PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp “phân tích thiết kế phần mềm quản lý lương công nhân tại công ty may thăng long”. (Trang 38 - 45)

c. Những đặc tính chung của phần mềm hiện đại:

2.3. PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN

2.3.1 Nguyên nhân dẫn tới việc phát triển một hệ thống thông tin:

- Những vấn đề về quản lý.

- Những yêu cầu mới của nhà quản lý. - Sự thay đổi của công nghệ.

- Thay đổi sách lược chính trị.

Những yêu cầu mới của quản lý cũng có thể dẫn đến sự cần thiết của một dự án phát triển một HTTT mới. Những luật mới của chính phủ ban hành (luật về thuế chẳng hạn), việc ký kết một hiệp tác mới, đa dạng hóa các hoạt động của doanh nghiệp bằng sản phẩm mới hoặc dịch mới. Các hoạt động mới của doanh nghiệp cạnh tranh cũng có một tác động mạnh vào động cơ buộc doanh nghiệp phải có những hành động đáp ứng. Ví dụ một ngân hàng cạnh tranh lắp đặt những quầy giao dịch tự động, thực tế, sữ bắt các ngân hàng khác phải cùng vượt lên phía trước trong việc tự động hóa.

Việc xuất hiện các công nghệ mới cũng có thể dẫn đến việc một số tổ chức phải xem lại những thiết bị hiện có trong hệ thống thông tin của mình.

Cuối cùng, vai trò của những thách thức chính trị cũng không nên bỏ qua. Nó cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến việc phát triển một HTTT. Chẳng hạn, không phải không có những HTTT được phát triển chỉ vì người quản lý muốn mở rộng quyền lực của mình và khi ông ta biết rằng thông tin là một phương tiện thực hiện điều đó.

Nguyên tắc phát triển hệ thống thông tin

- Sử dụng các mô hình.

- Chuyển từ cái chung sang cái riêng.

- Chuyển từ mô hình vật lý sang mô hình logic khi phân tích và từ mô hình logic sang mô hình vật lý khi thiết kế.

Đi từ cái chung tới cái riêng là một nguyên tắc của sự đơn giản hóa. Thực tế, để hiểu tốt một hệ thống phải hiểu các mặt chung trước khi xem xét chi tiết.

Phân tích bắt đầu bằng việc thu thập các thông tin về HTTT đang tồn tại và khung cảnh của nó. Nguồn dữ liệu chính là những người sử dụng, các tài liệu và quan sát. Cả 3 nguồn này đều chủ yếu mô tả mô hình vật lý ngoài

của hệ thống. Vì vậy khi phân tích thường chuyển từ mô hình vật lý sang mô hình logic.

Ngược lại, khi thiết kế hệ thống mới, phân tích viên phải xem xét mô hình logic trước khi đưa ra mô hình vật lý cụ thể. VD: Người ta thường xây dựng: “Hệ thống phải kiểm tra tư cách của khách hàng” trước khi xem xét cụ thể nên để “khách hàng đưa thẻ của mình qua cửa đọc thẻ và nhập mã hiệu cá nhân vào máy” hay là “khách hàng để ngón tay cái vào máy đọc vân tay số hóa”.

2.3.2 Các công cụ nghiên cứu, phân tích HTTT 2.3.2.1 Các phương pháp thu thập thông tin

Phỏng vấn và nghiên cứu tài liệu là hai công cụ thu thập thông tin đắc

lực nhất. Phỏng vần cho phép thu thập các thông tin khái quát khó nắm bắt như mục tiêu của hệ thống. Nghiên cứu tài liệu cho phép thu thập các thông tin chi tiết về hệ thống.

Sử dụng phiếu điều tra để thu thập thông tin trên phạm vi rộng. Quan sát để thu thập các thông tin không được thể hiện trong tài liệu

hoặc phỏng vấn.

2.3.2.2 Mã hóa dữ liệu

Mã hóa dữ liệu để:

- Nhận diện không nhầm lẫn các đối tượng. - Mô tả nhanh chóng các đối tượng.

- Nhận diện nhóm đối tượng nhanh hơn

Các phương pháp mã hóa cơ bản

Mô tả Ưu điểm Nhược điểm VD

Mã hóa phân cấp

Đối tượng được phân cấp, mã được xây kéo dài sang phải thể hiện sự phân cấp sâu hơn. -Xác định rõ vị trí đối tượng trong tập hợp. -Tạo lập khó. -Khó nới rộng. Hệ thống tài khoản kế toán VN là một bộ mã 3 cấp. Mã hóa liên tiếp Được tạo ra bởi một quy tắc tạo dãy nhất định - Không nhầm lẫn. - Tạo lập dễ dàng. - Nới rộng dễ. - Không gợi nhớ. - Không cho phép chèn thêm mã vào giữa 2 mã. Ngưởi vào làm trước có mã 999 thì người tiếp theo mã 1000.

Mã hóa tổng hợp Kết hợp giữa mã hóa phân cấp và liên tiếp. Ưu điểm của 2 phương pháp trên. - T ạo lập khó. - K hông cho phép chèn mã mới vào giữa. Mã hóa gợi nhớ Căn cứ vào đặc tính của đối tượng để xây dựng - Gợi nhớ cao. - Có thể nới rộng dễ dàng. -Ít thuận lợi cho tổng hợp và phân tích. -Dài hơn mã phân cấp. Mã hóa Việt Nam đồng là VND, Đô la là USD… Mã hóa ghép nối Chia mã thành nhiều trường, mỗi trường ứng với 1 đặc tính. -Có khả năng phân tích cao. -Có thể kiểm tra thuộc tính. -Cồng kềnh. -Bộ mã dễ mất ý nghĩa nếu chọn các thuộc tính không ổn định. Công nhân thứ 999 vào làm xí nghiệp 1, tổ cắt có mã XN1TC999.

2.3.2.3 Các công cụ mô hình hóa

a. Sơ đồ luồng thông tin – IFD (Information Flow Diagram) Các ký pháp:

- Xử lý

- Kho lưu trữ dữ liệu

- Dòng thông tin

Thủ công Giao tác

người - máy

Tin học hóa hoàn toàn

Thủ công Tin học hóa

- Điều khiển

Lưu ý

- Dòng thông tin vào ra với kho dữ liệu không cần mũi tên chỉ hướng.

- Có thể dùng thêm các ký tự khác như màn hình, đĩa từ.

Các phích vật lý: mô tả chi tiết hơn bằng lời cho các đối tượng được

biễu diễn trên sơ đồ.

Phích luồng thông tin Tên tài liệu:

Mô tả:

Tên IFD có liên quan: Vật mạng:

Hình dạng: Nguồn: Đích:

Phích xử lý Tên tài liệu:

Mô tả:

Tên IFD có liên quan:

Phân ra thành các IFD con: Phương tiện thực hiện: Sự kiện khởi sinh: Chu kỳ:

Cấu trúc của thực đơn: Phương pháp xử lý:

Phích kho chứa dữ liệu Tên tài liệu:

Mô tả:

Vật mạng:

b. Sơ đồ luồng dữ liệu – DFD (Data Flow Diagram) Các ký pháp: - Nguồn hoặc đích - Dòng dữ liệu - Tiến trình xử lý - Kho dữ liệu Quy tắc xây dựng DFD

- Luồng dữ liệu phải có tên, trừ luồng giữa xử lý và kho dữ liệu. - Các dữ liệu luôn luôn đi cùng nhau chỉ tạo ra một luồng duy nhất. - Xử lý phải được đánh mã số.

- Các luồng dữ liệu không được cắt nhau. - Tên cho xử lý phải là một động từ.

- Luồng vào và luồng ra một xử lý phải khác nhau.

Các mức của DFD

- Sơ đồ ngữ cảnh: thể hiện khái quát nội dung chính của HTTT. - Sơ đồ mức 0: là sơ đồ ngữ cảnh đã được phân rã.

- Sơ đồ mức n: là phân rã của một tiến trình sơ đồ mức n-1.

Quy tắc phân rã DFD

- Một xử lý mà logic xử lý của nó chỉ trình bày trong 1 trang giấy thì không cần phân rã tiếp.

- Nên để tối đa 7 xử lý trên 1 DFD.

- Các xử lý trên 1 DFD phải thuộc cùng một mức phân rã.

- Luồng vào của một DFD mức cao phải là luồng vào của một DFD mức thấp nào đó. Luồng ra của một DFD mức thấp phải là luồng ra của một DFD mức cao nào đó

- Xử lý không thể phân rã tiếp gọi là xử lý nguyên thủy. Mỗi xử lý nguyên thủy phải có một phích xử lý logic trong từ điển hệ thống.

Các phích logic:

Phích xử lý logic Tên xử lý:

Mô tả:

Tên DFD liên quan: Các luồng dữ liệu vào: Các luồng dữ liệu ra:

Kho dữ liệu mà xử lý sử dụng: Mô tả logic của xử lý:

Phích luồng dữ liệu Tên luồng:

Mô tả:

Tên DFD liên quan: Nguồn:

Đích:

Các phần tử thông tin:

Phích phần tử thông tin Tên phần tử thông tin:

Loại:

Tên DFD liên quan: Các giá trị cho phép:

Phích kho dữ liệu Tên kho:

Mô tả:

Tên DFD có liên quan: Các xử lý có liên quan”

Phích tệp dữ liệu Tên tệp:

Mô tả:

Tên DFD có liên quan: Các phần tử thông tin:

Khối lượng (Bản ghi, ký tự):

Ngôn ngữ cấu trúc dùng để mô tả xử lý logic trên phích xử lý:

Ngôn ngữ này chứa các động từ như: đọc, ghi, sắp xếp, chuyển sang, cộng, trừ, nhân, chia…

Cấu trúc dùng để mô tả: - Tiếp theo

- Nếu… thì…

- Nếu… thì… Nếu không thì… - Trong khi mà…

- Cho đến khi… - Bắt đầu… Kết thúc. - Theo các trường hợp

Quan hệ giữa các công cụ mô hình hóa

Động Tĩnh

Vật lý IFD Các phích vật lý

Logic DFD Các phích logic

2.3.3 Phương pháp phát triển HTTT 7 giai đoạn

- Đánh giá yêu cầu. - Phân tích chi tiết - Thiết kế logic

- Đề xuất các phương án và giải pháp - Thiết kế vật lý ngoài

- Triển khai kỹ thuật hệ thống - Cài đặt và khai thác

Mỗi giai đoạn lại bao gồm một dãy các công đoạn nhỏ khác.

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp “phân tích thiết kế phần mềm quản lý lương công nhân tại công ty may thăng long”. (Trang 38 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w