Các biện pháp quản lý tổ chuyên môn đã áp dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động của Tổ chuyên môn ở trường THCS Đồng Thịnh - huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục (Trang 31 - 32)

1.4. Các nội dung quản lý hoạt động của tổ chuyên mô nở trƣờng THCS

1.4.2. Các biện pháp quản lý tổ chuyên môn đã áp dụng

1.4.2.1. QL hồ sơ GV

Công tác quản lý hồ sơ chuyên môn GV của TCM cho ta thấy nội dung chỉ đạo TCM, định kỳ kiểm tra hồ sơ chuyên môn được cán bộ, GV nhà trường ủng hộ và đánh giá cao. Nhà trường kiểm tra nghiêm túc việc thực hiện quy chế về hồ sơ, có nhận xét cụ thể, chi tiết kịp thời và có thể yêu cầu điều chỉnh bổ sung khi phát hiện thiếu sót.

1.4.2.2. Quản lý cơng tác dự giờ, rút kinh nghiệm ở tổ chuyên môn

Từ bảng kết quả đánh giá của cán bộ, GV nhà trường về công tác quản lý hoạt động dự giờ, hội giảng, thao giảng của TCM cho ta thấy công tác xây dựng kế hoạch của TCM được thực hiện tốt nhất. Các TCM đã xây dựng kế hoạch thực hiện trên cơ sở kế hoạch nhà trường và tiến hành lên lịch dự giờ theo từng tuần.

Hiện nay tiêu chí đánh giá giờ dạy chưa đổi mới nhưng hình thức SHCM theo NCBH địi hỏi người dự, nhóm dự có những nhận xét cụ thể hơn, chi tiết hơn, đòi hỏi TCM cần xây dựng tiêu chí phù hợp điều kiện nhà trường

Công tác tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm sau các tiết dự giờ thao giảng, hội giảng phải được tiến hành nghiêm túc hơn trong TCM. Chỉ ra được mặt mạnh, hướng phát huy, hay mặt yếu và hướng khắc phục.

1.4.2.3. Quản lý hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng

- Quản lý công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực cho GV của TCM: + Công tác tự bồi dưỡng của TCM.

+ Các hoạt động sinh hoạt chuyên đề, hội thảo. + Các hoạt động bồi dưỡng theo định kỳ.

+ Hoạt động bồi dưỡng thường xuyên và bồi dưỡng theo định kỳ của TCM. - Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, các hoạt động giáo dục khác của TCM: + Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của TCM theo định hướng của từng phân môn.

+ Quản lý các hoạt động chuyển giao công nghệ ứng dụng các thành tựu mới của lý luận dạy học và lý luận giáo dục vào trong DH của các môn học.

+ Tổ chức quản lý các sáng kiến kinh nghiệm, quản lý việc đổi mới PPDH của TCM. + Quản lý các hoạt động ngoại khố theo mơn học của TCM, các hoạt động thực hành, thực tế của TCM: các sân chơi trí tuệ, hoạt động giáo dục hướng nghiệp, giáo dục môi trường, giáo dục kỹ năng sống cho HS....

1.4.2.4. Quản lý hoạt động phối hợp giữa các tổ chuyên môn

Mối quan hệ giữa các TCM là mối quan hệ ngang hàng, phối hợp, học hỏi, hỗ trợ lẫn nhau trong công tác. Được thể hiện qua các hoạt động:

- Phối hợp với các TCM khác trong tổ chức các sinh hoạt chun mơn chun đề có tính chất chung như: đổi mới PPDH, ứng dụng CNTT trong dạy học, phương pháp phát hiện, bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS có khó khăn....

- Nhà trường thường xuyên tổ chức các phong trào như: tổ chức các chuyên đề khoa học, hội thi giáo viên giỏi cấp trường, phong trào dự giờ thăm lớp, các chuyên đề ngoại khóa…tất cả các hoạt động trên đều có tác dụng nâng cao năng lực chun mơn cho giáo viên.Vì vậy nhà trường phải có kế hoạch cụ thể để cho tất cả các tổ chuyên môn được giao lưu, tất cả các giáo viên cùng tham gia.

Hiệu trưởng cần quan tâm xây dựng mơi trường văn hố học hỏi, mơi trường học tập trong giáo viên, nhằm kích thích động viên giáo viên thực hiện tự học để nâng cao trình độ[2, tr.92]

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động của Tổ chuyên môn ở trường THCS Đồng Thịnh - huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)