1.3 .Hoạt động của tổ chuyên môn ở trường trung học phổ thông
1.3.4. Đặc điểm của tổ chuyên môn ở trường trung học phổ thông
Tổ chuyên môn trong trường trung học phổ thông là lực lượng chủ đạo tạo nên chất lượng giáo dục của nhà trường. Tổ chuyên môn hoạt động có hiệu quả thì chất lượng giảng dạy được nâng lên. Tổ chuyên môn được cấu thành từ các thành viên cùng nhóm chun mơn. Mỗi tổ chun mơn phải hồn thành tốt nhất nhiệm vụ của tổ. Các thành viên trong tổ luôn được gắn kết chặt chẽ với nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chung của tổ.
Một tổ chun mơn hoạt động có hiệu quả, về quy mơ, tổ chuyên môn không được quá nhỏ hay quá lớn. Cần đủ lớn để có được ưu thế về đa dạng hóa kỹ năng, tạo điều kiện cho các thành viên bộc lộ cảm xúc tốt hoặc xấu của mình cũng như cùng chia sẻ khi giải quyết vấn đề. Tổ cũng vừa đủ nhỏ để các thành viên cảm nhận thân tình trong nhóm và đảm bảo tính quản lý được.
* Về quy mô: Khi quy mô càng lớn, các thành viên càng khó khăn hơn trong tương tác và ảnh hưởng đến nhau. Các nhà nghiên cứu đã tóm lược về quy mơ của đội cơng tác như sau:
- Đội nhỏ (từ 2 đến 4 người) có ưu điểm là sự đồng tình, nhất trí cao hơn, có nhiều câu hỏi đặt ra hơn, trao đổi ý kiến nhiều hơn .. Các thành viên đều có mong muốn có quan hệ hịa thuận, thân thiện với người khác. Báo cáo của đội nhỏ cũng thỏa mãn hơn và thường xảy ra những thảo luận cá nhân nhiều hơn. Với quy mơ như vậy, họ ít địi hỏi về người lãnh đạo đội.
- Đội lớn hơn (12 người trở lên) dễ có xu hướng bất đồng ý kiến và khác biệt về dư luận. Những nhóm nhỏ bên trong một tổ lớn cũng dễ hình thành, xung đột giữa các nhóm đó cũng thường xảy ra, ngay từ những việc nhỏ nhặt thường ngày. Những đội lớn hơn cũng ít tình thân hữu, vì khơng phải lúc nào đội cũng đều có mặt đơng đủ.[10. tr. 232 - 233]
* Về vai trò của các thành viên: Để đội cơng tác hoạt động có kết quả tốt cần có những cá nhân trong vai trị là chun gia cơng tác và trong vai trò điều tiết cảm xúc xã hội.
Về quy mô một tổ chuyên môn, Điều lệ trường trung học không quy định về số lượng thành viên của tổ chuyên môn. Tuy nhiên, lý thuyết và thực tiễn cho thấy, quy mô lý tưởng của tổ chuyên môn, tương tự như đội cơng tác có thể từ 9 - 15 thành viên, hoặc tổ chuyên mơn là tập hợp những người có cùng chức năng nhiệm vụ (đội ngũ) có thể dao động từ 5 đến 12 người. Với quy mô này là tối ưu cho những một tổ chun mơn hoạt động có hiệu quả.
Trong tổ chuyên môn các thành viên cần cùng chia sẻ sứ mệnh, tương tác và phối hợp với nhau trong công việc để đạt được mục tiêu nâng cao chất dạy và học trong nhà trường. Mỗi tổ viên trong tổ chuyên môn cùng chịu trách nhiệm cá nhân và tương hỗ nhau. Kết quả của tổ chuyên môn là kết quả của cả tập thể tổ. Kết quả giảng dạy của tổ là kết quả đánh giá hiệu quả hoạt động của tổ chun mơn. Thay vì tổ chức các sinh hoạt “hành chính” là hoạt động của các cuộc họp “có hiệu quả”, hoạt động của đội cơng tác là các cuộc
họp khuyến khích thảo luận mở và giải quyết vấn đề. Các thành viên trong tổ cùng thảo luận, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và đi đến quyết định.
Bên cạnh đó, hiệu trưởng quản lý hoạt động của tổ chuyên môn qua hệ thống các văn bản chỉ đạo, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ trực tiếp đến giáo viên các cuộc họp hội đồng sư phạm nhà trường, hệ thống các thông tin như trang web, bảng tin, hộp thư điện tử ... hoặc trực tiếp qua các tổ trưởng. Các tổ trưởng chuyên môn với sứ mạng tham mưu, giúp hiệu trưởng tổ chức và quản lý các hoạt động dạy học trong từng tổ chuyên môn theo các nhiệm vụ của hiệu trưởng giao cho và tổ chuyên môn là nơi thực sự làm ra chất lượng của nhà trường. Như vậy các tổ trưởng chuyên môn là những người được hiệu
trưởng “ủy quyền” thực hiện các nhiệm vụ quản lý đối với hoạt động của tổ
chuyên môn.