Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng câu hỏi nêu vấn đề bằng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề trong dạy học hai tác phẩm tràng giang của huy cận và đây thôn vĩ dạ của hàn mặc tử ở lớp 11, trung học phổ thông (Trang 98 - 100)

3.1 .Khái quát về thực nghiệm

3.4. Kết quả thực nghiệm và đánh giá

3.4.2. Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng câu hỏi nêu vấn đề bằng

pháp quan sát

Sau khi dự giờ, chúng tơi quan sát, về phía giáo viên chúng tơi nhận thấy: Ở bài đối chứng, hoạt động của giáo viên trong suốt quá trình dạy học: trình bày nội dung cặn kẽ theo trình tự bài giảng, đọc cho học sinh ghi chép những phần kiến thức cơ bản, thỉnh thoảng sử dụng câu hỏi vấn đáp, câu hỏi tái hiện để thu thập những hiểu biết của học sinh về kiến thức bài học. Còn ở bài thực nghiệm, giáo viên vận dụng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề một cách linh hoạt, dùng khi chuyển tiếp sang một vấn đề khác, khi yêu cầu học sinh tìm ra tri thức, kỹ năng thông qua giải quyết các câu hỏi. Đôi lúc, giáo viên phải dẫn dắt học sinh cho các em khám phá từng vấn đề nhỏ, sau đó mới giải quyết được vấn đề mà câu hỏi đặt ra. Vì vậy, sự tương tác giữa giáo viên và học sinh diễn ra phù hợp, tạo nên khơng khí hào hứng, khơng q trầm như ở bài đối chứng.

Chẳng hạn, khi dạy học bài Tràng giang, ở bài đối chứng giáo viên thường hỏi những câu như: Tràng giang có nghĩa là gì? Nó có khác với

trường giang hay không? Những câu hỏi như thế, câu trả lời đã có sẵn ở phần

chú thích trong sách giáo khoa. Học sinh chỉ cần nhìn vào sách và đọc lên. Giờ học trở nên nhàm chán, máy móc, học sinh lười tư duy. Trong khi đó ở bài thực nghiệm, giáo viên có thể dựa vào kiến thức đã có từ sách giáo khoa

để đặt câu hỏi nêu vấn đề cho học sinh: Tại sao tràng giang là sơng dài và

trường giang cũng có nghĩa là sông dài, tác giả không dùng từ trường giang?

Với câu hỏi này, học sinh buộc phải có sự so sánh hai từ đồng nghĩa nhưng

khác âm để thấy được sự độc đáo của nhà thơ khi dùng từ tràng giang. Và lúc

đó, học sinh sẽ là người tích cực, chủ động giờ học.

Về phía học sinh, hoạt động của học sinh ở bài đối chứng là: Nghe, ghi chép, tiếp thu kiến thức từ giáo viên, thỉnh thoảng trả lời câu hỏi của giáo viên đặt ra. Học sinh ít phát biểu và việc phát biểu chỉ tập trung vào một số đối tượng. Trong khi đó, ở bài thực nghiệm học sinh phải làm việc, suy nghĩ, để

tìm ra tri thức, kỹ năng. Thơng qua việc giải quyết hệ thống câu hỏi nêu vấn đề , học sinh có điều kiện bộc lộ bản thân và phát huy được tính chủ động tích cực. Những câu hỏi mang tính lựa chọn như “ theo em, ý kiến của em, em có đồng tình khơng, em có nhận xét gì?...”, khi giáo viên đặt câu hỏi, các em đều rất háo hức, tập trung thảo luận và đưa ra ý kiến của mình. Thậm chí các em cịn “tranh cãi” rất sơi nổi để tìm ra được vấn đề. Đây chính là điều mà chúng tơi mong đợi.

3.4.3. Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng câu hỏi nêu vấn đề bằng phương pháp phỏng vấn pháp phỏng vấn

Cùng với việc dự giờ, quan sát chúng tôi cũng tiến hành phỏng vấn giáo viên để có thêm thơng tin. Khi chúng tơi hỏi giáo viên thực nghiệm: ưu điểm và hạn chế của câu hỏi nêu vấn đề ?

Theo cô Đinh Thị Hồng Thanh – Giáo viên giảng dạy lớp 11A2: “hệ thống câu hỏi nêu vấn đề trong giờ học đã phát huy được khả năng tích cực của học sinh, phù hợp với bài dạy”. Cô Thanh cịn nói thêm: “Việc chuẩn bị câu hỏi nêu vấn đề mất nhiều thời gian địi hỏi giáo viên phải có năng lực và tâm huyết. Đổi mới phương pháp bao giờ cũng kéo theo sự chuẩn bị nhiều thứ. Thực nghiệm phải tính đến yếu tố khả thi nghĩa là sau này trong điều kiện nhà trường như vậy cũng có thể sử dụng được phương pháp. Nhiều khi thực nghiệm rất hiệu quả nhưng dạy như vậy thì khơng đủ thời gian”.

Theo cơ Lại Thúy Hồng: “Dạy học sử dụng câu hỏi nêu vấn đề rất hay nhưng phải chú ý điều khiển học sinh điều khiển linh hoạt và rút ra những ý kiến chính xác nhất để học sinh không bị lôi vào các cuộc tranh luận lạc hướng, thảo luận tự do. Trong quá trình học, chú ý đến việc ghi chép của học sinh làm tư liệu học và để kiến thức mang tính hệ thống, liền mạch”. Những ý kiến của giáo viên giảng dạy không chỉ đề cập đến giờ dạy thực nghiệm mà phần nào phản ánh được suy nghĩ và thực trạng sử dụng cũng như một số khó khăn khi vận dụng bất kỳ một phương pháp nào. Đó là những ý kiến đóng góp

giúp chúng tơi tìm được ngun nhân thành cơng hoặc chưa thành công của thực nghiệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề trong dạy học hai tác phẩm tràng giang của huy cận và đây thôn vĩ dạ của hàn mặc tử ở lớp 11, trung học phổ thông (Trang 98 - 100)