3.3. Những biện pháp quản lý đƣợc đề xuất nhằm nâng cao chất lƣợng
3.3.4. Biện pháp 4: Kiểm tra các hoạt động của tổ chuyên môn
Kiểm tra là chức năng quan trọng và cơ bản nhất của quản lý, quản lý nhà trường nói chung và quản lý hoạt động tổ chun mơn nói riêng. Quản lý mà khơng kiểm tra thì coi như khơng có quản lý. Như vậy kiểm tra các hoạt động tổ chuyên môn là biện pháp rất quan trọng trong quá trình quản lý hoạt động tổ chuyên môn của người quản lý.
* Mục đích:
Kiểm tra các hoạt động của tổ chuyên môn nhằm:
- Đánh giá đúng thực trạng các hoạt động của tổ chuyên môn.
- Biết được tinh thần, thái độ thực hiện quy chế chuyên môn, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của giáo viên.
- Nhằm phát hiện các sai sót các hoạt động của tổ chuyên môn và nguyên nhân của nó, qua đó ngăn ngừa những sai sót có thể xảy ra và điều chỉnh các hoạt động chuyên môn một cách kịp thời.
- Đánh giá xem giáo viên có thực hiện đúng các quy định về hồ sơ chuyên môn hay không. Thông qua kiểm tra định kỳ hồ sơ chuyên môn để nâng cao tinh thần trách nhiệm của giáo viên. Kịp thời tìm ra những sai sót và ngun nhân trong q trình thực hiện hồ sơ chun mơn của giáo viên.
* Nội dung và cách thức tổ chức thực hiện:
- Từ đầu năm học hiệu trưởng nhà trường, tổ trưởng chuyên môn căn cứ kế hoạch tổng thể của nhà trường để đề ra kế hoạch cụ thể về kiểm tra đánh giá các hoạt động của tổ chuyên môn.
- Qua các kênh thông tin để hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn nắm bắt q trình thực hiện các quy chế chun mơn của giáo viên.
- Hiệu trưởng trực tiếp đi dự giờ đột xuất giáo viên trên lớp để nắm bắt tình hình giảng dạy của giáo viên, kiểm tra giáo án đột xuất xem giáo viên có soạn bài giảng hơm đó hay khơng.
- Giao cho tổ trưởng chuyên môn trực tiếp đi dự giờ đột xuất và kiểm tra việc thực hiện chương trình của một số giáo viên theo yêu cầu của hiệu trưởng.
- Kiểm tra định kỳ hồ sơ chuyên môn của giáo viên:
+ Hiệu trưởng định rõ kế hoạch, thời gian kiểm tra hồ sơ chuyên môn đối với tất cả giáo viên 2 lần/ học kỳ vào giữa và cuối kỳ ngay từ đầu năm học.
+ Hiệu trưởng quy định cụ thể các loại hồ sơ đối với giáo viên.
+ Hiệu trưởng lên kế hoạch kiểm tra trước 1 tuần, thông báo trong cuộc họp đầu tuần và trên bảng thông báo của nhà trường.
+ Tổ chức họp rút kinh nghiệm sau khi kiểm tra xong.
+ Khi kiểm tra các hoạt động tổ chuyên môn phải thực sự khách quan, vô tư, đánh giá phải cơng bằng chính xác và phải đứng trên mục đích chung của cả nhà trường có như vậy hoạt động tổ chuyên môn mới phát huy được hiệu quả và thực sự mới nâng cao được chất lượng dạy học trong nhà trường.
* Điều kiện thực hiện biện pháp
Hiệu trưởng phải xây dựng kế hoạch kiểm tra hoạt động của tổ chuyên môn, xác định rõ mục đích kiểm tra, nội dung kiểm tra, hình thức và phương pháp kiểm tra.
Kế hoạch kiểm tra của hiệu trưởng phải được cơng khai hố trước các tổ trưởng chuyên môn.
Đồng thời phải biến được kế hoạch kiểm tra của hiệu trưởng thành tự kiểm tra của tổ trưởng chuyên môn nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động chuyên môn trong nhà trường.