Xin giấy phép xuất khẩu: giấy phép là tiền đề quan trọng về mặt
pháp lý để tiến hành các khâu khác trong mỗi chuyến hàng xuất khẩu. Ở Việt Nam hiện nay thủ tục xin giấy phép được thay đổi theo hướng ngày càng đơn giản và thuận lợi. Giấy phép xuất khẩu được cấp đối với hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu theo quy định của thông tư 38/2015/TT- BTC. Nếu áp dụng cơ chế một cửa quốc gia, cơ quan quản lý nhà nước gửi giấy phép xuất khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra, miễn kiểm tra
chuyên ngành dưới dạng điện tử thông qua cổng thông tin một cửa quốc gia, người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan.
Chuẩn bị hàng hóa để xuất khẩu: chuẩn bị hàng hóa để xuất khẩu
là một cơng việc rất quan trọng, tùy theo từng đối tượng mà có nội dung công việc khác nhau. Người xuất khẩu phải tiến hành chuẩn bị hàng hóa để xuất khẩu, cơng việc này bao gồm ba công đoạn chủ yếu:
- Thu gom hàng tập trung thành một lô xuất khẩu: doanh nghiệp xuất khẩu tổ chức thu mua hàng hóa bằng nhiều biện pháp khác nhau như nhập nguyên liệu về gia công, sản xuất xuất khẩu, mua đứt bán đoạn với đơn vị sản xuất hàng hóa, tổ chức đại lý thu mua hoặc nhận xuất khẩu ủy thác.
- Đóng gói bao bì hàng xuất khẩu: căn cứ theo yêu cầu của hợp đồng đã kí, bao bì vừa phải đảm bảo bao giữ được phẩm chất hàng hóa, vừa phải thuận tiện cho việc bốc xếp, vận tải, phù hợp với mặt hàng và yêu cầu của hàng hóa xuất khẩu.
- Kẻ ký mã hiệu hàng hóa xuất khẩu, những ký hiệu được ghi mặt ngoài của bao bì để thơng báo những thông tin cần thiết cho giao nhận, vận chuyển, bảo quản hàng hóa.
Kiểm tra hàng để xuất khẩu:Trước khi giao hàng, người xuất
khẩu có nghĩa vụ phải kiểm tra hàng về phẩm chất, số lượng, trọng lượng…(tức kiểm nghiệm). Nếu hàng xuất khẩu là động vật, thực vật, hàng thực phẩm thì cịn phải kiểm tra thêm khả năng lây lan bệnh (tức kiểm dịch), việc kiểm nghiệm và kiểm dịch phải được tiến hành qua hai cấp: cấp cơ sở và cấp cửa khẩu.Trong đó việc kiểm tra cở sở đóng vai trị quyết định cịn kiểm tra hàng hóa ở cửa khẩu có tác dụng thẩm tra lại kết quả kiểm tra của cơ sở.
- Việc kiểm tra ở cơ sở là do KCS tiến hành nhưng thủ trưởng đơn vị vẫn là người chịu trách nhiệm chính về phẩm chất hàng hóa. Nên giấy chứng nhận phẩm chất ở cơ sở bên cạnh chữ ký của bộ phận KCS, phải có chữ ký của thủ trưởng đơn vị. Việc kiểm dịch ở cơ sở do Phòng bảo vệ thực vật hoặc trạm thú y thực hiện.
- Trong nhiều trường hợp theo quy định nhà nước hoặc theo yêu cầu của người mua, việc giám định đòi hỏi đƣợc thực hiện bởi một tổ chức giám định độc lập. Ví dụ: Vinacontrol, Foodcontrol, cơng ty giám định Sài Gịn (SIC),…
Thuê phương tiện vận tải: Nếu hợp đồng xuất nhập khẩu quy
định việc người bán thuê phương tiện vận tải để chở hàng đến địa điểm đích. Điều kiện cơ sở giao hàng của hợp đồng xuất khẩu là: (CIF, CFR, CIP, CPT, DAT, DAP, DDP) thì người xuất khẩu tiến hành thuê phương tiện vận tải.
- Nếu hợp đồng quy định việc người mua thuê phương tiện vận tải để chở hàng đến địa điểm đích (EXW, FCA, FAS, FOB) thì người nhập khẩu tiến hành thuê phương tiện vận tải.
- Tùy từng trường hợp cụ thể, người xuất khẩu lựa chọn một trong các phương thức thuê tàu như:
Phương thức thuê tàu chợ (Liner): tàu chạy thường xuyên trên một tuyến đường nhất định, ghé qua những cảng nhất định và theo một lịch trình định trước.
Phương thức thuê tàu chuyến (Voyage charter): tàu chuyên chở hàng hóa giữa hai hay nhiều cảng theo yêu cầu của chủ hàng trên cơ sở một hợp đồng thuê tàu.
Mua bảo hiểm hàng hóa: Khi xuất khẩu theo các điều kiện CIF
hoặc CIP hoặc nhóm điều kiện D thì người bán phải mua bảo hiểm hàng hóa. Nếu bán hàng theo điều kiện CIF hoặc CIP thì người bán phải mua bảo hiểm theo đúng điều kiện đã thỏa thuận theo hợp đồng hoặc L/C (nếu có). Nếu trong hợp đồng hoặc L/C khơng có quy định cụ thể thì người bán chỉ cần mua theo điều kiện tối thiểu. Nếu bán hàng theo các điều kiện thuộc nhóm D thì người bán phải lựa chọn điều kiện sao cho đảm bảo an toàn và đạt được hiệu quả kinh tế nhất.
Làm thủ tục hải quan: Đây là hình thức bắt buộc đối với mỗi loại
hàng hóa xuất khẩu, gồm q trình khai hải quan điện tử và khai báo hải quan.
Giao hàng cho người vận tải: Hàng xuất khẩu ở nước ta chủ yếu
được giao bằng đường biển, việc giao hàng và xếp hàng lên tàu do hãng tàu đảm nhận và chủ hàng chịu chi phí. Sau khi hàng đã xếp lên tàu xong, hãng tàu lập biên bản tổng kết giao nhận và lập hồ sơ hàng đã xếp lên tàu cho người gởi hàng. Thuyền phó cấp cho chủ hàng biên lai và xác nhận hàng đã nhận xong. Trong đó xác nhận số kiện, ký hiệu, mã hiệu, tình trạng hàng bốc lên tàu, cảng đến… Trên cơ sở biên lai thuyền phó chủ hàng đổi lấy Bill of Lading.
- Nếu gởi hàng bằng đường hàng không hoặc ô tô, người xuất khẩu ký kết hợp đồng vận chuyển (với các điều kiện cơ sở giao hàng: CIP, CPT…) giao hàng cho người vận chuyển (tùy theo quy định của hợp đồng), cuối cùng, lấy vận đơn.
- Ở Việt Nam hiện nay gởi hàng bằng đường hàng không chủ yếu được thực hiện qua các công ty, đại lý giao nhận, vận tải. Nên công việc của chủ hàng trở nên đơn giản hơn.
- Nếu gửi hàng bằng đường sắt, người xuất khẩu hoặc giao hàng cho đường sắt (nếu là hàng lẻ) hoặc đăng ký toa xe, bốc hàng lên toa xe rồi giao cho đường sắt (nếu là hàng nguyên toa) cuối cùng nhận vận đơn đường sắt.
- Giao hàng bằng Container chủ yếu có hai phương thức:
FCL/FCLnhận nguyên- giao nguyên (CY-CY)
LCL/LCL nhận lẻ - giao lẻ (CFS-CFS)
- Hiện nay, các cơng ty, tập đồn lớn có xu hướng gởi hàng thơng qua các LSP (Logistcs Service Provider).
- Người cung cấp dịch vụ Logistics, quy trình này giúp tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.
Lập bộ chứng từ thanh toán: Sau khi giao hàng, người xuất khẩu
nhanh chóng lập bộ chứng từ thanh tốn trình ngân hàng để địi tiền hàng. u cầu của bộ chứng từ này là chính xác và phù hợp với yêu cầu của L/C về nội dung và hình thức (nếu thanh tốn bằng L/C), nếu thanh tốn theo các phương thức khác thì theo u cầu của hợp đồng hoặc của ngân hàng.
- Bộ chứng từ thanh tốn thơng thường gồm:
Hối phiếu (Bill of Exchange)
Vận đơn đường biển (Bill of Lading)
Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance Certificate)
Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
Hợp đồng (Sale Contract)
Giấy chứng nhận chất lượng (Certificate of Quality)
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ( Certificate of Origin)
Phiếu đóng gói ( Packing List)
Giấy kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate)
Giấy kiểm dịch động vật ( Animal Sanitary Inspection Certificate)
Giải quyết khiếu nại (nếu có)
Giải quyết khiếu nại: Khi người mua vi phạm hợp đồng, người bán
có quyền khiếu nại, hồ sơ khiếu nại gồm: đơn khiếu nại, các chứng từ đi kèm: hợp đồng, hóa đơn thương mại,..
Thanh lý hợp đồng: là biên bản ghi nhận sau khi hợp đồng chấm
dứt, bên bán và bên mua xác nhận lại số lượng, chất lượng hàng hóa,các phát sinh sau q trình hồn thành cơng việc và người mua có trách nhiệm thanh tốn cho người bán cũng như người bán phải giao hàng cho người mua.
CHƯƠNG 2:QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU HÀNG NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH MTV TRƯƠNG PHÚ VINH
2.1 Lịch sử hình thành và q trình phát triển của cơng ty
2.1.1 Lịch sử hình thành
- Nền kinh tế Việt Nam bắt đầu chuyển mình và phát triển nhờ Luật đầu tư nước ngồi ra đời năm 1987.Chính nhờ vậy đã thu hút nguồn đầu tư mạnh mẽ từ các nhà đầu tư nước ngồi điều này góp phần tạo động lực thúc đẩy, khuyến khích các doanh nghiệp trong nước phát triển đồng thời góp phần nâng cao đời sống người dân trong giai đoạn 1987- 1992.Trong những năm cuối giai đoạn này, kinh tế đất nước có nhiều chuyển biến rõ rệt, song song với những cơ hội đó tồn tại khơng ít những thách thức, một trong những thách thức đáng chú ý là vấn đề ô nhiễm môi trường được đặt ra hàng đầu trong chính sách phát triển kinh tế của hầu hết các tỉnh thành và Bến Tre cũng nằm trong xu hướng chung đó, một tỉnh được mệnh danh là xứ dừa.
- Bến Tre nổi tiếng với kẹo dừa, cơm dừa, đồ thủ công mỹ nghệ, …và rất rất nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao, bên cạnh đó các phần còn lại của dừa chưa sử dụng hết như nước dừa, vỏ dừa… Hàng triệu lít nước dừa dư ra đã cuốn mình lẫn vào mơi trường, gây ơ nhiễm môi trường tầm trọng ,đẩy vấn đề môi trường lên mức đáng báo động.
- Đầu năm 1993, nền kinh tế Việt Nam gia nhập sâu rộng vào sân chơi kinh tế ASIAN và thế giới, giao thương ngày càng nhộn nhịp và thuận tiện hơn, cũng từ lúc đó sản phẩm Thạch Dừa được du nhập vào Việt Nam, sản phẩm Thạch Dừa với ngun liệu chính là nước dừa, nhờ đó để góp phần kéo giảm tình trạng ơ nhiễm mơi trường, vừa góp phần tạo việc làm cho người dân, vừa muốn nâng cao giá trị và thương hiệu xứ dừa của tỉnh nhà. Cơ sở Thạch Dừa Phú Vinh ra đời và hoạt động kinh doanh cho tới hiện nay.
Công ty TNHH MTV Trương Phú Vinh hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chế biến hàng nông sản xuất khẩu, quá trình kinh doanh cho tới nay có thể chia làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: 1993-1998
- Tiền thân Cơ sở Thạch Dừa Phú Vinh là một cơ sở kinh doanh nhỏ với diện tích nhà xưởng 150m2, sản phẩm làm ra là Thạch thô và chỉ kinh doanh trong nước. Với quy mô nhỏ và công suất sản xuất hạn chế do hệ thống máy móc quá lạc hậu và thiếu kinh nghiệm do đó việc kinh doanh trong giai đoạn này hết sức khó khăn, tồn tại 2 thách thức đáng chú ý: thứ nhất là năng suất kém, thứ hai là đầu ra thị trường cịn khó khăn.
- Với quyết tâm học hỏi, nghị lực nghiên cứu khám phá, cuối cùng ông Vinh chủ cơ sở đã tìm ra cơng thức làm tăng năng suất cho sản phẩm Thạch Dừa cũng như đã thành công trong việc chế tạo ra máy móc chuyên dụng phục vụ quá trình sản xuất.
Giai đoạn 2: 1999- 2010
- Năm 1999, Nhà nước đã ban hành chính sách cho phép Thương Nhân trong nước được xin đăng ký Pháp nhân có quyền xuất khẩu trực tiếp ra nước ngồi thay vì qua hình thức ủy thác như trước.
- Năm 2000, Cơ sở Thạch Dừa Phú Vinh đăng ký chuyển thành Doanh nghiệp tư nhân Trương Phú Vinh với chức năng kinh doanh sản xuất xuất khẩu trực tiếp, đánh dấu bước chuyển mình của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư xây mới nhà xưởng diện tích lên đến 1000m2cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại là bước đệm cho q trình sản xuất ngày càng hồn thiện và năng suất ngày một tăng. Tiêu biểu nhất là dung máy chạy chân không dùng để sản xuất nước dừa cô đặc, một trong những sản phẩm tạo danh tiếng cho doanh nghiệp và dùng nồi hơi dẫn hơi nóng trong quá trình sản xuất, điểm đặc biệt là không sử dụng nhiệt từ củi, gas trực tiếp có thể làm mất đi màu, mùi vị của sản phẩm. - Việc đầu tư mở rộng sản xuất, với tư duy định hướng xuất khẩu lấy uy tín chất lượng làm đầu, sản phẩm Thạch dừa của doanh nghiệp đã dần dần chinh phục các thị trường khó tính như Hàn Quốc, Nam Phi, Đài Loan cũng
như những thị trường gần gũi như Campuchia, Trung Quốc…Tại thời điểm này, doanh nghiệp đã vươn lên thành một trong những nhà xuất khẩu mạnh nhất trong lĩnh vực chế biến Thạch dừa.
Giai đoạn 3: 2011 cho đến hiện nay
- Năm 2011 doanh nghiệp Tư nhân Trương Phú Vinh được chuyển thành Công ty TNHH MTV Trương Phú Vinh và duy trì hoạt động cho tới hiện tại. - Tính đến thời điểm này, Cơng ty TNHH MTV Trương Phú Vinh có:
- Tên giao dịch bằng Tiếng Việt: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN TRƯƠNG PHÚ VINH
- Tên giao dịch bằng Tiếng Anh: TRUONG PHU VINH ONE MEMBER COMPANY LIMITED
- Te n đơn vi vie t ta t: TRUONG PHU VINH ONE MEMBER CO., LTD - Logo:
- Đi a ch tru sơ ch nh: 348D, Nguye n Đ nh Chie u, Phu Chie n, Phu Hưng, Tp. Be n Tre
- MST: 1300277043
- Đie n thoa i: 0753.829.530 - Fax: 0753.812.406
- Email: tpvnscb@yahoo.com.vn
- Trong giai đoạn này diện tích nhà xưởng của doanh nghiệp là 2500m2. Nhà xưởng đã được ốp toàn bộ gạch men đạt chuẩn chế biến nông sản xuất khẩu. Công suất chế biến sản phẩm Thạch Dừa đạt 7000 tấn/năm và sản phẩm đầu ra được bao tiêu trên 80%. Hiện tại doanh nghiệp có trên 100 lao động làm việc tại xưởng và hàng trăm lao động hợp tác gia cơng
tại gia.Tồn bộ nhà xưởng được quản lý bằng 20 camera giám sát ở các khâu trọng yếu.
- Ngoài ra, doanh nghiệp cịn mở rộng quy mơ kinh doanh nhập khẩu nguyên phụ liệu làm giày tại Thành phố Hồ Chí Minh. Kho bãi đặt tại khu công nghiệp Tân Kim.
2.2 Ngành nghề kinh doanh, chức năng nhiệm vụ
2.2.1 Ngành nghề kinh doanh
Buôn bán nông lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống cụ thể là bán buôn, xuất nhập khẩu nông sản chế biến và các sản phẩm từ dừa. Bán buôn xuất nhập khẩu thạch dừa.
Sản xuất đồ uống không cồn (nước khoáng).
Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt cụ thể là sản xuất lương thực, thực phẩm (đóng hộp).
Bán bn đồ uống cụ thể bán buôn xuất nhập khẩu đồ uống không cồn.
Bán buôn thực phẩm cụ thể bán buôn, xuất nhập khẩu lương thực, thực phẩm (đóng hộp).
Nhập khẩu hóa chất dùng trong sản xuất và bảo quản hàng xuất khẩu (trừ các hóa chất có tính độc hại mạnh).
Nhập khẩu, bán buôn, bán lẻ nguyên phụ liệu giày da.
Nhập khẩu, bán buôn, bán lẻ nguyên phụ liệu túi xách.
Sản xuất các sản phẩm từ dừa, sản xuất thạch dừa.
- Mục tiêu hoạt động của Công ty: là không ngừng phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh ngành nghề quy định trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và pháp luật.
2.2.2 Chức năng
- Xuất khẩu: chế biến, sản xuất, kinh doanh hàng nông sản và các sản phẩm từ dừa như thạch dừa, dầu dừa và nông sản như: ớt xanh, tắc,… nhưng lấy Thạch Dừa và Dầu dừa làm chủ lực.
- Nhập khẩu: nhập khẩu kinh doanh nguyên phụ liệu làm giày, dép, túi xách cho ngành công nghiệp sản xuất và nguyên liệu chất bảo quản hàng nông sản xuất khẩu.
2.2.3 Nhiệm vụ
- Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký. Nghiên cứu và thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa, nghiên cứu và mở rộng thị trường trong và ngoài nước.
- Sản xuất chế biến nông sản đặc biệt là thạch dừa thành phẩm để xuất khẩu.
- Bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ sản xuất và bảo vệ mơi trường trong suốt q trình sản xuất kinh doanh.
- Thực hiện hạch toán kinh tế và báo cáo thường xuyên, trung thực theo đúng qui định của nhà nước về tài chính và quản lý xuất nhập khẩu.
2.3 Cơ cấu tổ chức, tình hình nhân sự
2.3.1 Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 2.1 Bộ máy tồ chức quản lý của công ty TNHH MTV Trương Phú Vinh
2.3.2 Chức năng chính của các bộ phận
- Giám đốc: là chủ cũng đồng thời là người đại diện pháp luật của Doanh