Biện pháp 1: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên, lực lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động của Tổ chuyên môn ở trường THCS Đồng Thịnh - huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục (Trang 76 - 78)

3.3. Những biện pháp quản lý đƣợc đề xuất nhằm nâng cao chất lƣợng

3.3.1. Biện pháp 1: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên, lực lượng

trò quyết định nâng cao chất lượng giáo dục

*Mục đích

Nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng và tác dụng thiết thực của hoạt động tổ chuyên môn sẽ giúp cho việc quản lý hoạt động tổ chuyên môn của người quản lý có nhiều thuận lợi. Khi cán bộ, giáo viên có nhận thức đúng đắn thì việc xác định mục tiêu, nội dung, phương hướng, biện pháp thực hiện các hoạt động của tổ chun mơn sẽ đảm bảo tính hiệu quả cao.

Về cơ bản, cán bộ giáo viên đã có nhận thức đúng về tầm quan trọng và tác dụng thiết thực của hoạt động tổ chuyên môn. Cịn một số ít giáo viên trẻ mới vào nghề, chưa có kinh nghiệm trong cơng tác nên có quan niệm chưa thật đúng về vấn đề này. Việc tổ chức học tập, tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên nhằm:

- Làm cho cán bộ, giáo viên thấy rõ được các hoạt động tổ chuyên môn nằm trong hệ thống các hoạt động chuyên môn của nhà trường, được quy định trong các văn bản của Bộ, Sở và Phòng giáo dục.

- Giúp cho cán bộ, giáo viên nắm được mục đích các hoạt động của tổ chuyên môn, các nội dung hoạt động mà tổ chuyên môn cần thực hiện trong năm học.

- Giúp cán bộ giáo viên nhận thức được hoạt động của tổ chun mơn có tác dụng bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên; giáo viên được thể hiện khả năng, thể hiện năng lực, khẳng định bản thân thông qua hoạt động tổ chuyên môn; hoạt động của tổ chun mơn góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Từ việc nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng và tác dụng các hoạt động của tổ chuyên môn, cán bộ giáo viên sẽ nêu cao tinh thần trách nhiệm, có ý thức xây dựng và đầu tư trí lực khi tham gia các hoạt động chuyên môn của tổ.

* Nội dung và cách tổ chức thực hiện

- Chỉ đạo các tổ chuyên môn của nhà trường tổ chức học tập, triển khai nhiệm vụ tổ chuyên môn vào đầu năm học với nội dung sau:

+ Phổ biến đến cán bộ giáo viên các văn bản pháp quy quy định về nội dung, quyền hạn và nhiệm vụ của tổ chuyên môn trong nhà trường THCS. Triển khai nhiệm vụ cụ thể trong năm học của tổ, chú trọng các nhiệm vụ mang tính điều chỉnh, khắc phục những hạn chế của hoạt động chuyên môn năm học trước.

+ Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ của tổ chuyên môn theo định hướng chung của tồn ngành GD&ĐT huyện Sơng Lơ; phương hướng thực hiện các nhiệm vụ chun mơn của tổ phù hợp với tình hình thực tế của tổ và của nhà trường.

+ Tuyên truyền về tầm quan trọng và tác dụng các hoạt động của tổ chuyên môn đối với giáo viên, tổ chuyên môn, nhà trường và đối với học sinh. Đặc biệt là tác dụng của các hoạt động của tổ chuyên môn đối với công tác dạy học - nhiệm vụ chính của nhà trường.

- Chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức tham quan học tập và hội thảo để làm rõ tác dụng của hoạt động của tổ chuyên môn:

+ Tổ chức cho cán bộ giáo viên tham quan trường THCS đạt chuẩn quốc gia trong tỉnh để học tập cách thức tổ chức các hoạt động của tổ chun mơn. Cán bộ giáo viên có thể thấy được kết quả giáo dục của nhà trường; chất lượng chuyên môn của các tổ chuyên môn thông qua kết quả thao giảng, thi giáo viên dạy giỏi, xếp loại giáo viên cuối năm; tìm hiểu về nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động của tổ chuyên môn, những biện pháp để tổ chức thành cơng những hoạt động đó.

+ Về cơ bản qua tham quan có thể sơ bộ đánh giá chất lượng hoạt động của tổ chun mơn đó, những điều cần tham khảo và học tập để có thể áp dụng vào đơn vị mình. Qua tham quan, cán bộ, giáo viên một lần nữa bằng thực tế thấy rõ tầm quan trọng và tác dụng của các hoạt động của tổ chuyên môn.

- Sau khi tổ chức tham quan, học tập, hiệu trưởng cần chỉ đạo các tổ chuyên môn tổ chức thảo luận chuyên đề với nội dung cơ bản sau:

+ So sánh điều kiện cụ thể: cơ sở vật chất, đội ngũ, sự quan tâm của địa phương, ngành dọc để thấy rõ khó khăn thuận lợi của tổ chun mơn khi học tập áp dụng các biện pháp tổ chức hoạt động tổ chun mơn như trường bạn.

+ Phân tích thuận lợi, khó khăn của tổ chun mơn để xem những hoạt động nào có thể vận dụng kinh nghiệm học tập được vào việc tổ chức thực hiện.

+ Bài học kinh nghiệm qua đợt tham quan học tập.

* Điều kiện thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng nhà trường cần xây dựng khung pháp lý rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ của tổ chun mơn thơng qua việc thể chế hố hệ thống các văn bản của Bộ, của ngành và sở Giáo dục và đào tạo, đồng thời phải thường xuyên tổ chức các hoạt động nhằm giúp giáo viên nhận thức đúng về vai trị của tổ chun mơn trong trường học.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động của Tổ chuyên môn ở trường THCS Đồng Thịnh - huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)