A: CÁC THÔNG SỐCHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MẠNG GSM 2.2 Các yêu cầu chức năng mạng
2.3 Các chỉ tiêu về cấu hình mạng
2.3.1. Các chỉ tiêu của MSC
2.3.1.1. Tải chuẩn
Chỉ tiêu đầu tiên của MSC là chỉ tiêu về tải chuẩn bao gồm: tải chuẩn trên các mạch vào liên tổng đài và tải chuẩn cho các cuộc gọi MS.
‾ Tải chuẩn trên các mạch vào liên tổng đài bao gồm:
• Tải chuẩn A: Tải chuẩn A là độ chiếm dụng trung bình 0.7 Erl trên tất cả các mạch vào với 35 lần gọi thử /giờ/mạch vào. Con số này giả định 45% lần gọi thử không hiệu quả.
• Tải chuẩn B: Tải chuẩn B là độ chiếm dụng trung bình 0.85 Erl trên tất cả các mạch vào với 42 lần gọi thử/giờ/mạch vào.
- Tải chuẩn cho các cuộc gọi MS :
Các cuộc gọi MS bao gồm lưu lượng bắt đầu và lưu lượng kết thúc của MS. Các cuộc gọi thử kết thúc từ PSTN/ISDN đến MS được đo tại giao diện PSTN/ISDN của mạng GSM. Các cuộc gọi thử kết thúc (là một phần của cuộc gọi thử từ MS đến MS trong mạng GSM nội bộ) được đo tại chức năng GMSC trong VMSC.
Bảng 2.2 : Mơ hình lưu lượng cho các cuộc gọi MS chuyển mạch
Kiểu MS
Cường độ lưu lượng trung bình (Erl/thuê bao) BHCA trung bình/thuê bao
Thời gian giữ trung bình chung (s) W X Y Z 0.010 0.018 0.030 0.050 0.60 1.00 1.50 2.00 60 65 72 90
• Tải chuẩn A: Các bộ dữ liệu về các loại MS từ W đến Y được lựa chọn để kiểm soát
khả năng quan sát trường trong các lục địa, các quốc gia và các vùng khác nhau.
• Tải chuẩn B: tải chuẩn B là sự tăng thêm lưu lượng trên tải chuẩn A
+ 20% về Erl
+ 20% về BHCA
2.3.1.2. Cuộc gọi thử khơng được điều khiển thích đáng
Chỉ tiêu về cuộc gọi thử khơng được điều khiển thích đáng được định nghĩa và quy định như sau: Cuộc gọi thử khơng được thích đáng là cuộc gọi thử bị ngăn chặn hoặc bị trì hỗn q lâu trong tổng đài. Trễ quá lớn là trễ lớn gấp 3 lần giá trị của “xác suất 95% không vượt quá” được khuyến nghị trong các bảng sau.
Kiểu kết nối Tải chuẩn A Tải chuẩn B Nội bộ Bắt đầu Kết thúc Chuyển tiếp ≤ 10-2 ≤ 5x10-3 ≤ 2x10-3 ≤ 10-3 ≤ 4x10-2 ≤ 3x10-2 ≤ 2x10-2 ≤ 10-2
Bảng 2.3: Xác suất xuất hiện các cuộc gọi thử bị trì hỗn q lâu trong tổng đài
2.3.1.3. Xác suất trễ
Trễ là một chỉ tiêu rất quan trọng trong quản lý chất lượng mạng. Trễ được chia thành rất nhiều loại, sau đây là các loại trễ được tiêu chuẩn ngành quy định:
Là khoảng thời gian từ lúc thu được bản tin báo hiệu của người dùng từ kênh
Dm cho đến khi bản tin báo nhận việc thu đó được chuyển tiếp trở lại từ MSC đến kênh Dm.
Giá trị trung bình, ms
Tải chuẩn A Tải chuẩn B
≤ 400 ≤ 800
Xác suất 95% không vượt quá, ms
60 1000
Bảng 2.4: Trễ báo nhận báo hiệu của người dung
• Trễ chuyển báo hiệu:
Trễ chuyển báo hiệu của MSC là thời gian cần cho MSC chuyển một bản tin từ một hệ thống báo hiệu đến một hệ thống báo hiệu khác với tối thiểu hoặc không yêu cầu những hoạt động trao đổi khác. Khoảng thời gian được đo từ lúc thu được bản tin từ hệ thống báo hiệu cho đến thời điểm chuyển tiếp bản tin tương ứng tới hệ thống báo hiệu khác.
Giá trị trung bình, ms
Tải chuẩn A Tải chuẩn B
≤ 200 ≤ 350
Xác suất 95% không vượt quá, ms
400 700
Bảng 2.5: Trễ chuyển báo hiệu
- Đối với lưu lượng bắt đầu ra, trễ kết nối liên tục được xác định là khoảng thời gian từ lúc yêu cầu thông tin báo hiệu để thiết lập một kết nối qua MSC (thu được từ hệ thống báo hiệu vào), cho đến lúc đường truyền dẫn là khả dụng để mang lưu lượng giữa các điểm kết thúc vào và ra trên MSC.
Việc chuyển mạch liên tục cho các cuộc gọi di động bắt đầu từ MSC diễn ra theo hai giai đoạn :
+ Giai đoạn 1: là lúc đường dẫn ngược với trễ giữa thiết lập từ MS và kết nối
đường dẫn cho biên D, giai đoạn này bao gồm trễ thiết lập cuộc gọi do đó áp dụng
các giá trị trong bảng 2.11 dưới đây.
+ Giai đoạn 2: là lúc đường dẫn thuận với trễ giữa trả lời và kết nối đường dẫn cho biên A, giai đoạn này bao gồm trễ chuyển báo hiệu giữa trả lời và kết nối, do đó áp dụng các giá trị trong bảng 2.5 trên.
- Đối với lưu lượng nội bộ và kết thúc, trễ kết nối liên tục được xác định là khoảng thời gian từ lúc thu được bản tin kết nối từ kênh Dm cho đến khi kết nối liên tục được thiết lập và khả dụng (để mang lưu lượng) và chuyển tiếp các bản tin trả lời và nhận báo kết nối đến các hệ thống báo hiệu thích hợp.
Giá trị trung bình, ms
Tải chuẩn A Tải chuẩn B
≤ 250 ≤ 400
Xác suất 95% không vượt quá, ms
300 600
Bảng 2.6: Trễ kết nối liên tục
Trễ gửi chỉ báo cuộc gọi vào được xác định là khoảng thời gian từ lúc thu được
thông tin báo hiệu cần thiết từ hệ thống báo hiệu cho đến khi chuyển tiếo bản tin thiết
lập đến hệ thống báo hiệu của thuê bao được gọi. Pha này gồm có ba phần được điều
khiển trong BSS hoặc trong MS, cụ thể là nhắn tin, báo hiệu RACH và SDCCCH để truy nhập vào mạng.
Giá trị trung bình, ms
Tải chuẩn A Tải chuẩn B
≤ 4000 ≤ 4700
Xác suất 95% không vượt quá, ms
4700 5200
Bảng 2.7: Trễ chỉ gửi báo hiệu cuộc gọi vào
(Trường hợp phát chồng lặp trong hệ thống báo hiệu vào)
Giá trị trung bình, ms
Tải chuẩn A Tải chuẩn B
≤ 4600 ≤ 4900
Xác suất 95% không vượt quá, ms
4900 5300
Bảng 2.8: Trễ chỉ gửi báo hiệu cuộc gọi vào
(Trường hợp phát gộp toàn bộ trong hệ thống báo hiệu vào)
• Trễ giải phóng kết nối:
Trễ giải phóng kết nối là khoảng thời gian từ lúc thu được bản tin khơng kết
nối hoặc giải phóng từ một hệ thống báo hiệu cho đến khi kết nối khơng cịn khả
dụng trên cuộc gọi (và khả dụng trên cuộc gọi khác) và bản tin giải phóng hoặc
khơng kết nối tương ứng được chuyển tiếp đến hệ thống báo hiệu khác (có liên quan
Giá trị trung bình, ms
Tải chuẩn A Tải chuẩn B
≤ 250 ≤ 450
Xác suất 95% không vượt quá, ms
300 700
Bảng 2.9: Trễ giải phóng kết nối
• Trễ xố cuộc gọi:
Việc xố cuộc gọi và khơng kết nối luôn được thực hiện đồng thời. Tuy nhiên, trên cuộc gọi nào đó, sau khi xảy ra việc ngưng kết nối tổng đài có thể tiếp tục cần 38ien các tham chiếu cuộc gọi cho đến khi thu được một bản tin xố. Khi đó, tổng đài có thể loại bỏ thông tin tham chiếu cuộc gọi. Bản tin giải phóng tương ứng được chuyển tiếp đến các hệ thống báo hiệu 38ien quan trong khoảng thời gian tính đến trễ chuyển báo hiệu.
• Định thời bắt đầu tính cước (các cuộc gọi chuyển mạch):
Khi cần, việc định thời tính cước tại MSC bắt đầu sau khi thu được chỉ báo trả lời từ tổng đài đang kết nối hoặc từ người dùng được gọi.
Giá trị trung bình, ms
Tải chuẩn A Tải chuẩn B
≤ 200 ≤ 350
Xác suất 95% không vượt quá, ms
400 700
Bảng 2.10: Định thời bắt đầu tính cước
• Trễ thiết lập cuộc gọi:
Trễ thiết lập cuộc gọi đối với các cuộc gọi di động bắt đầu ra khỏi MSC, được đo từ khi thu thiết lập đến khi gửi IAM. Pha này cũng bao gồm việc phân định kênh lưu
lượng giao diện không gian trong BSS (tất cả dữ liệu điều khiển cuộc gọi là khả dụng trong VLR tại thời gian thiết lập).
Giá trị trung bình, ms
Tải chuẩn A Tải chuẩn B
≤ 1900 ≤ 2200
Xác suất 95% không vượt quá, ms
2100 2400
Bảng 2.11: Trễ thiết lập cuộc gọi
• Trễ thiết lập cuộc gọi vơ tuyến OACSU:
Trễ OACSU là độ trễ trong chuyển mạch đường dẫn thoại từ thuê bao A đến thuê bao B do sự chiếm đường dẫn vô tuyến sau khi thuê bao B đã bị ngắt kết nối. OACSU là khoảng thời gian từ khi thu được chỉ báo trả lời từ thuê bao B cho đến khi chiếm được đường dẫn vô tuyến thành công.
Tải chuẩn A ≤ 200 Xác suất 95% không vượt quá,
ms
400
Bảng 2.12: Trễ thiết lập cuộc gọi vô tuyến
2.3.1.4. Chỉ tiêu xử lý cuộc gọi
Bên cạnh chỉ tiêu về cấu hình MSC, tiêu chuẩn ngành cũng đưa ra chỉ tiêu xử lý cuộc gọi. Các chỉ tiêu đó bao gồm:
- Giải phóng sớm : Xác suất một sự cố của MSC dẫn đến việc giải phóng sớm một kêt nối được thiết lập trong khoảng thời gian một phút bất kỳ phải ≤ 2x10-5
- Sự cố giải phóng: Xác suất một sự cố MSC ngăn cản việc giải phóng cần phải có
của một kết nối phải ≤ 2x10-5
- Tính cước sai: Xác suất một cuộc gọi thử nhận được sự tính cước sai do sự cố
của MSC phải ≤ 10-4
- Định tuyến sai: Xác suất một cuộc gọi bị định tuyến sai, sau khi nhận được một
địa chỉ hợp lệ phải ≤ 10-4
- Khơng có tín hiệu số trên đường dây điện thoại: Xác suất của một cuộc gọi thử
gặp hiện tượng khơng có tín hiệu số sau khi nhận được một địa chỉ hợp lệ từ MSC phải ≤ 10-4
- Những sự cố khác: Xác suất MSC gây ra một sự cố cuộc gọi (vì bất kỳ lí do nào
chưa được nhận dạng cụ thể ở trên) phải ≤ 10-4
- Hiệu suất truyền: Xác suất một kết nối đang được thiết lập với một chất lượng truyền không thể chấp nhận được qua tổng đài phải ≤ 10-4 . Chất lượng truyền qua tổng đài được xem là khơng thể chấp nhận được khi hệ số lỗi bít vượt qua điều kiện báo động. (Điều kiện báo động còn phải xác định thêm).
- Tốc độ trượt bít: Trong trường hợp bình thường, tốc độ trượt được điều khiển tại một tổng đài đang hoạt động với miền đồng bộ hoá khác, phải ≤ 1trượt bit/ 70 ngày tại bất cứ kênh 64Kbps nào. Một trượt bít được điều khiển xuất hiện sẽ gây ra sự mất dòng chỉnh khung .
2.3.2. Chỉ tiêu HLR và VLR
2.3.2.1. Tải chuẩn của HLR
Tải chuẩn điều khiển cuộc gọi: 0.4 toàn tác/thuê bao/ giờ.
2.3.2.2. Tải chuẩn của VLR
Tải chuẩn điều khiển cuộc gọi: 1.5 toàn tác/thuê bao/ giờ.
Tải chuẩn quản lý di động: 8.5 toàn tác/thuê bao/ giờ.
2.3.2.3. Chỉ tiêu của HLR và VLR
Các chỉ tiêu sau đây cho các thời gian trễ độc lập với kích cỡ của HLR, VLR và là 95% các giá trị:
- Xác suất các bản tin không rõ ràng phải ≤ 10-7
- Trễ cho việc truy tìm và mang ra phục hồi thơng tin từ HLR (hoặc VLR và là 95% các giá trị ):
+ Xác suất các bản tin không rõ ràng phải ≤ 10-4
+ Trễ cho việc truy tìm và mang ra phục hồi thơng tin từ HLR (hoặc VLR) phải < 1000ms.
+ Trễ cho việc đăng kí vị trí trong HLR (hoặc trong VLR) phải < 2000ms.