Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác học sinh tại trường trung cấp nghề thái bình trong giai đoạn hiện nay luận văn ths quản lý giáo dục 60 14 05 (Trang 83 - 86)

8. Cấu trúc luận văn

3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Để khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý công tác học sinh Trường Trung cấp nghề Thái Bình theo định hướng mục tiêu dạy nghề, tác giả luận văn này đã xây dựng một mẫu phiếu trưng cầu ý kiến về các biện pháp đó để lấy ý kiến của giáo viên và cán bộ quản lý của nhà trường. Kết quả thu được tính theo giá trị trung bình thang điểm 5 như sau:

Hoàn thiện mục tiêu Công tác học sinh của nhà trường theo định hướng mục tiêu dạy nghề.

Kiểm tra, đánh giá kết quả, điều chỉnh các mục tiêu và hoàn thiện các biện pháp quản lý công tác học sinh của nhà trường.

Phân công trách nhiệm và tổ chức chỉ đạo thực hiện theo các mặt công tác học sinh hướng tới hoàn thành kế hoạch và đạt mục tiêu đã đề ra.

Lập kế hoạch triển khai Công tác học sinh từng khóa học và từng năm học hướng tới đạt được mục tiêu đã đề ra.

Bảng 3.1: Kết quả lấy ý kiến giáo viên và cán bộ quản lý Trường Trung cấp nghề Thái Bình về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý công tác học sinh nhà trường theo định hướng mục tiêu dạy nghề

BIỆN PHÁP

Mức độ

(giá trị trung bình trên thang điểm 5)

Tính Cần thiết

Tính Khả thi

1. Hồn thiện mục tiêu cơng tác học sinh của nhà

trường theo định hướng mục tiêu dạy nghề. 3.8 3.5 2. Lập kế hoạch triển khai công tác học sinh từng

khóa học và từng năm học hướng tới đạt được mục tiêu đã đề ra.

4.2 4.0

3. Phân công trách nhiệm và tổ chức chỉ đạo thực hiện theo các mặt công tác học sinh hướng tới hoàn thành kế hoạch và đạt mục tiêu đã đề ra.

4.5 4.3

4. Kiểm tra, đánh giá kết quả, điều chỉnh các mục tiêu và hoàn thiện các biện pháp quản lý công tác học sinh của nhà trường.

4.6 4.2

Bảng trên chỉ ra điểm trung bình cộng các đánh giá về tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp quản lý công tác học sinh Trường Trung cấp nghề Thái Bình theo định hướng mục tiêu dạy nghề. Điểm 5 là điểm giá trị cao nhất, thể hiện các biện pháp đó rất cần thiết/ rất khả thi. Tiếp theo là điểm 4, 3, 2. Điểm 1 là điểm giá trị thấp nhất, thể hiện các biện pháp đó khơng cần thiết/ khơng khả thi.

Biện pháp thứ nhất: Hoàn thiện mục tiêu công tác học sinh của nhà trường theo định hướng mục tiêu dạy nghề. Điểm trung bình các ý kiến đánh giá: tính cần thiết là 3.8, tính khả thi là 3.5.

Biện pháp thứ hai: Lập kế hoạch triển khai cơng tác học sinh từng khóa học và từng năm học hướng tới đạt được mục tiêu đã đề ra. Điểm trung bình các ý kiến đánh giá: tính cần thiết là 4.2, tính khả thi là 4.0.

Biện pháp thứ ba: Phân công trách nhiệm và tổ chức chỉ đạo thực hiện theo các mặt cơng tác học sinh hướng tới hồn thành kế hoạch và đạt mục tiêu đã đề ra. Điểm trung bình các ý kiến đánh giá: tính cần thiết là 4.5, tính khả thi là 4.3.

Biện pháp thứ tư: Kiểm tra, đánh giá kết quả, điều chỉnh các mục tiêu và hồn thiện các biện pháp quản lý cơng tác học sinh của nhà trường. Điểm trung bình các ý kiến đánh giá: tính cần thiết là 4.6, tính khả thi là 4.2.

Nhìn chung các ý kiến đánh giá đều khá cao, đều cho rằng các biện pháp đưa ra là cần thiết và khả thi. Nhưng trong cả bốn biện pháp, tính cần thiết được xác định ln cao hơn tính khả thi.

Tiểu kết chƣơng 3

Từ những nghiên cứu lý luận và thực tiễn ở chương 1 và chương 2, luận văn này đã đưa ra bốn biện pháp quản lý công tác học sinh Trường Trung cấp nghề Thái Bình theo định hướng mục tiêu dạy nghề. Các biện pháp này đều được phân tích rõ ràng về mục đích, nội dung và cách thức thực hiện. Đồng thời, các biện pháp này cũng được đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý của nhà trường đánh giá khá cao về tính cần thiết và tính khả thi khi áp dụng vào quản lý công tác học sinh của nhà trường.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Từ các nội dung đã được đề cập ở các chương cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu và thực trạng quản lý công tác học sinh tại Trường Trung cấp nghề Thái Bình, tác giả đã hồn thành mục tiêu đã đề ra của luận văn, và đưa ra một số kết luận, khuyến nghị như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác học sinh tại trường trung cấp nghề thái bình trong giai đoạn hiện nay luận văn ths quản lý giáo dục 60 14 05 (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)