8. Cấu trúc luận văn
3.2. Một số biện pháp quản lý công tác học sinh tại Trường Trung
3.2.1. Biện pháp 1: Hoàn thiện mục tiêu công tác học sinh của nhà
theo định hướng mục tiêu dạy nghề
* Mục đích của biện pháp
Trường Trung cấp nghề Thái Bình là một tổ chức giáo dục nghề nghiệp, có nhiệm vụ “đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo”. Nhiệm vụ của nhà trường được cụ thể hóa qua hai cơng tác chính, đó là Đào tạo và Cơng
tác học sinh. “Công tác học sinh là một trong những công tác trọng tâm của nhà trường, nhằm bảo đảm thực hiện mục tiêu đào tạo học sinh Trường Trung cấp nghề Thái Bình phát triển tồn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”[27]. Để thực hiện công tác này, một cá nhân riêng lẻ khơng thể hồn thành được, mà cần có sự đồng tâm, thống nhất của tồn thể cán bộ, giáo viên và học sinh của nhà trường. Do đó, nhà trường cần hồn thiện mục tiêu cơng tác học sinh theo định hướng mục tiêu dạy nghề sao cho cụ thể để mọi thành viên của nhà trường đều hiểu được họ cần làm gì để hồn thành tốt nhiệm vụ của mình và để họ biết được cơng việc họ đang làm có ý nghĩa quan trọng như thế nào đối với sự phát triển của nhà trường.
* Nội dung của biện pháp
Hồn thiện mục tiêu cơng tác học sinh của nhà trường theo định hướng mục tiêu dạy nghề nghĩa là xác định cụ thể kết quả mong muốn, cái đích mà nhà trường muốn đạt được trong cơng tác học sinh nhằm hoàn thành mục tiêu dạy nghề được giao. Nhà trường cần đưa ra những mục tiêu cụ thể, rõ ràng, có thể đo lường được, có thể đạt được và có thời gian thực hiện xác định. Việc làm này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì:
- Một mục tiêu rõ ràng sẽ giúp cho nhà trường và các thành viên có phương hướng, có động cơ và cảm hứng, có nghị lực và sức mạnh để khắc phục những trở ngại nhằm thực hiện tốt công tác học sinh.
- Việc lựa chọn đúng đắn một hoặc một số mục tiêu nhất định nào đó sẽ giúp nhà trường xác định cách thức và mức độ ưu tiên sử dụng nguồn lực sao cho hợp lý và có hiệu quả.
- Một mục tiêu cụ thể, rõ ràng sẽ là chỉ dẫn quan trọng cho nhà trường trong việc lập kế hoạch và ra quyết định trong quản lý công tác học sinh.
- Khi nhà trường đã xác định được mục tiêu rõ ràng, có thể đo lường được và có thời gian thực hiện cụ thể thì chúng dễ dàng trở thành chuẩn mực về thành tựu và chúng cho phép Hiệu trưởng nhà trường đánh giá những tiến bộ, sự tiến triển trong các hoạt động của nhà trường. Khi đó, mục tiêu trở thành bộ phận cơ bản của kiểm tra.
Khi đã có mục tiêu rõ ràng, các bộ phận của nhà trường sẽ xác định được nhiệm vụ mà họ cần làm được để cùng nhau hoàn thành mục tiêu công tác học sinh của nhà trường.
* Cách thức thực hiện biện pháp
Để hồn thiện mục tiêu cơng tác học sinh theo định hướng mục tiêu dạy nghề, nhà trường cần thành lập Ban xây dựng dự thảo mục tiêu công tác học sinh của nhà trường. Hiệu trưởng nhà trường ra quyết định thành lập Ban, chỉ định các thành viên, quy định các điều kiện đảm bảo giúp Ban làm việc hiệu quả, và quy định rõ thời gian để Ban hoàn thành nhiệm vụ. Xác định mục tiêu là việc làm quan trọng nhất để hướng tới việc thực hiện của tồn trường trong cơng tác học sinh, do đó Ban xây dựng dự thảo mục tiêu công tác học sinh của nhà trường cần có trưởng ban do Hiệu trưởng hoặc Phó hiệu trưởng phụ trách, phó ban thường trực là Trưởng phịng hoặc Trưởng bộ phận phụ trách công tác học sinh của nhà trường, một thư ký và các thành viên khác. Các thành viên của Ban cần họp mặt để phân công nhiệm vụ cụ thể; tiếp đó các thành viên thực hiện nhiệm vụ của mình đúng yêu cầu và thời gian quy định; sau đó Ban họp lại để tổng hợp, phân tích những kết quả làm việc của các thành viên và thảo luận thống nhất đưa ra các mục tiêu công tác học sinh của nhà trường. Cuối cùng Ban xây dựng dự thảo báo cáo kết quả làm việc và giải trình dự thảo mục tiêu công tác học sinh đã thống nhất với Hội đồng trường để Hội đồng thơng qua, trình Hiệu trưởng quyết định phê duyệt và chỉ đạo triển khai thực hiện trong tồn trường.
Dự thảo mục tiêu cơng tác học sinh được xây dựng là kết quả của việc nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các vấn đề sau:
- Phân tích các yêu cầu đối với cơng tác HSSV nói chung của ngành Giáo dục và Dạy nghề thông qua các văn bản luật giáo dục 2005, luật dạy nghề 2006, và quy chế công tác HSSV trong các cơ sở dạy nghề hệ chính quy, do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo quyết định số 26/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 24 tháng 12 năm 2007, và các văn bản khác có liên quan. Cần coi các yêu cầu này như bộ khung về các vấn đề liên quan công tác học sinh trong nhà trường.
- Điều tra và phân tích nhu cầu xã hội, nhu cầu của các doanh nghiệp đối với phẩm chất và thái độ của người lao động. Người thực hiện cơng việc này có thể trực tiếp thực hiện điều tra tại các cơ quan doanh nghiệp đã được chọn làm mẫu; hoặc có thể tổng hợp các kết quả điều tra của các cơ quan đơn vị khác về vấn đề này; hoặc phân tích các tài liệu đã công bố của các cơ quan doanh nghiệp về nhu cầu này trong các thông báo tuyển dụng và các văn bản khác. Kết quả của việc điều tra này là liệt kê được các yêu cầu về phẩm chất, thái độ cần thiết đối với một người lao động có trình độ trung cấp – sản phẩm đào tạo của nhà trường.
- Chỉ ra những phẩm chất, thái độ đầu vào của người học nghề. Việc làm này được thực hiện thơng qua việc phân tích, tổng hợp các nhận xét về hạnh kiểm, phẩm chất, thái độ của các đối tượng dự tuyển vào học tại trường; và thông qua kết quả nghiên cứu tâm lý lứa tuổi đối tượng học sinh của nhà trường. - So sánh phẩm chất, thái độ mà xã hội yêu cầu đối với người công nhân với những phẩm chất, thái độ đầu vào của người học nghề để xác định những phẩm chất, thái độ mà nhà trường cần xây dựng và hoàn thiện ở người học. Sau đó chỉ ra nội dung cơng tác học sinh cần thực hiện, cách thức thực hiện các cơng việc đó để giúp xây dựng và hoàn thiện phẩm chất, thái độ cho người học nghề.
- Chỉ ra nguồn nhân lực hiện có của nhà trường trong công tác học sinh, và dự kiến nguồn nhân lực cần thiết để thực hiện các yêu cầu mới đặt ra.
- Thống kê nguồn tài chính đang dành cho cơng tác học sinh. - Thống kê nguồn vật lực đang dành cho công tác học sinh. - Đánh giá hiệu quả công tác học sinh hiện nay của nhà trường.
- Xác định trách nhiệm xã hội của nhà trường trong việc hình thành và phát triển phẩm chất, thái độ của người học.
- Chỉ ra những lợi ích của nhà trường khi thực hiện thành công công tác học sinh.
Từ kết quả phân tích, tổng hợp các vấn đề nêu trên, Ban xây dựng dự thảo mục tiêu cơng tác học sinh thực hiện phân tích SWOT những mặt mạnh, mặt yếu, thời cơ, thách thức của nhà trường trong công tác học sinh. Tiếp đó so sánh với mục tiêu cơng tác học sinh hiện có của nhà trường để chỉ ra những điểm cần phát huy, những điểm cần thay đổi. Sau đó rút ra những việc nhà trường cần thực hiện và các điều kiện để thực hiện chúng, từ đó xây dựng một cách xác đáng các mục tiêu công tác học sinh của nhà trường theo định hướng mục tiêu dạy nghề được giao.