Biện pháp 5: Quản lý việc kiểm tra, đánh giá học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động của Tổ chuyên môn ở trường THCS Đồng Thịnh - huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục (Trang 84 - 86)

3.3. Những biện pháp quản lý đƣợc đề xuất nhằm nâng cao chất lƣợng

3.3.5. Biện pháp 5: Quản lý việc kiểm tra, đánh giá học sinh

*Mục đích:

Quản lý việc kiểm tra, đánh giá học sinh nhằm:

- Thúc đẩy quá trình học: Đánh giá khơng phải là mục đích tự thân. Học sinh học không phải để được đánh giá, nhưng họ được đánh giá để học tốt hơn, tiến bộ nhanh hơn

- Kiểm tra đánh giá là công cụ để học tập (learning-tool).

- Kiểm tra đánh giá kết quả học tập là một trong những khâu quan trọng nhất của quy trình đào tạo. Kiểm tra đánh giá định hướng cho tồn bộ q trình đào tạo, tạo động lực cho người học, giúp học tiến bộ không ngừng. Kiểm tra đánh giá còn cung cấp thơng tin phản hồi cho GV, nhà quản lí, giúp điều chỉnh q trình dạy học để đạt mục tiêu dạy học ngày càng cao [8, tr. 140-141]

- Giúp người quản lý biết được chất lượng học tập của học sinh. Từ đó người quản lý có biện pháp quản lý tốt hơn quá trình giảng dạy của giáo viên để nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường. Vì thực tế kết quả học tập của học sinh là thước đo để đánh giá tồn bộ q trình hoạt động giảng dạy và học tập trong nhà trường.

- Thông qua việc kiểm tra đánh giá học sinh của giáo viên người quản lý nắm vững được kết quả học tập của học sinh. Từ đó có kế hoạch để chỉ đạo giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém cho phù hợp với các đối tượng học sinh, đồng thời có biện pháp giáo dục học sinh để nâng cao tinh thần trách nhiệm trong học tập.

- Quản lý tốt việc kiểm tra đánh giá học sinh thì sẽ ngăn chặn được những tiêu cực, gian lận trong thi cử, tránh được hiện tượng học sinh ngồi nhầm lớp, tạo động lực thúc đẩy học sinh có sự cố gắng vươn lên trong học tập.

- Kiểm tra việc cho điểm vào sổ của giáo viên chính là kiểm tra việc đánh giá kết quả học tập của học sinh.

* Nội dung và cách thức tổ chức thực hiện:

- Hiệu trưởng chỉ đạo cho các tổ chuyên môn phải thống nhất chung được cách kiểm tra đánh giá học sinh sao cho chính xác, khoa học, cơng bằng, nghiêm túc:

+ Hình thức kiểm tra phải thể hiện được hướng đổi mới phương pháp giảng dạy, trong quá trình chấm bài phải chú ý ghi nhận xét, sửa chữa, uốn nắn sai sót cho học sinh.

+ Các bài kiểm tra 15 phút, 45 phút giáo viên dạy cùng khối phải thống nhất với nhau về trọng tâm kiến thức, hình thức kiểm tra, cách thức kiểm tra và cho tiến hành kiểm tra bình thường.

+ Đối với bài kiểm tra học kỳ do nhà trường ra đề, trước khi ra đề tổ chuyên môn phải họp thống nhất với nhau về chương trình kiểm tra. Nhà trường tổ chức kiểm tra học kỳ tập trung, chia theo phòng kiểm tra, đánh số báo danh, dọc phách và chấm kiểm tra tập trung.

- Ngay từ đầu năm học hiệu trưởng nhà trường cho tất cả các giáo viên học tập quy chế chấm bài, cho điểm vào sổ của giáo viên.

Đặc biệt phải coi những cuộc thi, việc làm bài kiểm tra đối với học sinh như là những “ngày hội”, học sinh được trang bị đầy đủ kiến thức để “diễn”.

* Điều kiện để thực hiện biện pháp

- Kiểm tra đánh giá phải được tích hợp vào q trình dạy học để giúp học sinh có động lực học tập và khơng ngừng tiến bộ trong suốt q trình học tập

- Học sinh được kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo Quy chế đánh giá và xếp loại học sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Việc ra đề kiểm tra phải theo quy trình biên soạn đề và căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình mơn học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

- Việc đánh giá học sinh phải bảo đảm u cầu chính xác, tồn diện, cơng bằng, khách quan, công khai và phát triển năng lực tự đánh giá của học sinh; sử dụng kiểm tra đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy và học. Kết quả đánh giá và xếp loại học sinh phải được thơng báo cho gia đình ít nhất là vào cuối học kỳ và cuối năm học [25, tr. 13]

Hiệu trưởng cần có những quy định rõ ràng về kiểm tra, đánh giá: - đồng thời cùng một lúc.

- Quy Triển khai văn bản quy định về số lần kiểm tra trên môn học, quy định về cách đánh giá cho điểm, về hình thức tổ chức kiểm tra đánh vv...

Quy định mỗi giáo viên đều phải cho điểm học sinh vào 2 sổ là sổ điểm cái và sổ cá nhân định cụ thể với tất cả giáo viên trong nhà trường thời hạn cho điểm vào sổ như sau:

+ Sau khi kiểm tra 1 tiết hoặc 15 phút thì theo quy định 1 tuần thì giáo viên phải cho điểm vào sổ cái.

+ Điểm trong sổ phải nghi rõ ràng khơng được tẩy xóa, chữa sai quy định.

+ Số lần điểm kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kỳ trong sổ phải đủ theo đúng quy định của Bộ giáo dục và đào tạo.

+ Khi dạy học theo mơ hình trường học mới thì phải nhận xét chi tiết về mức độ tiến bộ của học sinh vào sổ nhật ký và vở học sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động của Tổ chuyên môn ở trường THCS Đồng Thịnh - huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)