sinh vật), hai q trình đó chịu ảnh hưởng ra sao từ các yếu tố bên ngoài (gồm các yếu tố hóa học và lý học). Kết thúc chương II là bài 28 thực hành, giúp HS có thể quan sát thấy hình dạng một số vi khuẩn mà khó có thể nhìn được
Chương III giới thiệu tới người học Virut – thực thể có kích thước nhỏ hơn cả vi khuẩn. Cụ thể: bài 29 trình bày về cấu trúc của virut, bài 30 giải thích chu trình nhân lên của virut (làm tăng số lượng của virut nhưng không được coi là sinh sản). Bài 31, 32 mang tính thực tiễn cao, giúp HS tìm hiểu ý nghĩa của Virut trong thực tiễn, để từ đó HS hình thành cái nhìn nhân sinh quan đúng đắn về Virut.
Nội dung của Phần III :VSV tưởng chừng như rất đơn giản, chỉ mang tính giới thiệu và liên hệ nhiều với thực tế nhưng đây không phải là phần kiến thức dễ giảng dạy, có nhiều khái niệm mà yêu cầu người GV phải vững các kiến thức chun mơn về Hóa Sinh, Lý sinh mới giải thích cặn cẽ cho người học hiểu. Theo Tiến sĩ Nguyễn Thế Hưng đây là nội dung có những kiến thức mới và khó [17]. Các nội dung khó bao gồm: Phân loại kiểu dinh dưỡng ở VSV (căn cứ vào nguồn C và nguồn năng lượng, người ta chia ra làm 4 nhóm với các hình thức dinh dưỡng khác nhau). Giới thiệu chung về Virut, sự đa dạng của Virut (nơi kí sinh, cấu tạo, cách lây truyền và cách tác động của nó với đời sống). Để có thể giảng dạy tốt nội dung sinh học VSV 10 yêu cầu GV cần tích cực học hỏi, nâng cao kiến thức chuyên ngành, đổi mới PPDH và hình thức tổ chức dạy học hiệu quả mới có thể nâng cao chất lượng dạy học.
Tuy là nội dung khó giảng dạy nhưng VSV lại là nội dung phù hợp để lồng ghép tổ chức các hoạt động học tập và giáo dục khác để giúp người học hình thành và rèn luyện các năng lực sống, hình thành cách nhìn đúng đắn về nhân sinh quan. Chúng tơi nhận thấy có thể tận dụng hiệu quả những giờ học về nội dung này nhằm hiện thực hóa mục tiêu dạy học năng lực cho HS. 2.3. Nguyên tắc áp dụng phương pháp dạy học nhóm
Khi áp dụng phương pháp dạy học theo nhóm cần đảm bảo các nguyên tắc chung như: Đảm bảo mục tiêu, chương trình mơn học, đảm bảo tính khoa học, đảm bảo tính sư phạm, đảm bảo tính khả thi.. Ngồi ra phương pháp này cũng có những đặc điểm khác với các PPDH khác nên cần tuân theo một số nguyên tắc riêng sau:
2.3.1. Nguyên tắc thứ nhất: Đảm bảo mối quan hệ biện chứng giữa vai trò chủ đạo trong tổ chức điều khiển hoạt động nhóm của GV với tính tích cực chủ đạo trong tổ chức điều khiển hoạt động nhóm của GV với tính tích cực chủ động và tự giác của HS
Sự thống nhất giữa hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò là quy luật tất yếu và cơ bản của quá trình dạy học, hai hoạt động này gắn liền với nhau, có mối tác động qua lại lẫn nhau.
Theo định hướng dạy học tích cực nói chung và PPDH theo nhóm nói riêng, GV ln đóng vai trị là người tổ chức và điều khiển hoạt động của HS. HS là chủ thể của hoạt động học, có tính chủ động tích cực tham gia học tập thơng qua nhóm học tập để thu nhận và tự mình chiếm lĩnh lấy tri thức.
Do đó, quy trình hoạt động nhóm cũng luôn phải được xây dựng sao cho việc tổ chức, điều khiển của GV hài hòa với hoạt động học tập của HS.
2.3.2. Nguyên tắc thứ hai: Đảm bảo sự hài hịa giữa hình thức học cá nhân và hình thức học nhóm, mở rộng ra học tập thể và hình thức học nhóm, mở rộng ra học tập thể
Căn cứ vào tính chất mối quan hệ của cá nhân trong quá trình học tập, người ta phân chia hình thức hoạt động dạy học thành ba loại cơ bản là: dạy học cá nhân, học nhóm và học tập thể. Một giờ lên lớp sẽ đơn điệu và hiệu quả thấp nếu chỉ áp dụng riêng lẻ một trong ba hình thức nêu trên.
PPDH theo nhóm là PPDH tích cực cần có sự phối hợp hài hịa của 2 hình thức học tập cá nhân và học tập nhóm, trên cơ sở đó tiến tới mở rộng ra học tập thể. Trong đó, hình thức học nhóm đóng vai trị chủ đạo nhưng học tập cá nhân lại khơng thể thiếu, nếu khơng có hoạt động cá nhân thì hoạt động nhóm bị trì trệ, nếu chỉ chú trọng hoạt động nhóm mà khơng quan tâm đến hoạt động cá nhân thì sẽ xuất hiện thành phần ỷ lại, ăn theo… cịn nếu khơng chú trọng hoạt động nhóm thì khơng thể đánh giá rút kinh nghiệm và trao đổi ý kiến giữa các thành viên. Mở rộng ra sẽ là sự trao đổi học hỏi giữa các nhóm học tập với nhau trong tập thể. Bởi vậy, khi áp dụng PPDH theo nhóm cần phải đảm bảo cứ kết hợp hài hịa giữa 3 hình thức học tập này với nhau.
2.3.3. Nguyên tắc thứ ba: đảm bảo tính hệ thống cấu trúc
PPDH theo nhóm phản ánh hoạt động tổ chức điều khiển của GV và cách thức tiến hành hoạt động của nhóm HS. Như nguyên tắc một đã nói, hai hoạt động dạy và học có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ với nhau,.Muốn đạt được mối quan hệ biện chứng đó yêu cầu hoạt động nhóm phải tuân theo trật tự cấu trúc nhất định.
Muốn quy trình học tập nhóm đảm bảo tính hệ thống cấu trúc thì phải