Quản lý hoạt động dạy của thầy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở lâm thao, huyện lâm thao, tỉnh phú thọ trong bối cảnh hiện nay (Trang 30 - 39)

1.5. Quản lý HĐD Hở trƣờng THCS

1.5.1. Quản lý hoạt động dạy của thầy

1.5.1.1. Phân công giảng dạy đối với giáo viên

Phân công giảng dạy cho GV thực chất là công tác tổ chức và công tác cán bộ, HT cần thấu đáo chỗ mạnh, chỗ yếu, sở trường, hoàn cảnh của từng GV để sử dụng

họ, tạo cho họ niềm tin trong nghề nghiệp. Từ đó, mỗi GV sẽ cố gắng để khẳng định mình trong tập thể sư phạm. Trong tình hình đội ngũ GV hiện nay, chất lượng về chuyên môn nghiệp vụ khơng đồng đều, vì vậy HT phải cân nhắc kỹ càng khi phân công giảng dạy cho GV .

Phân công giảng dạy cho GV là một việc quan trọng, thu hút sự chú ý của cả HT và GV. Phân công sử dụng đúng sẽ mang lại kết quả to lớn, ngược lại sẽ phát sinh nhiều vấn đề phức tạp về tư tưởng tình cảm và sẽ ảnh hưởng không tốt đến các mặt hoạt động của nhà trường. Để có sự phân cơng hợp lý, HT cần quán triệt quan điểm phân công GV theo đúng khả năng, chuyên môn được đào tạo của mỗi GV và theo hướng phát triển. HT cũng cần tin vào khả năng vươn lên của từng GV, không định kiến với bất cứ người nào. Mọi sự phân công đều cố gắng bảo vệ uy tín nhân cách của GV.

Trong phân công giảng dạy, phải xuất phát từ yêu cầu của việc giảng dạy và quyền lợi học tập của tồn thể HS. Phân cơng GV trước hết phải vì sự tiến bộ của cả tập thể sư phạm, tạo điều kiện GV có kinh nghiệm, giỏi chun mơn kèm cặp GV chưa có kinh nghiệm hoặc tay nghề cịn non.

Phân công công tác giảng dạy cho đội ngũ GV một cách hợp lý, phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường sẽ góp phần quyết định nâng cao chất lượng giảng dạy. Phân công đi đôi với công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ là nhiệm vụ quan trọng của người HT nhà trường nhằm ngày càng hoàn thiện tay nghề của đội ngũ.

1.5.1.2. Quản lý việc xây dựng và thực hiện chương trình dạy học

HT phải tạo điều kiện cho GV phát huy khả năng tự chủ của mình trong việc xây dựng chương trình dạy học. HT yêu cầu TCM triển khai tới GV nguyên tắc cấu tạo chương trình, nội dung và phạm vi kiến thức của từng môn học dựa trên khung chương trình về mặt nội dung, số tiết của tất cả các môn học theo quy định của BGD&ĐT. Yêu cầu GV dạy đủ, dạy đúng và coi trọng tất cả các mơn học theo chương trình dạy học, nghiêm cấm việc cắt xén, dồn ép bài học, thêm bớt tiết học với bất cứ mơn học nào, lớp học nào, dưới bất kỳ hình thức nào, không được tùy tiện thay đổi, thêm bớt làm sai lệch chương trình dạy học (nếu có thay đổi, bổ sung phải theo hướng dẫn của BGD&ĐT, SGD&ĐT, PGD&ĐT và phải được HT đồng ý HT tổ chức hoạt động đánh giá và tự đánh giá (định kỳ, không định kỳ, bất

thường) trong đội ngũ GV về kết quả thực hiện chương trình dạy học đã quy định. HT sử dụng thời khóa biểu; các hồ sơ như: kế hoạch giảng dạy; lịch báo giảng; giáo án; sổ đầu bài như là công cụ để theo dõi, điều khiển và kiểm soát tiến độ thực hiện chương trình dạy học. Kịp thời điều chỉnh những sai phạm trong quá trình thực hiện chương trình dạy học để rút kinh nghiệm và đánh giá chung trong toàn trường.

1.5.1.3. Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị giờ dạy của GV trong bối cảnh đổi mới hiện nay

Việc chuẩn bị bài lên lớp là một khâu hết sức quan trọng trong q trình DH. Sự thành cơng của bài dạy được thể hiện rất nhiều ở giai đoạn này.

Chuẩn bị chu đáo theo đúng kế hoạch bài dạy của GV theo chương trình SGK, tài liệu tham khảo, phương tiện phục vụ hoạt động DH, hình thức tổ chức hoạt động DH.

Chuẩn bị chi tiết cho từng bài dạy, tiết dạy với công việc là soạn giáo án, chuẩn bị cơ sở phương tiện DH thích hợp, xử lý tốt các tình huống sư phạm.

Soạn bài: Trên cơ sở SGK, sách hướng dẫn, với những điều kiện, phương tiện DH xây dựng bài soạn. Đây được coi là "bản thiết kế kĩ thuật" cho một tiết lên lớp. Việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp trong đó dạy học theo chủ đề, và dạy học tích hợp, liên mơn và đặc biệt là sử dụng các PPDH tích cực là yêu cầu đổi mới trong bối cảnh hiện nay. Do đó, GV phải được tìm hiểu và áp dụng các văn bản chỉ đạo mới nhất của ngành để thực hiện nghiêm túc.

Để QL tốt việc thiết kế bài dạy,chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên, HT giao cho TCM triển khai tới toàn bộ giáo viên trong tổ các văn bản chỉ đạo mới nhất của ngành về yêu cầu thiết kế bài dạy và chuẩn bị bài dạy. Giáo án có thể soạn tay hoặc đánh máy; có ngày soạn (đánh máy), ngày dạy (có thể viết bằng tay). Giáo án thể hiện được rõ hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò; và cách tổ chức các hoạt động dạy học. Bài soạn cần tích hợp nội dung bảo vệ mơi trường và tích hợp các kiến thức liên môn nhưng không quá tải đối với học sinh.

Tích cực kiểm tra việc soạn bài, lịch báo giảng, sổ đầu bài của GV. Thông qua báo cáo thường kỳ của tổ, nhóm chun mơn, thông qua ý kiến của GV chủ nhiệm, GV bộ môn, PHHS và phỏng vấn HS, kiểm tra vở ghi của HS để tìm hiểu đánh giá việc thực hiện chương trình, duy trì nề nếp hoạt động DH.

Chỉ đạo thư viện- thiết bị cung cấp đầy đủ sách hướng dẫn, sách tham khảo, SGK, trang TB phục vụ cho hoạt động DH trong nhà trường.

Có kế hoạch dự giờ, thăm lớp, rút kinh nghiệm. Dự giờ, thăm lớp là cách kiểm tra việc soạn bài và lên lớp tốt nhất của HT. Qua việc dự giờ, HT có cơ sở để phân tích sư phạm của bài dạy, xác định được trình độ, năng lực sư phạm của GV, cách thức tổ chức, điều khiển lớp của GV, tình trạng học tập của HS, từ đó giúp GV tìm ra mặt mạnh, mặt yếu để GV phấn đấu về nghiệp vụ sư phạm cũng như về mặt chuyên môn.

1.5.1.4. Quản lý giờ dạy trên lớp của giáo viên

HĐDH được thể hiện chủ yếu bằng hình thức dạy học trên lớp. Mỗi giờ lên

lớp, HĐDH có sự tác động của các yếu tố cơ bản trong q trình DH như: mục đích, nội dung, PP, phương tiện DH. Giờ lên lớp sẽ quyết định chất lượng DH. GV được coi là người "thi công", trực tiếp điều khiển HS học tập đạt kết quả. Giờ lên lớp của GV phản ánh toàn bộ khả năng giảng dạy, sự nỗ lực cố gắng rèn luyện tay nghề cũng như tinh thần trách nhiệm của họ. Trong giờ học, hoạt động trí tuệ của HS giữ vị trí quan trọng và nó chỉ nảy sinh khi các em đứng trước một nhiệm vụ, một cơng việc rõ ràng và hợp với trình độ. Do đó, khi lên lớp GV phải động viên được các chức năng tâm lý, khai thác đầy đủ tính tích cực của mỗi HS để các em biến được khối thông tin đã thu nhận được thành vốn hiểu biết của chính mình.

Trong mỗi giờ dạy, để tiết dạy có hiệu quả thì việc thiết kế bài dạy, chuẩn bị các phương tiện, thiết bị cần thiết chỉ là điều kiện cần. Vậy điều kiện đủ ở đây là gì ? Đó chính là năng lực sư phạm và cách vận dụng các PPDH của GV trong một giờ học. Tài năng sư phạm thể hiện qua việc thực hiện linh hoạt các bước lên lớp, cách điều khiển tổ chức các hoạt động dạy và hoạt động học; cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề có tính logic thuyết phục, gây hứng thú cho người học. Cách đặt câu hỏi, hoặc ra bài tập phù hợp với từng đối tượng HS tạo điều kiện cho các em có thể phát huy tốt nhất năng lực của mỗi cá nhân.

Việc thực hiện giờ dạy trên lớp của GV là hình thức tổ chức cơ bản và chủ yếu nhất của quá trình dạy học trong nhà trường để thực hiện mục tiêu cấp học. Do tầm quan trọng của giờ lên lớp nên cả HT và GV đều có vai trị riêng. Trực tiếp quyết định kết quả giờ lên lớp là người GV. QL thế nào để các giờ lên lớp có kết quả tốt là việc làm của HT. Chính vì vậy trong q trình QL HĐDH người QL phải có những biện pháp tác động cụ thể và linh hoạt để nâng cao chất lượng giờ dạy của giáo viên. HT cần:

Yêu cầu GV thực hiện nghiêm túc tiêu chuẩn giờ lên lớp và thực hiện nghiêm túc nề nếp giờ ra vào lớp theo đúng giờ làm việc và hiệu lệnh trống. (có bảng thời gian và hiệu lệnh trống )

HT cần thường xuyên kiểm tra, theo dõi hoạt động này bằng cách sử dụng thời khóa biểu để kiểm tra các giờ lên lớp, dự giờ thăm lớp (ít nhất 1t/GV/năm), duy trì nề nếp dạy học thành một nét văn hóa mạnh trong nhà trường. Tuy nhiên, cách quản lý phải tạo bầu khơng khí sư phạm, kiểm tra để ghi nhận và khắc phục kịp thời những khiếm khuyết mà GV còn mắc phải, tránh gây căng thẳng, áp lực cho GV.

1.5.1.5. Quản lý việc áp dụng các PPDH và KTDH tích cực trong bài giảng

PPDH là một trong những thành tố quan trọng của quá trình dạy học. Cùng một nội dung như nhau, nhưng bài học có để lại dấu sâu đậm trong tâm hồn các em hay khơng, có làm cho các em yêu thích những vấn đề đã học và biết vận dụng chúng một cách năng động, sáng tạo để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hay không là tuỳ thuộc ở phương pháp của người thầy.

Các PPDH và KTDH tích cực đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ GV - HS theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập tích hợp liên môn nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp.

Các PPDH phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển năng lực tự học (sử dụng SGK, nghe, ghi chép, tìm kiếm thơng tin...). Có thể chọn lựa một cách linh hoạt các phương pháp chung và phương pháp đặc thù của môn học để thực hiện. Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng phải đảm bảo được nguyên tắc “ HS tự mình hồn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn của GV”.

Một số PPDH tích cực: PPDH theo dự án; PPDH theo hợp đồng; PP bàn tay nặn bột; PPDH theo góc; PPDH nhóm; PP nghiên cứu trường hợp điển hình; PP giải

Một số KTDH tích cực: Kỹ thuật bản đồ tư duy; Kỹ thuật động não; Kỹ thuật thảo luận viết; Kỹ thuật động não không công khai; Kỹ thuật XYZ ( kỹ thuật 635); Kỹ thuật bể cá; Kỹ thuật mảnh ghép; Kỹ thuật khăn phủ bàn; Kỹ thuật chia sẻ nhóm đơi; Kỹ thuật Kipling (5W1H); kỹ thuật “ Hỏi Chuyên gia”; Kỹ thuật tia chớp; Kỹ thuật giao nhiệm vụ; Kỹ thuật đặt câu hỏi; Phân tích phim video.

Để áp dụng tốt các PPDH và KTDH tích cực thì GV phải biết kết hợp sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại và biết ứng dụng công nghệ thông tin hợp lý để hỗ trợ HĐDH

Tóm lại, có rất nhiều PPDH với những cách tiếp cận khác nhau. Việc áp dụng các PPDH tích cực địi hỏi những điều kiện thích hợp về phương tiện, CSVC , về tổ chức, QL. Ngoài ra, PPDH cịn mang tính chủ quan. Mỗi GV với kinh nghiệm riêng của mình cần biết kết hợp một cách linh hoạt với PPDH tích cực trong bối cảnh hiện nay.

Để QL tốt việc áp dụng PPDH tích cực của GV trong bối cảnh hiện nay HT cần chỉ đạo tổ chuyên môn triển khai các văn bản mới nhất về các PPDH tích cực và KTDH tích cực tới tồn thể GV. Đồng thời, đảm bảo các điều kiện, phương tiện phục vụ GV áp dụng các PPDH đó một cách hiệu quả. Yêu cầu các TCM xây dựng giáo án mẫu có áp dụng các PPDH và KTDH tích cực, cử GV xung phong dạy mẫu, tổ chức dự giờ rút kinh nghiệm. Đây là vấn đề đang nóng trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, HT phải chỉ đạo sát sao hoạt động này trong cơng việc QL của mình.

1.5.1.6. Quản lý việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trong bối cảnh hiện nay

GV là người tiến hành HĐDH , là lực lượng quyết định chất lượng GD của

nhà trường. Trong bối cảnh đổi mới hiện nay, GV liên tục phải học cách dạy theo PPDH tích cực, ứng dụng CNTT vào bài dạy, SHCM trên trường học kết nối và theo hướng NCBH. GV còn phải tham gia các cuộc thi GVDG, cuộc thi dạy học theo chủ đề tích hợp, bồi dưỡng đội tuyển HSG các cấp. Vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, mỗi GV phải tự mình ý thức được việc mình phải liên tục tự đổi mới bằng cách tự học tự bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất, đạo đức để khẳng định uy tín của mình trước đồng nghiệp, HS và PHHS, đáp ứng yêu cầu đổi mới. HT phải hiểu được việc bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất, năng lực cho đội ngũ GV cũng rất quan trọng.

Để QL tốt việc này, HT cần chú ý các vấn đề sau: Trước hết, HT phải là tấm gương tự học, tự rèn, trong việc học tập, bồi dưỡng để mọi người noi theo. Tổ chức và chỉ đạo các TCM SHCM có chất lượng, thường xuyên dự giờ, thăm lớp, học tập lẫn nhau trong đồng nghiệp. Tổ chức sinh hoạt, trao đổi sáng kiến kinh nghiệm. Cử GV có kinh nghiệm, năng lực chuyên môn vững giúp đỡ GV mới, GV ít kinh nghiệm; đề cao tinh thần giúp đỡ đồng nghiệp, giúp GV có ý thức tự học hỏi, cố gắng vươn lên. Đảm bảo 100% GV được dự các lớp bồi dưỡng chuyên đề, bồi dưỡng thường xuyên. Cử đi học nâng chuẩn đặc biệt là các lớp cao học đối với những GV có trình độ chun mơn tốt. Đặc biệt, HT phải làm tốt công tác tư tưởng để động viên GV tự học tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. Phải làm cho họ thấy rằng trách nhiệm của họ trong bối cảnh hiện nay là phải trở thành các thầy,cô giáo mẫu mực, giỏi chuyên môn, yêu ngành, yêu nghề, được xã hội tơn vinh. Đây chính là cách bồi dưỡng hiệu quả nhất.

1.5.1.7. Quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn trong bối cảnh đổi mới hiện nay

TCM gồm HT, các PHT, GV, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục, cán bộ làm công tác tư vấn cho HS của trường trung học theo mơn học, nhóm mơn học hoặc nhóm các hoạt động giáo dục ở từng cấp học THCS.

Nhiệm vụ của TCM: Xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên; Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ cho cán bộ, GV trong tổ; tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo quy định của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học và các quy định khác hiện hành;

"Trường học kết nối" giúp cho việc đổi mới hình thức tổ chức và quản lí các hoạt động tập huấn, bồi dưỡng giáo viên và hoạt động sinh hoạt tổ/nhóm chun mơn trong nhà trường. Mỗi giáo viên được nhận 01 tài khoản trên mạng, kê khai đầy đủ thông tin cá nhân và được quản lí theo đơn vị cơng tác. Nhiều hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở lâm thao, huyện lâm thao, tỉnh phú thọ trong bối cảnh hiện nay (Trang 30 - 39)