Khái quát về đặc điểm lịch sử, địa lý, kinh tế-xã hội và giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường trung học phổ thông yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 45)

1.3 .Hoạt động của tổ chuyên môn ở trường trung học phổ thông

2.1. Khái quát về đặc điểm lịch sử, địa lý, kinh tế-xã hội và giáo dục

với trường THPT Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên

2.1.1. Về đặc điểm địa lí, lịch sử, kinh tế- xã hội và giáo dục huyện Yên Mỹ 2.1.1.1. Sơ lược về vị trí địa lí, lịch sử huyện Yên Mỹ 2.1.1.1. Sơ lược về vị trí địa lí, lịch sử huyện Yên Mỹ

Vị trí địa lý: Yên Mỹ nằm ở trung điểm phía Bắc của tỉnh Hưng Yên,

cách thành phố Hưng Yên khoảng 30 Km, cách thủ đô Hà Nội 30 Km; huyện Yên Mỹ có các huyết mạch giao thơng chính như quốc lộ 5A, 39A, đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đường Hà Nội - Hưng Yên và một số huyết mạch giao thơng quan trọng khác; có ranh giới địa lý với 5 trong số 10 huyện, thị của tỉnh Hưng Yên. Với vị trí địa lý của Yên Mỹ tạo cơ hội thuận lợi để liên doanh, liên kết với các tỉnh và huyện bạn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời tạo cơ hội để các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư trên địa bàn. Đến nay, trên địa bàn huyện Yên Mỹ có 89 dự án đầu tư, trong đó có 82 dự án đi vào hoạt động, tạo việc làm thường xuyên cho hàng vạn lao động.

Lịch sử huyện Yên Mỹ: Huyện Yên Mỹ đã có từ rất lâu đời, nằm trên

vùng Bãi Sậy của Hưng Yên với nhiều cái tên đã đi vào lịch sử, nhưng Yên Mỹ chỉ trở thành một đơn vị hành chính cấp huyện kể từ khi thành lập đạo Bãi Sậy năm 1890. Khi đạo này bị giải thể, Yên Mỹ trở thành một huyện thuộc tỉnh Hưng Yên.

Tháng 8/1945, Đảng bộ và nhân dân huyện Yên Mỹ đã tiến hành khởi nghĩa giành thắng lợi, giải phóng tồn bộ huyện n Mỹ thốt khỏi ách đơ hộ của thực dân Pháp xâm lược, thành lập Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời do Dương Tự Cờ làm chủ tịch.

Năm 1999, huyện Yên Mỹ được tái lập từ huyện Mỹ Văn có 17 đơn vị

Long, xã Liêu Xá, xã Minh Châu, xã Ngọc Long, xã Nghĩa Hiệp, xã Tân Lập, xã Tân Việt, xã Thanh Long, xã Lý Thường Kiệt, xã Giai Phạm, xã Trung Hưng, xã Trung Hoà, xã Việt Cường, xã Yên Hoà, xã Yên Phú và Thị trấn Yên Mỹ.

Yên Mỹ là nơi sản sinh ra những danh nhân nổi tiếng như Trạng nguyên Đỗ Thế Diên, nhà sử học Phạm Công Trứ, Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, Nữ sỹ Đoàn Thị Điểm, nhà chính trị Nguyễn Văn Linh.

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, Đảng bộ và nhân dân huyện Yên Mỹ đã đóng góp sức người, sức của cho tiền tuyến, hàng vạn thanh niên đã lên đường tòng quân cứu nước; hàng trăm người con của Yên Mỹ đã anh dũng hy sinh để bảo vệ Tổ quốc. Qua hai cuộc kháng chiến, toàn huyện có 2.081 liệt sỹ, 895 thương binh và nhiều bệnh binh, 69 Bà mẹ Việt Nam anh hùng.

2.1.1.2. Khái quát thực trạng phát triển kinh tế- xã hội

Phát huy truyển thống lịch sử hào hùng, trong những năm qua thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và nhà nước định hướng phát triển KT-XH mà Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã đề ra, người dân Yên Mỹ khơng ngừng tìm tịi, sáng tạo trong lao động sản xuất nhằm biến những tiềm năng về tự nhiên, xã hội thành nội lực phát triển KT-XH bền vững.

Lĩnh vực kinh tế: Kinh tế phát triển nhanh và tương đối ổn định, tốc độ tăng

trưởng bình quân đạt 19,93% . Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo Hướng tăng

nhanh công nghiệp và dịch vụ: nông nghiệp 19,28% - công nghiệp, xây dựng 42,82% - thương mại, dịch vụ 37,9%; thu nhập bình quân đầu người đạt 22

triệu đồng.

Lĩnh vực văn hoá xã hội và giáo dục:

Các hoạt động văn hố, thể thao có nhiều chuyển biến tích cực. Phong trào xây dựng gia đình, làng, cơ quan, đơn vị văn hố được quan tâm chỉ đạo

và thực hiện đạt kết quả tốt, có 74/85 làng văn hố, đạt 87%; 90% gia đình, cơ quan, đơn vị văn hóa; có 10 xã đạt 100% số làng văn hố.

Cơng tác xóa đói giảm nghèo đạt được nhiều kết quả, tỷ lệ hộ nghèo cịn 3%. Cơng tác đào tạo nghề cho người lao động được quan tâm, tỷ lệ lao động

trong độ tuổi qua đào tạo đạt trên 30% ; hàng năm tạo việc làm mới cho từ

2.000 - 2.500 lao động. Các tôn giáo hoạt động đúng tơn chỉ mục đích và pháp luật.

Duy trì thường xuyên 100% Trạm Y tế xã, thị trấn có bác sỹ khám và điều trị; có 11/17 xã đạt chuẩn Quốc gia về Y tế, chiếm gần 65% . Công tác dân số kế hoạch hố gia đình được quan tâm, tỷ lệ phát triển dân số 0,95%, chất lượng dân số ngày càng được nâng cao, các quyền trẻ em được đảm bảo.

2.1.2. Định hướng phát triển giáo dục huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên 2.1.2.1. Khái quát tình hình giáo dục huyện Yên Mỹ 2.1.2.1. Khái quát tình hình giáo dục huyện Yên Mỹ

- Về qui mô:

Hệ thống, quy mô giáo dục đào tạo tiếp tục được củng cố phát triển. Tính đến năm học 2013 - 2014:

- Giáo dục mầm non: Có 18 trường ( 17 trường cơng lập và 1 trường tư thục). Tổng số 332 nhóm,lớp. Huy động ra lớp 9.510 cháu.

- Giáo dục tiểu học: có 20 trường, 355 lớp, 10.906 học sinh.

- Giáo dục THCS : có 18 trường, 201 lớp, 6.985 học sinh. Tỷ lệ tốt nghiệp THCS: 98.8% tăng 0,65 % so với năm học 2012-2013.

- Giáo dục THPT: gồm 04 trường THPT và 01 TTGDTX với số lớp: 89; 3568 HS. Tỷ lệ tốt nghiệp THPT toàn huyện là 99.84%.

Qui mô phát triển trường, lớp hiện nay tương đối phù hợp với điều kiện phát triển KT-XH và phù hợp với nhu cầu của xã hội và địa phương, đã tạo điều kiện cho trẻ được đến trường một cách thuận lợi.

Công tác chuẩn hoá, đa dạng hoá, xã hội hoá giáo dục được chú trọng. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn, trên chuẩn hàng năm đều tăng. Chất lượng giáo dục được nâng lên. Học sinh giỏi, giáo viên giỏi năm sau cao hơn năm trước. Bình quân hàng năm số cháu 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%; học sinh tốt nghiệp THPT đạt 86,5%; học sinh thi đỗ vào các trường cao đẳng, đại học đạt trên 28% ; có 18 trường được công nhận đạt chuẩn Quốc gia tăng 10 trường so với năm 2005. Cơ sở vật chất được tăng cường đầu tư; đó triển khai thực hiện đề án kiên cố hoá trường, lớp học giai đoạn 2008 - 2012 bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ và ngân sách địa phương. Tỷ lệ phòng học kiên cố cao tầng vượt chỉ tiêu Đại hội: Mầm non đạt trên 54%; tiểu học đạt trên 76%; THCS đạt trên 80%; THPT đạt 90%.Trung tâm Giáo dục thường xuyên được mở rộng và nâng cấp; thành lập mới Trường THPT Minh Châu.

2.1.2.2. Định hướng phát triển giáo dục huyện Yên Mỹ

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Yên Mỹ khoá XXVI nhiệm kỳ 2010- 2015 đã chỉ rõ phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2010-2015 đối với GD&ĐT của huyện như sau :

“Phát triển cân đối về quy mô, loại hình, tăng cường chất lượng, hiệu quả; đa dạng hố các loại hình trường lớp, hình thức đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Phấn đấu hàng năm có 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1, 100% học sinh tốt nghiệp THCS, trên 90% học sinh tốt nghiệp THPT, 30% học sinh thi đỗ vào các trường đại học. Thực hiện chuẩn hố và nâng cao chất lượng trình độ sư phạm nhà giáo; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo. Giữ vững kết quả phổ cập THCS và phấn đấu đến năm 2015 phổ cập THPT. Có giải pháp cụ thể về xây dựng trường chuẩn quốc gia. Tiếp tục triển khai chương trình kiên cố hóa trường, lớp học từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ đảm bảo tiến độ.

Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, phát huy hiệu quả các trung tâm học tập cộng đồng; phối hợp, liên kết với các trường chuyên nghiệp, dạy nghề trên địa bàn đào tạo nghề cho người lao động, nhất là các xã có nhiều diện tích đất dành cho các dự án, phấn đấu đến 2015 có trên 55% lao động được đào tạo nghề. Tiếp tục thực hiện Đề án tiếp nhận sinh viên tốt nghiệp đại học chính qui về cơng tác tại xã, thị trấn, phấn đấu đến 2015 có 100% xã, thị trấn thực hiện đề án” [22, tr.4].

Phát huy truyền thống hiếu học, trên cơ sở những kết quả đã đạt được về GD cộng với sự phát triển ngày càng đi lên của KT-XH, GD của huyện trong những năm tới sẽ nâng cao về chất lượng, mở rộng về quy mô để đưa sự nghiệp GD của huyện ổn định và phát triển vững chắc.

2.2. Quá trình phát triển Trường THPT Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên

2.2.1. Quá trình hình thành Trường THPT Yên Mỹ

Trường THPT Yên Mỹ nằm tại địa phận Thôn Hào Xuyên – Xã Tân Lập – Huyện Yên Mỹ - Tỉnh Hưng Yên, bên đường quốc lộ 39A cách thị xã Hưng Yên 30Km. Tháng 8 – 1965 Trường THPT Yên Mỹ được thành lập. Trải qua 49 năm xây dựng và trưởng thành, nhà trường đã phải chuyển địa điểm từ Xuân Trường – Đồng Than về Thanh Long – Yên Mỹ, từ Thanh Long di chuyển về Tân Lập.

Qua 49 năm nhà trường vượt qua nhiều khó khăn để xây dựng và phát triển. Trong quá trình xây dựng và phát triển của nhà trường đã song hành cùng sự phát triển của lịch sử dân tộc. Lúc đầu mới thành lập trường chỉ có 4 lớp (3 lớp 8 và 1 lớp 9) với số lượng là 220 học sinh. Tổng số 13 cán bộ giáo viên, cơng nhân viên trong đó Đảng viên 4 đ/c, Cơng đồn viên 13 đ/c Đồn Thanh niên Cộng sản HCM 8 đ/c. Năm học 2006 – 2007: Nhà trường có 48 lớp, do số lượng học sinh tăng nhanh nên tháng 8 năm 2007 theo đề nghị của nhà trường, UBND Huyện, Sở GD&ĐT, UBND tỉnh Hưng Yên quyết định mở thêm trường THPT Minh Châu tách ra từ trường THPT Yên Mỹ. Năm học 2013 – 2014 trường THPT Yên Mỹ có 31 lớp. Tổng số 1271 học sinh.

Hội đồng giáo dục nhà trường gồm 80 cán bộ, giáo viên, nhân viên (100% giáo viên đạt chuẩn, có 8 Thạc sĩ, 2 đồng chí đang học cao học cuối năm 2014 sẽ bảo vệ), trong đó Đảng viên 29 đ/c, Cơng đồn viên 76 đ/c, Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM 33 đ/c. Cơ sở vật chất nhà trường ngày càng được củng cố và phát triển. Quá trình xây dựng và phát triển nhà trường đã được các cấp, các ngành, huyện, Tỉnh, Bộ Giáo dục khen thưởng với nhiều hình thức: tặng Cờ, Bằng khen, Giấy khen, trường tiên tiến xuất sắc.v.v…Đặc biệt năm 2001 Nhà trường được Chủ tịch nước tặng thưởng huân chương lao động hạng ba.

2.2.2. Cơ sở vật chất trường THPT Yên Mỹ

Cơ sở vật chất Nhà trường bao gồm: - Khu nhà lớp học gồm:

+ Nhà lớp học 3 tầng: 27 phòng học + Nhà lớp học 2 tầng: 12 phòng học + Nhà cấp 4: 4 phòng học

Các phòng học đều sạch sẽ, có quạt điện và đèn đảm bảo ánh sáng theo qui định.

- Khu phịng thí nghiệm thực hành và thư viện: + Phịng thí nghiệm thực hành mơn Hóa: 01 + Phịng thí nghiệm thực hành mơn Vật lí: 01 + Phịng thí nghiệm thực hành mơn Sinh học: 01

+ Phòng máy tính, thực hành mơn Tin học: 02 ( Mỗi phịng 25 máy tính)

Các phịng thí nghiệm đều có 2 phịng nhỏ ( 1 phịng chứa dụng cụ và hóa chất, 1 phịng thực hành)

+ Phòng thư viện: gồm có 2 phòng trưng bày và 1 phịng đọc ( có 927 đầu sách)

- Khu nhà hành chính 2 tầng gồm: + Phịng làm việc của Hiệu trưởng: 01 + Phịng làm việc của Phó hiệu trưởng: 03

+ Phòng họp giao ban: 01 + Phòng kế toán: 01 + Phòng Văn thư: 01 + Phòng họp: 01 ( 100 chỗ ngồi) - Khu nhà 1 tầng : 07 phòng gồm 1 phịng cơng đồn và 06 phịng tổ bộ môn - Phịng Đồn thanh niên: 01

- Khu tập thể giáo viên gồm 8 phòng riêng biệt ( đã xuống cấp)

Với sự quan tâm đầu tư của cấp trên, nhà trường có đủ các phịng học, phịng học bộ mơn, các phịng làm việc của cán bộ quản lý và các phịng phục vụ cho cơng tác hành chính, điều hành của nhà trường. Đây là điều kiện thuận lợi để nhà trường tổ chức dạy học các buổi chính khóa vào các buổi sáng, dạy HSG, phụ đạo bổ trợ kiến thức cho HS vào các buổi chiều. Thiết bị dạy học của các bộ môn được trang bị đầy đủ phục vụ công tác dạy và học.

Tuy có đủ các phịng học nhưng học sinh 4 lớp vẫn phải học ở khu nhà cấp 4 , Trường chưa có nhà tập đa năng và sân vận động chưa được cải tạo. Đây là khó khăn đối với hoạt động học tập và sinh hoạt ngoại khóa.

2.2.3. Các thành tích phát triển GD của nhà trường

Trường THPT Yên Mỹ trong 3 năm học qua đã đạt được một số thành tích nhất định, khẳng định được chất lượng GD so với các trường THPT khác trong tỉnh.

Bảng 2.1. Kết quả xếp loại hai mặt giáo dục từ năm học 2011 - 2012 đến năm học 2013 - 2014 Xếp loại Năm học 2011-2012 Năm học 2012-2013 Năm học 2013-2014 Số lượng Tỉ lệ % Số Lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Hạnh kiểm Tốt 652 65.1 701 69.3 939 73.9 Khá 306 30.6 272 26.9 282 22.3 TB 39 3.9 36 3.6 46 3.6 Y 4 0.4 1 0.1 3 0.2 Tổng 1001 1010 1270 Học lực Giỏi 32 3.2 30 3.0 44 3.5 Khá 607 60.6 627 62.1 747 58.8 TB 353 35.3 348 34.3 473 37.2 Y 9 0.9 6 0.6 6 0.5 1001 1010 1270

(Nguồn: Trường THPT Yên Mỹ)

Qua Bảng kết quả xếp loại hai mặt GD của nhà trường ta thấy:

Về kết quả rèn luyện đạo đức của HS: Học sinh có hạnh kiểm tốt tăng dần; Học sinh có hạnh kiểm trung bình và yếu 2 năm học 2012-2013 và 2013- 2014 giảm so với năm học 2011-2012.

Về học lực tỉ lệ HS khá, giỏi tương đối ổn định; Tỉ lệ HS xếp loại hoc lực yếu giảm dần qua từng năm học.

* Về chất lượng HSG cấp tỉnh

Về số giải học sinh giỏi: Tăng dần về số lượng .

Về chất lượng: Số giải nhì, ba và khuyến khích khơng đồng đều ở các mơn nhưng thứ hạng chung trong tỉnh năm sau cao hơn năm trước ( Đặc biệt năm học 2013-2014 có 3 học sinh đạt giải quốc gia: 1 học sinh đạt giải nhì mơn Sinh trên máy tính cầm tay, 2 học sinh đạt giải ba sáng tạo khoa học kỹ thuật). Cụ thể bảng kết quả thành tích thi HSG cấp tỉnh từ năm học 2011 - 2012 đến năm học 2013 – 2014 như sau:

Bảng 2.2. Thành tích thi HSG cấp tỉnh từ năm học 2011 - 2012 đến năm học 2013 - 2014 Năm học 2011 – 2012 2012- 2013 2013 - 2014 Số giải 9 21 22 Xếp thứ 17/37 13/37 12/37 Trong đó Số giải nhất 0 0 0 Số giải nhì 0 2 1 Số giải ba 4 7 6 Số giải KK 13 12 15

(Nguồn: Trường THPT Yên Mỹ)

* Kết quả thi tốt nghiệp THPT

Bảng 2.3. Kết quả thi tốt nghiệp của trường và của tỉnh

Năm học Số lượng Tỷ lệ (%) Tỉ lệ TN chung của tỉnh (%) 2011 - 2012 407/407 100% 99.78% 2012 - 2013 418/421 99.29% 99.9% 2013 - 2014 416/416 100% 99.95%

(Nguồn:Trường THPT Yên Mỹ)

Qua bảng thống kê kết quả thi tốt nghiệp của nhà trường ta thấy: tỉ lệ đỗ tốt nghiệp cao và tương đối ổn định.

Về số lượng HS trúng tuyển đại học

Bảng 2.4. Kết quả trúng tuyển đại học

Năm học 2011- 2012 2012 – 2013 2013 - 2014 Đại học Số lượng 94 171 192 Tỉ lệ (%) 23.1 40.61 46.2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường trung học phổ thông yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)