Phân loại hệ thống thông tin trong tổ chức doanh nghiệp

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp “phân tích thiết kế phần mềm quản lý lương công nhân tại công ty may thăng long”. (Trang 28 - 32)

Các thông tin trong một tổ chức được phân chia theo các cấp quản lý và trong mỗi cấp quản lý, chúng lại được chia theo nghiệp vụ mà chúng phục vụ

Phân loại hệ thống thông tin theo lĩnh vực và mức ra quyết định 2.1.4 Mô hình biểu diễn hệ thống thông tin

Cùng một hệ thống thông tin có thể được mô tả khác nhau tùy theo quan điểm của người mô tả. Bởi một hệ thống thông tin đóng vai trò khác nhau với mỗi người.

VD: Hệ thống giao dịch tự động của một ngân hàng. Đối với khách hàng, họ nhìn nhận hệ thống như là một thực thể cấu thành từ một đầu cuối, với những câu hỏi được hiện ra trên màn hình và một tập hợp các thủ tục cần thực hiện (đưa thẻ ngân hàng vào khe đọc, nhập mã cá nhân, trả lời các câu hỏi về loại giao dịch cần thực hiện, nhập số lượng tiền vào từ bàn phím, lấy tiền ở hốc trả tiền). Đối với giám đốc dịch vụ khách hàng ở ngân hàng, ông ta mô tả hệ thống đó như một thực thể cho phép thực hiện việc gửi và rút tiền với giá trị lớn nhất là 500 USD, chuyển tiền từ tài khoản này sang tài khoản khác sau khi đã kiểm tra từ khách hàng. Còn cán bộ kỹ thuật

Tài chính chiến lược Marketing chiến lược Nhân lực chiến lược Kinh doanh và sản xuất chiến lược Hệ thống thông tin văn phòng Tài chính chiến thuật Marketing chiến thuật Nhân lực chiến thuật Kinh doanh và sản xuất chiến thuật Tài chính tác nghiệp Marketing tác nghiệp Nhân lực tác nghiệp Kinh doanh và sản xuất tác nghiệp

tin học của ngân hàng thì mô tả hệ thống này như một thực thể cấu thành từ 122 chương trình và các thủ tục khác nhau được viết trong ngôn ngữ lập trình có cấu trúc với loại máy tính cụ thể và chúng sử dụng một số đĩa từ với dung lượng cụ thể nào đó.

Ví dụ trên cho ta thấy 3 mô hình dùng để mô tả một hệ thống thông tin, đó là: mô hình logic, mô hình vật lý ngoài và mô hình vật lý trong.

Mô hình logic trả lời cho câu hỏi “Cái gì?” và “Để làm gì?”, nó mô tả

hệ thống thu thập dữ liệu nào, xử lý mà hệ thống phải thực hiện, các kho chứa các kết quả hoặc dữ liệu để lấy ra cho xử lý và những thông tin hệ thống sản sinh ra. Mô hình này không quan tâm tới phương tiện được sử dụng cũng như địa điểm hoặc thời điểm mà dữ liệu được xử lý.

Mô hình logic là kết quả của góc nhìn quản lý.Đây là mô hình ổn định nhất trong 3 mô hình.

Mô hình vật lý ngoài trả lời câu hỏi “Cái gì?”, “Ở đâu?”, “Khi nào?”.

Mô hình này mô tả các khía cạnh nhìn thấy được của hệ thống như vật mang dữ liệu, vật mang kết quả cũng như hình thức của đầu vào đầu ra, phương tiện để thao tác với hệ thống, những dịch vụ, bộ phận, con người và vị trí công tác trong hoạt động xử lý, các thủ tục thủ công cũng như những yếu tố về địa điểm thực hiện xử lý dữ liệu, loại màn hình và bàn

Mô hình logic (Góc nhìn quản lý) Mô hình logic (Góc nhìn quản lý) Mô hình logic (Góc nhìn quản lý) Cái gì? Để làm gì? Cái gì? Ở đâu? Khi nào?

Như thế nào? Mô hình ổn định

nhất

Mô hình hay thay đổi nhất

phím được sử dụng. Mô hình này cũng chú ý tới mặt thời gian của hệ thống, nghĩa là về thời điểm mà các hoạt động xử lý dữ liệu khác nhau xảy ra.

Mô hình vật lý ngoài là kết quả của góc nhìn sử dụng.Với một mô hình logic sẽ có nhiều mô hình vật lý ngoài tương ứng có khả năng thỏa mãn yêu cầu của mô hình logic đã cho.

Mô hình vật lý trong trả lời câu hỏi “Như thế nào”. Mô hình này cũng

liên quan tới khía cạnh vật lý của hệ thống tuy nhiên không phải theo cách nhìn của người sử dụng mà của nhân viên kỹ thuật, những người xây dựng hệ thống. Đó là các thông tin liên quan tới loại trang thiết bị, dung lượng bộ nhớ, ngôn ngữ lập trình dùng để xây dựng hệ thống.

Mô hình vật lý trong là mô hình bất ổn định nhất trong 3 mô hình.

2.2 CƠ SỞ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA HTTH

2.2.1 Phần cứng tin học

Máy tính điện tử: là tập hợp các bộ phận để thực hiện các nhiệm vụ

nhập dữ liệu vào, xử lý dữ liệu, đưa dữ liệu ra, lưu trữ thông tin và kiểm soát, điều khiển các hoạt động đó. Có các loại máy tính cỡ lớn (Mainframe), máy tính cỡ vừa (Minicomputer), máy vi tính (Microcomputer) và siêu máy tính (Supercomputer).

Thiết bị ngoại vi của máy tính điện tử:

STT Thiết bị vào thường dùng Thiết bị ra thường dùng

1 Bàn phím Trống tử

Lưu trữ dữ liệu

Thông tin vào

Thông tin ra Logic Vật lý ngoài Vật lý trong Logic Vật lý ngoài Vật lý trong Logic Vật lý ngoài Vật lý trong Logic Vật lý ngoài Vật lý trong Nguồn tin Đích tin Xử lý dữ liệu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Keyboard) (Cartrige Drive) 2 Chuột (Mouse) Băng cassette (Cassette Drive) 3 Màn hình nhạy cảm (Tactile Screen) Micro fim

(Computer Output Mircofilm) 4 Máy đọc quang học

(CD-ROM Drive)

In quả cầu chữ

(Daisy-Wheel Printer) 5 Máy quét hình (Scanner) Đĩa từ (Disk Drive) 6 Máy đọc bút vẽ

(Badge Drive)

Máy in kim

(Dot Matrix Printer) 7 Bút điện tử

(Light pen)

Đĩa quang xóa được (Erasable Optical Drive) 8 Máy đọc mã vạch

(Bar Code Reader)

In phun mực (Ink Jet Printer) 9 Máy đọc chữ từ tính (Magnetic-Ink Character Recognition) In laser (Laser Printer) 10 Bộ nhận dạng tiếng nói (Voice Recognition Device)

In dòng (Line Printer) 11 Cần điều khiển

(Joystick)

hóa chữ từ tính

(Magnetic Character Coder) 12 Máy đọc cassette

(Cassette Drive)

Máy vẽ (Plotter) 13 Máy đọc chữ

(Optical Character Reader)

Người máy (Robot) 14 Máy đọc đĩa tử (Disk Drive) Tổng hợp tiếng nói (Speech Synthesizer) 15 Bảng số hóa (Gigitizing Table) Băng từ (Tape Drive) 16 Máy đọc băng từ (Tape Drive) Màn hình

(Video Display Terminal) 17 Máy đọc bìa đục lỗ

(Punch Card Reader)

Đĩa quang (WORM Drive) 18 Máy đọc đĩa quang

(WORM Drive)

Vấn đề chuẩn phần cứng (Hardware Standard):

Một số nguyên tắc khi mua sắm các thiết bị phần cứng tin học:

- Bảo đảm sự tương thích (Compatibility): Các thiết bị mua mới phải làm việc được với những thiết bị đã có. Nếu không chi phí thêm cho phân cứng hoặc phần mềm chuyển đổi nhiều khi còn lớn hơn cái lợi thu được.

- Bảo đảm khả năng mở rộng và nâng cấp (Expendable & Sealable): Nhu cầu về năng lực máy tính trong doanh nghiệp tăng không ngừng, dễ dàng vượt qua năng lực của máy tính hiện có. Vì vậy khi mua cần xem xét khả năng nâng cấp của phần cứng máy tính để có thể tăng cường khi cần thiết. Làm như vậy giá cả sẽ rẻ hơn là trang bị mới.

- Bảo đảm độ tin cậy (Reliability): Phân cứng mẫu mã mới nhất thường rất hấp dẫn người sử dụng. Tuy nhiên các lỗi kỹ thuật thường không bao giờ được nêu ra trong các tờ quảng cáo. Nói chung không nên mua những loại máy đời mới nhất.

2.2.2 Phần mềm tin học (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp “phân tích thiết kế phần mềm quản lý lương công nhân tại công ty may thăng long”. (Trang 28 - 32)