Giáo án dạy học bài Đây thôn Vĩ Dạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề trong dạy học hai tác phẩm tràng giang của huy cận và đây thôn vĩ dạ của hàn mặc tử ở lớp 11, trung học phổ thông (Trang 81 - 92)

3.1 .Khái quát về thực nghiệm

3.2. Thiết kế giáo án thực nghiệm

3.2.2. Giáo án dạy học bài Đây thôn Vĩ Dạ

3.2.2.1 .Bước 1: Xác định vấn đề trong đọan trích

- Bức tranh đẹp về một miền quê đất nước.

- Tiếng lịng của một con người với nỗi buồn, nỗi cơ đơn và tấm lòng tha thiết với cuộc đời, con người.

- Bút pháp tài hoa, độc đáo của nhà thơ.

- Thời lượng dành cho bài dạy: 90 phút.

- Học sinh vừa học bài khái quát về thời kỳ văn học từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám- 1945, đã nắm được đặc điểm cơ bản của thơ Mới.

3.2.2.3 .Bước 3: Mục tiêu cần đạt

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, giúp học sinh 1. Về kiến thức:

- Cảm nhận tình yêu đời, ham sống mãnh liệt và đầy uổn khúc qua bức tranh phong cảnh xứ Huế.

- Nhận ra sự vận động của tứ thơ, của tâm trạng chủ thể trữ tình và bút pháp tài hoa, độc đáo của Hàn Mặc Tử.

2. Về kĩ năng:

- Đọc hiểu bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại. - Cảm thụ, phân tích bài thơ.

3. Về thái độ:

- Giáo dục học sinh tình yêu quê hương đất nước và cảm thông với nhà thơ..

II.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ 1. Giáo viên:

1.1 Dự kiến biện tổ chức hs hoạt động dạy học:

- Phương pháp chính là nêu vấn đề kết hợp với phương pháp thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm.

- Tích hợp phân môn Làm văn, Tiếng Việt, Đọc văn.

1.2. Phương tiện:

- Sách giáo khoa, giáo án, tài liệu tham khảo, chuẩn kiến thức kĩ năng. 2. Học sinh:

- Học sinh chủ động tìm hiểu bài qua hệ thống câu hỏi sách giáo khoa. III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

5. Kiểm tra bài cũ: 6. Bài mới:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Tìm hiểu chung

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa và cho biết những kiến thức khái quát về tác giả.

Học sinh phát biểu, giáo viên nhận xét và định hướng.

- Học sinh tiếp tục dựa vào sách giáo khoa để nêu xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ.

Học sinh phát biểu, giáo viên

nhận xét và định hướng

I. GIỚI THIỆU CHUNG 1. Tác giả

- Hàn Mặc Tử (1912-1940), tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ra trong một gia đình cơng giáo nghèo ở Đồng Hới, Quảng Bình.

- Làm cơng chức ở Sở đạc điền Bình Định rồi vào Sài Gòn làm báo nhưng thời gian ngắn sau mắc bệnh, về hẳn Quy Nhơn chữa bệnh và mất tại trại phong Quy Hòa.

- Là nhà thơ có sức sáng tạo mãnh liệt trong phong trào Thơ mới

“Ngôi sao chổi trên bầu trời thơ Việt Nam”(Chế Lan Viên).

2. Bài thơ:

- Xuất xứ: rút từ tập Thơ

điên(1938), sau đó tác giả đổi tên thành Đau thương.

- Hoàn cảnh ra đời: bài thơ được khởi hứng từ mối tình của Hàn Mặc Tử với một cô gái vốn quê ở Vĩ Dạ, một thơn nhỏ bên dịng sông

Hoạt động 2: Đọc,hiểu văn bản

Bước 1. GV đọc bài thơ và yêu cầu HS đọc diễn cảm. Có thể kết hợp với ngâm thơ.

Bước 2. Tìm hiểu nội dung.

Câu hỏi 1. Mở đầu bài thơ là một câu hỏi, Em hãy cho biết: Ai hỏi? Giọng điệu hỏi? Ý nghĩa lời hỏi?

Câu hỏi 2. Bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ trong tưởng tượng của nhà thơ hiện lên với những hình ảnh

Hương nơi xứ Huế thơ mộng và trữ tình.

II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1. Đọc văn bản

2. Tìm hiểu về nội dung

a. Khổ 1:

*Câu hỏi mở đầu

- Câu hỏi tu từ mang nhiều sắc thái:

+ Vừa hỏi han; lời hờn trách nhẹ nhàng,; lời nhắc nhở; lời mời gọi trở về thôn Vĩ của người con gái thôn Vĩ mà tác giả tưởng tượng ra.

+ Đây cũng là lời tự vấn, lời tự nhắc nhở mình của nhà thơ về một việc đáng ra nên làm mà khơng biết có làm được nữa hay khơng. Đó là trở về thôn Vĩ, thăm lại cảnh cũ, người xưa.

- Nhiều thanh bằng gợi nỗi buồn chơi vơi,1 thanh trắc cuối câu gợi cảm giác đau nhói trong tâm hồn thi nhân.

-> khát vọng được trở lại thôn Vĩ

nào?

Câu hỏi 3. Phân tích vẻ đẹp của hình ảnh “nắng hàng cau” và “nắng mới lên”?

Câu hỏi 4. Em có cảm nhận gì về cách dùng từ “mướt” của tác giả? Nếu thay từ “mướt”bằng từ “biếc” hoặc từ “thắm” thì có ảnh hưởng gì đến ý nghĩa và sắc thái biểu cảm của câu thơ không?

Câu hỏi 5. Nhiều người nhận xét, cách so sánh “vườn xanh như ngọc” rất độc đáo? Ý kiến của em như thế nào?

mai:

- “Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên”

+ “ Nắng hàng cau”: cau là

loại cây thường cao nhất trong khu vườn nên nhận những ánh nắng đầu tiên trong một ngày. Thân câu lại thẳng, chia thành từng đốt cho nên khi nắng chiếu xuống, thân câu như một cây thước để đo mực nắnChính vì vậy nói “nắng hàng cau” là nói đến cái nắng tinh khơi, trong trẻo.

+ “Nắng mới lên” là nắng buổi

ban mai cịn tinh khơi, thanh khiết. Đó là ánh nắng ấm áp, nguyên lành.

- “Vườn ai mướt quá xanh như

ngọc”

+ Từ “mướt diễn tả màu xanh

mỡ màng, mượt mà của lá cây còn

ướt sương đêm. Từ biếc hoặc từ thắm

chỉ diễn tả được mức độ xanh.

+ “Xanh như ngọc”: nghệ

thuật so sánh, diễn tả được sự xanh mướt, xanh trong, màu xanh ấy đổ đầy sắc ngọc của khu vườn thôn Vĩ sau một đêm được tắm gội sương và

Câu hỏi 6.Theo em ở câu thơ thứ 4 con người thôn Vĩ hiện lên qua chi tiết nào?

Câu hỏi 7. Có người cho rằng “mặt chữ điền” là mặt người đàn ơng, người khác lại nói đó là mặt người con gái . Suy nghĩ của em như thế nào?

Câu hỏi 8. Em có nhận xét gì về thiên nhiên và con người xứ Huế và tâm trạng của nhà thơ ở khổ thơ này?

Câu hỏi 9. Lẽ thường gió thổi mây bay nhưng tại sao tác giả lại viết “ gió theo lối gió, mây đường mây”?

→ gợi lên vẻ đẹp tươi tốt, màu mỡ, lung linh của khu vườn thôn Vĩ.

* Người thôn Vĩ

+ “Mặt chữ điền”: là biểu

tượng của nét đẹp phúc hậu, hiền lành.

+ “lá trúc che ngang”: lá trúc

mảnh mai, gợi nét đẹp kín đáo, dịu dàng của con người xứ Huế.

Hình ảnh thơ được miêu tả theo hướng cách điệu hóa, tức là chỉ gợi lên vẻ đẹp của con người, không chỉ rõ cụ thể là ai

 Bằng hệ thống ngôn ngữ chọn lọc, bút pháp lãng mạn, tượng trưng, hình ảnh giàu sức gợi cảm, khổ thơ thứ nhất đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên và con người hài hoà trong vẻ đẹp dịu dàng, kín đáo. Qua đó cho thấy niềm vui, niềm hi vọng và tình yêu thiên nhiên, yêu đời tha thiết của thi nhân

b. Khổ 2: - Hai câu đầu

+ “Gió theo… mây”: nhịp thơ

4/3 + tiểu đối gợi tả một không gian gió, mây chia lìa. Có lẽ mặc cảm chia lìa đã chia xa cả những thứ vốn không thể chia tách.

Câu hỏi 10. Trong dòng thơ “Dòng nước… lay”, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Qua đó diễn tả tâm trạng gì của của tác giả?

Câu hỏi 11. Em có nhận xét gì về bức tranh xứ Huế và tâm trạng câu nhà thơ thể hiện trong hai câu đầu?

Câu hỏi 12. Bức tranh thiên nhiên có sự thay đổi như thế nào so với hai câu thơ đầu?

Câu hỏi 13. Có người nhận

xét hình ánh sơng trăng là một hình

ảnh độc đáo và sự kết hợp hai hình

ảnh sông trăng và thuyền chở trăng

về thể hiện sự sáng tạo của nhà thơ. Ý kiến của em như thế nào?

+ Hình ảnh “dịng nước buồn thiu”: nghệ thuật nhân hóa: dịng sông trở thành một sinh thể mang tâm trạng. Nhà thơ khoác lên cảnh vật tâm trạng con người làm cho sự chia li mang cảm xúc đau buồn.

+ Động từ “lay”: sự chuyển động rất nhẹ, gợi nỗi buồn hiu hắt, thưa vắng.

→ Bức tranh sông nước mang nét đặc trưng của xứ Huế. Cảnh đẹp nhưng rời rạc, đơn độc, hiu hắt, phảng phất tâm trạng u buồn, cô đơn của nhà thơ trước cuộc đời.

- Hai câu sau

+ Bức tranh thiên nhiên có sự thay đổi: khung cảnh được mở rộng ra cảnh sông nước xứ Huế trong một đêm trăng.

+ “ Sơng trăng” : là hình ảnh

hết sức thi vị và tài hoa. Ánh trăng tan ra, làm cả mặt sông trải tràn ánh sáng của trăng. Dòng nước tắm trong ánh trăng ấy bỗng hóa thành dịng “sông trăng”. Sự liên tưởng tinh tế của nhà thơ đã tạo nên những hình ảnh lãng mạn trôi giữa hai bờ hư thực.

Câu hỏi 14. Câu thơ :“Có chở trăng về kịp tối nay?” tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Và nghệ thuật ấy gợi lên điều gì trong lịng người đọc?

Câu hỏi 15. Em cảm nhận gì về cảnh vật và tâm trạng thi nhân ở khổ thơ này?

Câu hỏi 16. Sự kết hợp giữa

cách đặt động từ mơ ở đầu câu và cách sử dụng điệp ngữ khách đường

xa trong câu thơ mở đầu có ý nghĩa

gì?.

cảm giác mơ hồ, xa lạ.

+ Sự kết hợp: thuyền chở trăng và bến sông trăng: tạo nên bầu khơng khí hư thực, lãng mạn, là hình ảnh của mộng tưởng.

- “Có chở trăng về kịp tối

nay?”

+ “ kịp tối nay ? ”: câu hỏi tu

từ thảng thốt, băn khoăn có gì đó khắc khoải, khẩn thiết. Dường như tác giả đang mong ngóng, hi vọng và đang chạy đua với thời gian.

+ Chữ “ kịp” : khiến cho

khoảng thời gian “tối nay” càng trở nên ngắn ngủi. Ta cảm nhận được sự lo sợ, hối hả của tác giả về một hiện tại ngắn ngủi của mình.

 Khổ thơ thứ hai đã vẽ nên một bức tranh xứ Huế nên thơ, huyền ảo, phảng phất tâm trạng u buồn, cô đơn, những dự cảm hạnh phúc chia lìa và sự mong ngóng đến khắc khoải của nhà thơ về tình yêu và hạnh phúc.

c. Khổ 3: - Câu 1:

+ “mơ”: đó là trạng thái vơ

thức, sự đắm chìm trong cõi mộng.

Câu hỏi 17. Theo em, câu thơ thứ nhất có mấy cách hiểu? ( Nếu dựa vào chủ thể của giấc mơ )

Câu hỏi 18. “Áo em” là áo ai? Trắng q nhìn khơng ra nghĩa là thế nào?

Câu hỏi 19. Cụm từ “sương khói mờ nhân ảnh” càng cho thấy rõ

-> nhấn mạnh khoảng cách xa xôi, sự cách trở, xa lạ.

+ Trong giấc mơ của mình, nhà thơ tưởng tượng người con gái thôn Vĩ như một khách đường xa cứ xa dần, mờ dần, tuột khỏi tầm mắt; hoặc nhà thơ tưởng tượng trong giấc mơ của người con gái thơn Vĩ mình chỉ như một người khách đường xa, đầy xa lạ.

Như vậy, dù hiểu theo cách nào thì trong câu thơ, nhà thơ cũng nhấn mạnh vào khoảng cách không gian, khoảng cách trong tình cảm với sự ngậm ngùi, xót xa.

- Câu 2

+ “Áo em: áo của người con gái xứ Huế

+ “Trắng q nhìn khơng ra”:

cực tả sắc trắng, màu trắng tinh khôi của tà áo dài đặc trưng của các nữ sinh ở Huế, đồng thời gợi cảm giác nhạt nhịa.

Dường như đó là cái nhìn tâm tưởng, màu sắc của tâm tưởng trong sự mờ ảo, xa xơi, nhạt nhịa.

- Câu 3, 4

người?

Chút hoài nghi trong câu thơ cuối biểu hiện tình cảm gì của tác giả?

Câu hỏi 20. Ai có thể đọc được tâm trạng của nhà thơ được thể hiện trong khổ thơ cuối cùng?

Câu hỏi 21. Như vậy, 3 khổ thơ là 3 bức tranh khác nhau. Phải chăng bài thơ là sự chắp nối vụng về, rời rạc giữa 3 đoạn? Có “dịng chảy” nào xuyên suốt các khổ thơ?

+ “Ai biết tình ai có đậm đà ?:

câu hỏi tu từ chứa đựng tâm trạng bất an, hồi nghi về tình người xứ Huế. Nó thể hiện nỗi cơ đơn, trống trải của một tâm hồn tha thiết yêu và khao khát sống.

 Khổ thơ cuối mang chút hoài nghi mà chan chứa niềm thiết tha với cuộc đời và con người của một hồn thơ cô đơn.

Bài thơ không phải là sự chắp nối rời rạc mà có một “dịng chảy” liên tục , xuyên suốt. Đó là diễn biến tâm trạng thi nhân suốt chiều dài bài thơ, nó chi phối cách cảm nhận thiên nhiên cũng như hình thức nghệ thuật của cả bài.

* Tâm trạng thi nhân: Hi vọng→ thất vọng, hồ nghi → tuyệt vọng

* Cảnh vật: Tươi sáng, tràn trề sức sống→ ảm đạm, hiu hắt → hư ảo , mờ nhòe

* Hình thức nghệ thuật độc đáo: Mỗi khổ thơ là một câu hỏi tu từ; đại từ phiếm chỉ “ai” lặp lại đều

đặn trong các khổ thơ( vườn ai,

thuyền ai, tình ai)

Câu hỏi 22. Em hãy nêu giá trị nghệ thuật của bài thơ ( ngôn ngữ, nhịp điệu, hình ảnh thơ và các biện pháp nghệ thuật) và ý nghĩa của bài thơ?

Câu hỏi 23. Đây là bài thơ về tình yêu hay tình quê? Vì sao bài thơ diễn tả tâm trạng của riêng nhà thơ lại tạo được sự cộng hưởng rộng rãi và lâu bền trong tâm hồn các thế hệ bạn đọc?

- Hình ảnh thơ độc đáo, đẹp, gợi cảm; ngôn ngữ trong sáng, tinh tế, giàu liên tưởng.

- Âm điệu, nhịp điệu thơ tinh tế, thiết tha

- Nghệ thuật liên tưởng, so sánh, nhân hóa, cùng với những câu hỏi tu từ xuyên suốt bài thơ, Hàn Mặc Tử đã phác họa ra trước mắt ta một khung cảnh nên thơ, đầy sức sống.

4. Ý nghĩa văn bản

- Bài thơ là một bức tranh tồn bích về cảnh vật và con người thôn Vĩ.

- Qua đó bộc lộ tình yêu đời, yêu người, niềm ham sống mãnh liệt mà đầy uẩn khúc của nhà thơ.

III. Củng cố bài học

Không nên khẳng định chỉ có tình u hay tình quê mà cả hai hòa quyện trong cảm xúc của nhà thơ khi viết bài thơ.

- Trước hết đây là bài thơ về tình yêu.Tình yêu của nhà thơ với người con gái thôn Vĩ Dạ và bài thơ được viết tặng cô gái ấy.

- Xuyên qua sương khói hư ảo của tình yêu mơ mộng là tình quê, là tình yêu tha thiết, đằm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề trong dạy học hai tác phẩm tràng giang của huy cận và đây thôn vĩ dạ của hàn mặc tử ở lớp 11, trung học phổ thông (Trang 81 - 92)