Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và giáo dục của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác học sinh tại trường trung cấp nghề thái bình trong giai đoạn hiện nay luận văn ths quản lý giáo dục 60 14 05 (Trang 45)

8. Cấu trúc luận văn

2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và giáo dục của

2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và giáo dục của tỉnh Thái Bình Thái Bình

2.1.1. Về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội

Thái Bình là một tỉnh nằm ở phía đơng nam đồng bằng châu thổ sơng Hồng, có diện tích tự nhiên là 1546 km2

(năm 2003); và là một tỉnh đồng bằng ven biển, có địa hình tương đối bằng phẳng, được bao bọc bởi các con sơng Hồng, sơng Luộc, sơng Hóa tạo nên địa thế ốc đảo cho mảnh đất này. Thái Bình nằm tiếp giáp với các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Hưng Yên, Hải Dương, và thành phố Hải Phịng.

Vùng đất Thái Bình được bồi đắp bởi phù sa của các dịng sơng nên có độ phì nhiêu cao, rất thuận lợi cho phát triển nơng nghiệp. Bên cạnh đó, Tỉnh cịn được bao bọc bởi các dịng sơng lớn và có một bờ biển dài, nên rất thuận lợi cho phát triển ni trồng thủy, hải sản. Ngồi ra, Thái Bình cịn có các tài ngun khác như mỏ khí đốt, nước khống nóng, … đang được đầu tư khai thác phục vụ cho phát triển công nghiệp của Tỉnh.

Về kinh tế, tổng sản phẩm GDP trong tỉnh năm 2010 đạt gần 12.500 tỷ đồng ( chỉ số giá năm 1994), nhịp độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2006 – 2010 bình quân 11%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 12,3% so với năm 2009, tốc độ này ở mức cao trong khu vực đồng bằng sông Hồng. Cơ cấu nông, lâm, thủy sản – công nghiệp – dịch vụ phấn đấu năm 2010: 37% - 33% - 30%. GDP bình quân năm 2010 là 16.8 triệu/ người.

Thái Bình đang phấn đấu đến năm 2020 sẽ trở thành tỉnh công nghiệp. Hiện nay, trong tỉnh có 10 khu cơng nghiệp lớn và nhiều các cụm, điểm công nghiệp tại các huyện, thu hút khoảng gần 32 ngàn lao động.

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình đến năm 2020 đã chỉ ra mục tiêu tổng quát: “Xây dựng tỉnh Thái Bình đến năm 2020 có tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, đồng thời nâng cao chất lượng tăng trưởng. Đẩy mạnh q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nền nơng nghiệp sản xuất hàng hóa, cơng nghệ cao, gắn với xây dựng nơng thôn mới; tập trung phát triển công nghiệp với nhịp độ tăng trưởng cao, mở rộng và phát triển các loại hình dịch vụ. Tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống… Phát triển sự nghiệp văn hóa – xã hội; đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao. Cải thiện đời sống nhân dân đi đôi với giảm nghèo, tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội. Giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo quốc phịng an ninh và trật tự an tồn xã hội. Phấn đấu đến năm 2020 Thái Bình trở thành tỉnh nơng thơn mới, có nền nơng nghiệp và công nghiệp theo hướng hiện đại”[9].

2.1.2. Về hệ thống giáo dục và đào tạo

Thái Bình là vùng đất nơng nghiệp nhưng có truyền thống hiếu học lâu đời. Từ thời Phong kiến Thái Bình đã có rất nhiều những tiến sỹ, trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa, … như tiến sỹ Đặng Nghiêm, tiến sỹ Nguyễn Thành, tam nguyên bảng nhãn Lê Quý Đôn, tiến sỹ Phạm Thế Hiển, tiến sỹ Nguyễn Tông Quai, … Truyền thống ấy càng được phát huy mạnh mẽ trong giai đoạn hiện nay. Thái Bình đứng thứ tư về số thí sinh đỗ Cao đẳng, Đại học năm 2010 (theo thống kê của Cục công nghệ thông tin – Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Hiện nay, tại tỉnh Thái Bình, có 299 trường mầm non, 293 trường tiểu học, 271 trường trung học cơ sở, 43 trường trung học phổ thơng trong đó 29 trường cơng lập, 3 trường trung cấp chuyên nghiệp, 3 trường cao đẳng, 3 trường đại học, và khoảng gần 50 cơ sở dạy nghề trong đó có 7 trường trung cấp nghề, cịn lại là các trung tâm dạy nghề.

Mục tiêu về giáo dục đến năm 2020 được xác định trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình đến năm 2020 như sau: “Nâng cao chất lượng giáo dục, phấn đấu đến năm 2015, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 55% trong đó đào tạo nghề đạt 41,5%, đến năm 2020 khoảng 60 – 65%. Đến năm 2015, có 80% lao động có việc làm sau khi đào tạo”[9].

Về dạy nghề: “Tiếp tục đầu tư nâng cao năng lực, chất lượng đào tạo nghề. Phấn đấu sớm đáp ứng đủ các tiêu chí để nâng cấp các trường trung cấp dạy nghề Thái Bình, trường trung cấp nghề cho người khuyết tật lên trường Cao đẳng nghề. Phấn đấu đến năm 2020 các trường chuyên nghiệp, dạy nghề thu hút mỗi năm 3 vạn học sinh; nâng tỷ lệ người lao động qua đào tạo lên 65%, trong đó đào tạo nghề khoảng 51,5%”[9].

2.2. Thực trạng quản lý công tác học sinh tại Trƣờng Trung cấp nghề Thái Bình

2.2.1. Giới thiệu khái quát về nhà trường

Trường Trung cấp nghề Thái Bình được thành lập ngày 21/6/2006, trên cơ sở Trung tâm dạy nghề, thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thái Bình, theo quyết định số 34/2006/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thái Bình.

Việc tổ chức và hoạt động của nhà trường được thực hiện dựa trên các quy định của Điều lệ Trường Trung cấp nghề Thái Bình, được phê duyệt theo quyết định số 2926/QĐ-SLĐTBXH, ngày 28/8/2008 của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thái Bình.

* Chức năng, nhiệm vụ

+ Theo quyết định thành lập trường số 34/2006/QĐ-UBND, ngày 21 tháng 4 năm 2006, của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình, chức năng, nhiệm vụ của nhà trường được quy định như sau:

- Đào tạo hệ Trung cấp nghề chính quy và dạy nghề ngắn hạn, bồi dưỡng nâng cao tay nghề các lĩnh vực: Cơ khí, Điện, Điện tử, May công nghiệp, Tin học, Quản trị kinh doanh.

- Nghiên cứu khoa học phục vụ yêu cầu giảng dạy của nhà trường. - Tổ chức liên kết với các cơ sở đào tạo trong và ngoài tỉnh để đào tạo cao đẳng nghề tạo việc làm, phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.

- Quản lý tài sản, tài chính và đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường theo quy định hiện hành.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội giao.

+ Theo Điều lệ nhà trường, chức năng, nhiệm vụ của nhà trường như sau: - Tổ chức đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ ở trình độ Trung cấp nghề, Sơ cấp nghề nhằm trang bị cho người học năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong cơng nghiệp, tạo điều kiện cho họ có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động. Đào tạo nâng cao tay nghề, liên kết đào tạo bậc Cao đẳng nghề, tư vấn tạo việc làm cho người lao động phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.

- Tổ chức xây dựng, duyệt và thực hiện các chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề đối với ngành nghề được phép đào tạo.

- Xây dựng kế hoạch tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh học nghề.

- Tổ chức các hoạt động dạy học; thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấp bằng, chứng chỉ nghề theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

- Tuyển dụng, quản lý đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên của trường đủ về số lượng; phù hợp với ngành nghề, quy mơ, trình độ đào tạo theo quy định của Pháp luật.

- Tổ chức nghiên cứu khoa học; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ; thực hiện sản xuất, kinh doanh và dịch vụ khoa học, kỹ thuật theo quy định của Pháp luật.

- Tư vấn học nghề miễn phí cho người có nguyện vọng đến học nghề tại trường.

- Đưa nội dung giảng dạy ngơn ngữ, pháp luật, phong tục tập qn có liên quan của nước mà người lao động đến làm việc và Pháp luật có liên quan của nước Việt Nam vào chương trình dạy nghề khi dạy nghề cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

- Phối hợp với các Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, gia đình người học nghề trong hoạt động dạy nghề.

- Tổ chức cho giáo viên, cán bộ, nhân viên và người học nghề tham gia các hoạt động xã hội.

- Thực hiện dân chủ, công khai trong việc thực hiện các nhiệm vụ dạy nghề, nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ vào dạy nghề và hoạt động tài chính.

- Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, và tài chính theo quy định của Pháp luật.

- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội giao và theo quy định của Pháp luật.

* Tổ chức bộ máy

Theo quy định tại Quyết định thành lập trường và Điều lệ nhà trường, hiện tại Trường Trung cấp nghề Thái Bình có cơ cấu như sau:

- Hội đồng Trường Trung cấp nghề Thái Bình;

- Ban giám hiệu: Hiệu trưởng và hai Phó hiệu trưởng; - Các hội đồng tư vấn;

- Các phịng chun mơn:  Phòng Đào tạo,

 Phịng Tổ chức – Tổng hợp hành chính,  Phịng Kế tốn,

 Phòng Tuyển sinh - Dạy nghề ngắn hạn - Tư vấn việc làm. - Các khoa và bộ môn trực thuộc trường gồm:

 Khoa Cơ khí - Động lực,  Khoa Điện – Điện tử,

 Khoa Tin học – Quản trị kinh doanh,  Bộ mơn Văn hóa chung,

 Bộ mơn Ngoại ngữ,

 Hệ thống xưởng thực hành.

- Các đơn vị nghiên cứu, dịch vụ, phục vụ dạy nghề.

- Tổ chức chi bộ Đảng nhà trường gồm 21 Đảng viên thuộc Đảng bộ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thái Bình.

- Tổ chức Đồn thanh niên nhà trường, Cơng đồn trường, Chi hội nữ công, Chi hội cựu chiến binh.

* Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề

- Diện tích xây dựng nhà xưởng, phòng học, ký túc xá, nhà ở,…

 Cơ sở 1: tại số 286 phố Trần Thái Tơng thành phố Thái Bình. Diện tích là 1680 m2 gồm các phịng học lý thuyết, phòng học thực hành, xưởng thực hành, phịng học chun mơn.

 Cơ sở 2: tại phường Hồng Diệu thành phố Thái Bình. Diện tích là 27540.4 m2 hiện đang trong giai đoạn xây dựng.

- Trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo gồm Máy vi tính; Máy chiếu; Thiết bị ơ tơ, xe máy; Thiết bị điện, điện tử; Thiết bị nghề hàn; Thiết bị ngành may.

* Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên

Hiện tại, nhà trường có tổng số 49 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Trong đó, có 32 giáo viên giảng dạy, và 17 cán bộ, nhân viên.

Đội ngũ giáo viên của nhà trường có 27 người có trình độ đại học và 5 người có trình độ cao đẳng, đang trong thời gian học liên thông lên đại học. 100% số giáo viên của nhà trường đều có nghiệp vụ sư phạm nghề.

Các cán bộ và nhân viên của nhà trường cũng đều đã có trình độ từ trung cấp đến đại học.

* Chương trình, giáo trình, tài liệu

- Chương trình đào tạo: Trường đã xây dựng và ban hành chương trình đào tạo các nghề May thời trang, Tin học, Công nghệ hàn, Điện công nghiệp, Điện tử, Cơng nghệ ơ tơ, dựa theo chương trình khung đào tạo các nghề của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

- Giáo trình, tài liệu: Nhà trường sử dụng bộ giáo trình ban hành chung cho dạy nghề, và các tập bài giảng và tài liệu môn học do nhà trường xây dựng, để giảng dạy các môn học trong nhà trường.

* Những thuận lợi của nhà trường

- Giáo dục nghề nghiệp nói chung, các cơ sở dạy nghề nói riêng được Nhà nước rất quan tâm đầu tư xây dựng và phát triển cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý. Đào tạo đội ngũ nhân lực kỹ thuật lành nghề là một đòi hỏi bức thiết của nền kinh tế.

- Nhà trường được thành lập trên nền tảng của Trung tâm dạy nghề nên được thừa hưởng những thành tựu của Trung tâm dạy nghề về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý.

- Nhà trường có địa điểm nằm trên trục đường lớn, gần bến xe, bến xe buýt nên rất thuận tiện cho việc đi lại học tập của học sinh và làm việc của giáo viên.

- Các xưởng thực hành của nhà trường hàng năm đều được bổ sung các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho việc thực hành nghề của học sinh.

- Đội ngũ giáo viên của nhà trường còn khá trẻ, có nhiệt huyết và có trình độ cao đẳng và đại học các chuyên ngành phù hợp với các ngành nghề nhà trường đào tạo, và hàng năm đều được bổ sung thêm về số lượng.

* Những khó khăn của nhà trường

- Tuy là đòi hỏi bức thiết của nền kinh tế, nhưng việc học tập để trở thành nhân lực kỹ thuật lành nghề không được xã hội đánh giá đúng mức, nên

các cơ sở dạy nghề không được nhiều người quan tâm và lựa chọn để tham gia học tập.

- Tuy được đầu tư xây dựng và trang bị về cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ dạy học, nhưng nhà trường vẫn chưa có đủ để phục vụ cơng tác giảng dạy và học tập.

- Đội ngũ giáo viên của nhà trường vẫn còn thiếu về kinh nghiệm giảng dạy và còn chưa vững về tay nghề thực hành.

* Kết quả đào tạo của nhà trường

Từ khi thành lập năm 2006, nhà trường đã tuyển sinh và đào tạo các nghề Điện công nghiệp, Tin học, Công nghệ hàn, Sửa chữa ô tô, May và thiết kế thời trang, với các trình độ trung cấp nghề và sơ cấp nghề, được kết quả như sau:

- Năm 2007 tuyển sinh: Trung cấp nghề 164 HS – Sơ cấp nghề 149 HS - Năm 2008 tuyển sinh: Trung cấp nghề 142 HS – Sơ cấp nghề 270 HS - Năm 2009 tuyển sinh: Trung cấp nghề 136 HS – Sơ cấp nghề 315 HS - Năm 2010 tuyển sinh: Trung cấp nghề 165 HS – Sơ cấp nghề 410 HS Nhà trường đào tạo trình độ trung cấp nghề cho hai đối tượng: đào tạo 2 năm đối với học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông, và đào tạo 3 năm đối với học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở. Trình độ sơ cấp nghề dành cho các đối tượng lao động nông thôn, phụ nữ nghèo và các đối tượng có nhu cầu.

Tỷ lệ tốt nghiệp của học sinh đạt 96%.

2.2.2. Về hệ thống tổ chức quản lý công tác học sinh của nhà trường

Hệ thống tổ chức của Trường Trung cấp nghề Thái Bình gồm các khoa, bộ mơn và bốn phịng chun mơn nghiệp vụ: Phòng Đào tạo, Phòng Tổ chức – Tổng hợp hành chính, Phịng Kế tốn, và Phòng Tuyển sinh – Dạy nghề ngắn hạn – Tư vấn việc làm. Do quy mơ, và nhu cầu đào tạo hiện tại cịn nhỏ hẹp, nên nhà trường chưa có phịng chun mơn phụ trách công tác học sinh,

tuy nhiên nhà trường có Bộ phận phụ trách Cơng tác học sinh thuộc Phịng Tổ chức – Tổng hợp hành chính.

Sơ đồ 2.1: Hệ thống tổ chức, quản lý Trường Trung cấp nghề Thái Bình

Hiệu trưởng nhà trường ln quan tâm, chỉ đạo công tác học sinh. Tuy nhà trường chưa có Phịng Cơng tác học sinh độc lập nhưng hầu hết mọi nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác học sinh tại trường trung cấp nghề thái bình trong giai đoạn hiện nay luận văn ths quản lý giáo dục 60 14 05 (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)