HĐD Hở trƣờng trung học cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở lâm thao, huyện lâm thao, tỉnh phú thọ trong bối cảnh hiện nay (Trang 26 - 30)

1.4.1. Hoạt động dạy của thầy

1.4.1.1 Xây dựng kế hoạch dạy học

GV tự xây dựng chương trình dạy học của mình dựa trên khung chương trình

năm học đã được Bộ giáo dục đào tạo ban hành. Chương trình dạy học phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, phù hợp với trình độ nhận thức của HS và được BGH phê duyệt vào đầu năm học.

1.4.1.2. Xây dựng kế hoạch giảng dạy

GV xây dựng các loại kế hoạch: kế hoạch giảng dạy; kế hoạch cá nhân, dựa trên phân công chuyên môn và chương trình đã xây dựng. Các loại kế hoạch bám sát mục tiêu nhiệm vụ năm học nói riêng và của mơn học nói riêng. Các kế hoạch có tính khả thi và phải thường xuyên rà soát điều chỉnh bổ sung kịp thời cho phù hợp tình hình thực tế của đơn vị; Các loại kế hoạch phải được BGH phê duyệt vào đầu năm học.

1.4.1.3. Chuẩn bị giờ dạy học

Để chuẩn bị cho hoạt động dạy có hiệu quả thì mỗi giờ dạy trên lớp GV phải chuẩn bị bài dạy chu đáo từ việc soạn bài đến việc chuẩn bị các phương tiện dạy học. Giáo án dạy học do GV chủ động thiết kế sao cho phù hợp với hình thức, PPDH phù

hợp với đối tượng học sinh (khơng có mẫu giáo án). Để có một bài giảng tốt, GV phải có một giáo án tốt. Để có một giáo án tốt, GV xây dựng mục tiêu bài học là mục tiêu đặt ra cho người học đạt được theo các cấp độ tư duy ( biết, hiểu, vận dụng…) theo chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ. Từ mục tiêu bài học, GV lựa chọn nội dung dạy học theo SGK và các tài liệu tham khảo. GV tích hợp các kiến thức liên môn( đặc biệt là các kiến thức liên quan đến bảo vệ mơi trường) có liên quan đến bài dạy, tuy nhiên có chọn lọc khơng ơm đồm kiến thức gây quá tải cho HS. GV lựa chọn các PPDH tích cực để phát huy tính chủ động, tích cực sáng tạo của HS. Từ đó GV chuẩn bị đầy đủ phương tiện và đồ dùng dạy học theo yêu cầu bài dạy.

Khi soạn giáo án, thiết kế các hoạt động học trong tiến trình dạy học của một chủ đề hoặc một bài học, cụ thể:

Đối với các chủ đề dạy học: Bắt buộc phải thiết kế theo các hoạt động học trong tiến trình sư phạm của chủ đề (5 hoạt động):

(1) Hoạt động khởi động: Hoạt động này nhằm giúp học sinh huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về các tình huống, câu hỏi có nội dung liên quan đến bài học mới;

(2) Hoạt động hình thành kiến thức: Hoạt động này giúp học sinh tìm hiểu, khám phá nội dung kiến thức của bài/ chủ đề; Đây là hoạt động cốt yếu của bài học/ chủ đề, trong đó lựa chọn các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực theo đúng quy trình, đồng thời tổ chức hoạt động học phù hợp trong từng đơn vị kiến thức;

(3) Hoạt động luyện tập: Hoạt động này yêu cầu HS phải vận dụng những kiến thức vừa tiếp thu được để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể, qua đó biết, hiểu được kiến thức hay chưa và biết, hiểu được ở mức độ nào;

(4) Hoạt động vận dụng: Hoạt động vận dụng nhằm tạo cơ hội cho học sinh vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã được học vào trong cuộc sống thực tiễn ở gia đình, nhà trường và cộng đồng;

(5) Hoạt động tìm tịi, mở rộng: Hoạt động này khuyến khích học sinh tiếp tục tìm hiểu thêm để mở rộng kiến thức, nhằm giúp học sinh hiểu rằng ngồi kiến thức đã học trong nhà trường cịn rất nhiều điều cần phải tiếp tục học hỏi, khám phá.

Trong đó, các hoạt động: Khởi động, hình thành kiến thức mới, luyện tập phải triển khai thực hiện trên lớp; các hoạt động: vận dụng, tìm tịi - mở rộng khơng

nhất thiết phải thực hiện trên lớp, chủ yếu giao cho học sinh khá, giỏi thực hiện và báo cáo sản phẩm theo yêu cầu của giáo viên. Trong mỗi hoạt động trên, có thể áp dụng tổ chức hoạt động học theo 4 bước (dưới đây).

Đối với các bài học trong sách giáo khoa: Mỗi giáo viên thiết kế bài soạn tối thiểu 5 bài/ năm học theo 5 hoạt động (như trên); 100% các bài soạn có ít nhất 01 đơn vị kiến thức được thiết kế tổ chức hoạt động học tập theo 4 bước:

(1) Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên giao nhiệm vụ học tập rõ ràng và phù hợp với khả năng của học sinh, gợi ý tư liệu sử dụng; yêu cầu về sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành;

(2) Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập cá nhân, hợp tác nhóm; giáo viên phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh và có biện pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả;

(3) Báo cáo kết quả và thảo luận: Học sinh báo cáo sản phẩm, kết quả thực hiện nhiệm vụ, khuyến khích cho học sinh trao đổi, thảo luận với nhau về kết quả báo cáo; xử lí những tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lí;

(4) Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và những ý kiến thảo luận của học sinh; chốt kiến thức sau mỗi hoạt động học.

Các môn học đặc thù (Thể dục, Âm nhạc, Mỹ thuật, Giáo dục Quốc phòng - An ninh) vận dụng linh hoạt các nội dung trên khi thiết kế giáo án dạy học.

Việc thiết kế giáo án dạy học theo tiến trình sư phạm của bài học, chủ đề trên cơ sở lựa chọn những phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực, kết hợp với các phương pháp dạy học truyền thống, đảm bảo linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả.

1.4.1.4. Thực hiện giờ dạy học trên lớp

Thực hiện nghiêm túc giờ giấc lên lớp, giờ giảng có đầy đủ các bước lên lớp và tuân thủ theo lộ trình của giáo án và các phương tiện, đồ dùng đã chuẩn bị sẵn. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình huống cụ thể và tùy thuộc vào đối tượng HS mà có thể có những sự điều chỉnh trong quá trình dạy học. Giờ học lấy HS làm trung tâm và coi các hoạt động học tập của HS là các hoạt động chính trong một bài dạy. Trong giờ học, GV sử dụng các PPDH tích cực, kết hợp với tổ chức, điều khiển các HĐDH một cách hợp lí, logic nhằm phát huy tối đa tính chủ động, sáng tạo, tích cực của người học. Đồng thời, trong

q trình dạy học, GV biết cách tích hợp các kiến thức liên mơn có liên quan đến bài học để bài giảng trở nên sinh động hấp dẫn, nhưng khơng được q tải đối với HS. Trong q trình dạy học, GV ln theo dõi, KTĐG KQHT của người học theo hướng phát triển năng lực. Nâng niu sự tiến bộ của HS theo từng ngày, qua đó có những biện pháp điều chỉnh, thay đổi kịp thời và khắc phục những thiếu sót trong hoạt động dạy của thày và hoạt động học của trò để thực hiện được mục tiêu đặt ra là cao nhất, với phương châm tất cả vì sự tiến bộ của người học.

1.4.1.5. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vu. Đổi mới PPDH và đổi mới KTĐG theo tinh thần nghị quyết 29/TW khóa VIII

GV phải thường xuyên tự học tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ, tham gia đầy đủ các lớp tập huấn chuyên môn của ngành. Việc tự học để nâng cao trình độ, tay nghề là một việc làm rất cần thiết đối với mỗi GV, khẳng định uy tín của GV trước đồng nghiệp, HS và PHHS.

Thông qua các nguồn tài liệu như tài liệu bồi dưỡng thường xuyên; tài liệu trên trang thông tin trường học kết nối của Bộ. GV cập nhật những thông tin đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới PPDH, đổi mới KTĐG nói riêng làm nguồn tri thức cho riêng mình.

Việc đổi mới KTĐG KQHT của HS giúp cung cấp thông tin về các đặc điểm tâm, sinh lí của HS và trình độ học tập của HS; cung cấp thơng tin cụ thể về tình hình học tập của HS, làm cơ sở cho việc cải tiến nội dung và PPDH, nhằm nâng cao chất lượng dạy học. GV cần đổi mới KTĐG theo hướng phát triển năng lực: kết hợp nhiều hình thức đánh giá khác nhau; nội dung đánh giá cần tồn diện, có đủ các tiêu chí, làm rõ được trọng tâm; đa dạng hóa yêu cầu đánh giá để phân loại HS; đổi mới đồng bộ các khâu đánh giá

Hòa chung với sự thay đổi của ngành mỗi GV cũng phải tự thay đổi cho phù hợp với bối cảnh hiện tại. GV cần tăng cường dự giờ theo hướng nghiên cứu bài học để làm quen với hình thức dự giờ đổi mới hiện nay. Bên cạnh đó, GV cần thực hiện nghiêm túc sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học cũng như việc thực hiện nghiêm túc đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực.

1.4.2. Hoạt động của trò

kiến thức, kỹ năng mới ở trên lớp. Đồng thời học sinh biết cách tự học ở nhà để hiểu sâu, mở rộng kiến thức, vận dụng kiến thức mới để giải các bài tập và vận dụng vào thực tế cuộc sống.

Để hoạt động dạy của thầy được thực hiện một cách có hiệu quả thì phải phối

hợp nhịp nhàng với hoạt động học của HS. Như vậy, qua phân tích ở trên ta thấy hoạt động dạy và hoạt động học là một quá trình tương tác với nhau, ràng buộc lẫn nhau tạo nên HĐDH. Nếu quá trình dạy học được tổ chức một cách khoa học và phối hợp một cách nhịp nhàng, phù hợp thì HDDH nói riêng và hoạt động giáo dục nói chung sẽ đạt được kết quả tốt đẹp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở lâm thao, huyện lâm thao, tỉnh phú thọ trong bối cảnh hiện nay (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)