8. Cấu trúc luận văn
3.2. Một số biện pháp quản lý công tác học sinh tại Trường Trung
3.2.3. Biện pháp 3: Phân công trách nhiệm và tổ chức chỉ đạo thực
theo các mặt cơng tác học sinh hướng tới hồn thành kế hoạch và đạt mục tiêu đã đề ra
* Mục đích của biện pháp
Bên cạnh việc xây dựng mục tiêu và lập kế hoạch công tác học sinh của nhà trường, việc phân công trách nhiệm thực hiện công tác này tới từng cán bộ, giáo viên, và học sinh của nhà trường đóng vai trị quyết định trong việc áp dụng thành công quản lý theo mục tiêu vào quản lý công tác học sinh tại Trường Trung cấp nghề Thái Bình. Việc này giúp cho người quản lý và người thực hiện công tác này hiểu chính xác cơng việc họ được giao phó và phải hoàn thành, đồng thời giúp họ lập kế hoạch cá nhân để đạt mục tiêu của mình. Mục tiêu cá nhân được xác lập trên cơ sở trao đổi, thảo luận giữa mỗi thành viên và người quản lý của họ. Sự tương hỗ giữa người quản lý và người thực hiện tạo nên sức mạnh vượt qua khó khăn để đạt mục tiêu đề ra.
Thực hiện quản lý công tác học sinh theo mục tiêu dạy nghề của nhà trường, trước hết là việc xác lập mục tiêu công tác học sinh hướng tới hoàn
thành mục tiêu dạy nghề, tiếp đó là phát huy được tính sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của mọi thành viên của nhà trường trong việc thực hiện công việc này. Do đó việc phân cơng trách nhiệm cho từng thành viên và tổ chức thực hiện các mặt công tác này cần được thực hiện công khai, rõ ràng, ứng với năng lực của mỗi người. Đồng thời, cần có sự phối hợp, hỗ trợ thường xuyên giữa người quản lý và những thuộc cấp của mình để giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc có thể xảy ra.
* Nội dung của biện pháp
Phân công trách nhiệm thực hiện các mặt công tác học sinh của nhà trường tức là ứng với từng công việc của mỗi nội dung công tác học sinh đã xác định trong kế hoạch, cần giao phó trách nhiệm cho từng bộ phận, từng cá nhân thực hiện cơng việc đó. Các bộ phận chủ yếu thực hiện các nội dung công tác học sinh gồm ban giám hiệu nhà trường, bộ phận phụ trách công tác học sinh (hoặc phịng cơng tác học sinh), đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp, ban cán sự các lớp và toàn thể học sinh của nhà trường.
Tổ chức chỉ đạo thực hiện theo các mặt công tác học sinh của nhà trường đó là việc phối hợp, chỉ đạo, hỗ trợ thực hiện các nội dung công tác học sinh giữa người quản lý và các thành viên trong toàn trường và trong từng bộ phận nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện kế hoạch định hướng hồn thành mục tiêu cơng tác học sinh của nhà trường.
* Cách thức thực hiện biện pháp
Nhà trường hiện nay chưa có Phịng Cơng tác học sinh, mà chỉ có một Bộ phận phụ trách Công tác học sinh làm đầu mối giúp Hiệu trưởng thực hiện các nội dung công tác học sinh. Bộ phận này lại thuộc Phòng Tổ chức – Tổng hợp hành chính, mà các giáo viên chủ nhiệm và học sinh lại thuộc sự quản lý của Phòng Đào tạo và các Khoa, do đó gây khó khăn cho cơng tác tổ chức phối hợp thực hiện các cơng việc của mình. Do đó, đầu tiên nhà trường cần làm là đưa Bộ phận phụ trách Công tác học sinh sát nhập với bộ phận Đào tạo
để thành lập Phịng Đào tạo và Cơng tác học sinh, hoặc thành lập Phịng Cơng tác học sinh để dễ dàng hơn cho việc tổ chức, phối hợp thực hiện các mặt công tác này.
Tiếp theo đó, các mục tiêu và kế hoạch cơng tác học sinh đã xác định, nhà trường thơng báo tới các phịng, bộ phận và lớp học sinh để mọi người nghiên cứu và định hướng mục tiêu cho cá nhân mình, lớp mình, phịng, bộ phận mình.
Sau đó, người quản lý cơng tác học sinh của nhà trường làm việc với từng phòng, bộ phận và các lớp học sinh trong q trình giao phó nhiệm vụ cho bộ phận đó. Đầu tiên người quản lý trình bày cụ thể, rõ ràng hơn về các mục tiêu, kế hoạch, giải đáp các thắc mắc nếu có và đưa ra các khuyến nghị cần thiết để từng thành viên của bộ phận đó hiểu. Tiếp đó cả hai bên cùng nhau thảo luận và đi đến thống nhất về các nhiệm vụ giao cho bộ phận đó. Người quản lý là cố vấn kiên nhẫn để giúp mỗi thành viên hiểu được tầm quan trọng của công việc của mình và hỗ trợ họ trong quá trình thực hiện cơng việc đó.
Khi mỗi cá nhân, bộ phận thành viên đã xác định được nhiệm vụ của mình, cơng tác tổ chức quản lý khơng phải dừng lại ở đó. Những người quản lý nhà trường, quản lý các phòng, bộ phận và lớp có trách nhiệm thường xuyên theo dõi, hướng dẫn thuộc cấp của mình trong các cơng việc của họ để tránh sự lệch lạc, trì trệ, giúp tất cả thuộc cấp của mình hồn thành nhiệm vụ được giao; đồng thời đảm bảo các nguồn lực cho việc thực hiện nhiệm vụ của họ. Nếu có biến động bất thường nào ở bộ phận mình quản lý làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ công tác của bộ phận, thì người quản lý phối hợp cùng các thành viên xử lý kịp thời, nếu vượt quá tầm xử lý của bộ phận, cần báo cáo ngay với cấp quản lý cao hơn để giải quyết. Những người quản lý các cấp của nhà trường cần chịu trách nhiệm về việc hoàn thành nhiệm vụ của thuộc cấp
mình. Người quản lý chỉ hồn thành nhiệm vụ khi tất cả thuộc cấp của mình đều hồn thành nhiệm vụ.