.3 Kết quả điều tra thực trạng học tập của HSG trong đội tuyển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi phần sinh thái học sinh học 9 (Trang 39)

TT Vấn đề Các phương án trả lời Kết quả

SL %

1

Những lý do mà bạn tham gia lớp bồi dưỡng

u thích mơn Sinh 15 37.5

Có thêm kiến thức để sau này thi đại học

5 12.5

Có cơ hội tiếp xúc với nhiều kỳ thi GV cử đi 35 87.5 2 Trong quá trình học tập bạn có những thuận lợi

Được nhà trường quan tâm 40 100

Giáo viên nhiệt tình 30 75

Có nhiều tài liệu tham khảo 16 40 Được bạn bè, thầy cơ, gia đình động

viên, ủng hộ

27 67.5

3

Những khó khăn mà bạn gặp phải khi tham gia học tập

Lượng kiến thức nhiều 40 100

Ít tài liệu tham khảo 24 60

Thời gian không phù hợp 20 50

Kiến thức đòi hỏi mức độ tư duy cao 35 87.5 Chưa được gia đình ủng hộ (gia đình

muốn HS học các mơn tốn, văn..)

13 32.5

4 Khi học bạn thích học theo phương pháp

Tự học, tự nghiên cứu tài liệu 2 5 GV đọc chép và hướng dẫn trả lời các

câu hỏi và bài tập theo chuyên đề

18 45

GV hướng dẫn và luyện giải các bài tập theo chuyên đề

38 95

Rèn luyện các kỹ năng cần thiết 27 67.5

5 Khi học bạn thấy GV sử dụng chuyên đề

Không sử dụng 0 0

Thường xuyên sử dụng 40 100

6

Tần suất sử dụng sách tham khảo về chuyên đề sinh học của bản thân Khơng sử dụng 3 7.5 Ít sử dụng 21 52.5 Thường xuyên sử dụng 16 40 7 Cách bạn sử dụng sách chuyên đề Tự nghiên cứu và tự học 15 37.5 Có GV hướng dẫn sử dụng sách để ôn tập 35 87.5 8 Bạn thích chuyên đề trong sách viết theo hướng Theo bài 20 50 Theo chương 15 37.5 Theo chủ đề 15 37.5 Hướng khác 1 2.5 9

Hiệu quả của việc sử dụng chuyên đề đối với bản thân trong q trình học tập

Khơng đạt hiệu quả 0 0

Đạt hiệu quả ít 2 5

Đạt hiệu quả cao 38 95

Qua phần điều tra thực trạng học tập của các em trong các đội tuyển chúng ta thấy rằng:

- Bên cạnh nhất nhiều thuận lợi mà các em có được khi tham gia đội tuyển HSG mơn Sinh học thì theo ý kiến đại đa số các em một trong những khó khăn mà các em gặp phải là lượng kiến thức nhiều, rộng, đòi hỏi mức độ tuy duy cao.

- Cũng như các GV hầu hết các em HS cho rằng hiệu quả của chuyên đề trong học tập là vô cùng quan trọng, nếu biết cách sử dụng hợp lý thì hiệu quả đạt được là rất cao.

- Tuy nhiên, những sách viết chuyên đề các em HS chưa được tiếp xúc nhiều. Hầu hết các em đều được GV hay các anh chị đi trước giới thiệu những quyển sách hay, còn bản thân các em ít tìm được những cuốn sách phù hợp trong vô số sách tham khảo.

- Việc trả lời các câu hỏi, bài tập trong chuyên đề tương đối khó hiểu với học sinh, nhất là những dạng dành cho HSG. Do đó các em thích được học tập theo phương pháp GV gợi ý hoặc lập dàn ý cho các câu hỏi và bài tập trong chuyên đề.

Điều này giúp bản thân các em hiểu được lý thuyết và tự mình nghiên cứu thêm để trả lời được một cách hoàn chỉnh.

Như vậy, việc tìm ra biện pháp xây dựng và sử dụng chuyên đề một cách hợp lý để giúp GV và HS sử dụng được trong dạy và học là vô cùng cần thiết để góp phần vào nâng cao chất lượng dạy và học trong bồi dưỡng HSG.

CHƯƠNG 2

X Â Y D Ự N G C H U Y Ê N Đ Ề B Ồ I D Ư Ỡ N G H Ọ C S I N H G I Ỏ I P H Ầ N SINH THÁI HỌC – SINH HỌC 9

2.1. Xây dựng cấu trúc, nội dung chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi phần sinh thái học sinh thái học

2.1.1. Căn cứ xây dựng chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi 9 môn Sinh học

Trong Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng đã chỉ đạo "Thay cho việc dạy học đang được thực hiện theo từng bài/tiết trong sách giáo khoa như hiện

nay, các tổ/nhóm chun mơn căn cứ vào chương trình và sách giáo khoa hiện hành, lựa chọn nội dung để xây dựng các chuyên đề dạy học phù hợp với việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong điều kiện thực tế của nhà trường". Việc xây

dựng các chun đề ở mơn học nói chung và mơn Sinh học nói riêng phải nhằm góp phần thực hiện mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thơng, qua đó giúp cho cán bộ quản lý, giáo viên chủ động lựa chọn nội dung để xây dựng các chuyên đề dạy học trong mỗi môn học và các chuyên đề tích hợp, liên môn phù hợp với việc tổ chức hoạt động học tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh; sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực để xây dựng tiến trình dạy học theo chuyên đề nhằm phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh; làm quen với hình thức tập huấn, bồi dưỡng [9]. Căn cứ vào văn bản chỉ đạo công tác chuyên môn đầu năm học hàng năm của Sở GD&ĐT, công văn số 9847/SGD&ĐT-GDTrH ngày 19 tháng 9 năm 2014 của Sở GD&ĐT Hà Nội về việc định hướng hoạt động chuyên môn năm học 2014 – 2015, với nội dung và giới hạn chương trình thi HSG mơn Sinh học 9 cấp thành phố hết chương II: Hệ sinh thái – phần Sinh thái học [10]; qua nghiên cứu cấu trúc, nội dung các đề thi học sinh giỏi môn Sinh học 9 qua các năm của Sở GD&ĐT Hà Nội và của phòng GD&ĐT huyện. Căn cứ Nghị quyết số 44/2009/NQ- HĐND ngày 02/12/2009 của HĐND - UBND huyện Thanh Trì về việc thơng qua 03 Đề án trong đó có Đề án “Bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu trong các

trường Tiểu học và Trung học cơ sở huyện Thanh Trì giai đoạn 2009- 2015”. Để đạt

và vượt mục tiêu đề án, huyện đã tổ chức các lớp bồi dưỡng học sinh giỏi ở 10 môn học từ năm 2009, trong đó có môn Sinh học 9 tại trường THCS Tứ Hiệp trong huyện và chọn cử giáo viên cốt cán, có kinh nghiệm tham gia dạy bồi dưỡng. Với kinh nghiệm thực tế giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi tại huyện và tại trường Liên Ninh nhiều năm qua, chúng tôi đã xây dựng chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi phần Sinh thái học - Sinh học 9. Chuyên đề được soạn bám sát nội dung chương trình sách giáo khoa Sinh học lớp 9 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngồi ra cịn tham khảo thêm một số tài liệu khác như sách giáo viên Sinh học 9 của nhà xuất bản giáo dục, sách bồi dưỡng học sinh giỏi 9 và luyện thi vào 10 chuyên môn sinh học của tác giả Huỳnh Quốc Thành và một số tài liệu tham khảo khác.

2.1.2. Nguyên tắc xây dựng nội dung chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi 9 môn Sinh học

2.1.2.1. Quán triệt mục tiêu dạy học

- Mục tiêu dạy học được hiểu là mục tiêu cụ thể đến từng bài học ứng với các nội dung nhất định ở các lĩnh vực: kiến thức, kỹ năng, thái độ.

- Thực chất của mục tiêu dạy học là đề ra được cái cần đạt tới của người học sau khi học xong một bài, một chương hay cả chương trình của một cấp học. Theo quan niệm dạy học hiện đại phải có sự kết hợp chặt chẽ cái có trong SGK, nhu cầu của người học. Tuy nhiên, nếu GV chỉ dạy cái có trong sách giáo khoa thì chưa đủ. Do đó, GV cần dạy HS cách học, cách tự nghiên cứu, từ đó người học tiếp cận tri thức theo cách hiểu của bản thân để làm nảy sinh, phát hiện những tri thức mới.

- Xét trong cấu trúc hệ thống thì mục tiêu là yếu tố đơn vị cấu thành chương trình dạy học bao gồm: mục tiêu dạy học, phương pháp dạy học, nội dung dạy học, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra- đánh giá kết quả dạy học. Trong đó, mối quan hệ giữa mục tiêu dạy học, nội dung dạy học và phương pháp dạy học là vấn đề đầu tiên có ý nghĩa quyết định đối với việc xây dựng và sử dụng phương pháp dạy học. Do đó khi xây dựng các chuyên đề cần phải bám sát các mục tiêu, nội dung kiến thức bồi dưỡng HSG.

2.1.2.2. Đảm bảo tính chính xác, khoa học

Chuyên đề phải tổng hợp được nội dung chính xác, gọn nhẹ không thừa, khơng thiếu. Trong đó những có các nội dung phát triển sự tìm tịi phải chiếm tỷ lệ cao giúp người học luôn có sự cố gắng vươn lên, động não để giảm bớt sức ỳ trong học tập.

Để xây dựng được chuyên đề chính xác khoa học GV cần nắm vững được cốt lõi kiến thức cần dạy. Đặc biệt trong q trình bồi dưỡng HSG tính chính xác, khoa học của hệ thống kiến thức cần phải được chú trọng.

2.1.2.3. Đảm bảo tính hệ thống

Nội dung kiến thức trong từng phần, từng chương, từng bài đều được trình bày theo một trật tự logic có hệ thống. Tính hệ thống đó được quy định bởi chính nội dung khoa học và bởi logic hệ thống của bản thân hoạt động tư duy của người học. Do đó, chuyên đề xây dựng được, khi đem ra sử dụng phải theo một trật tự logic hệ thống cho từng nội dung SGK, cho một bài, một chương, một phần, hay cả chương trình mơn học.

Mỗi chuyên đề phải xây dựng sao cho khi HS học sẽ nhận được một lượng kiến thức nhất định và theo một hệ thống về một chủ đề trọn vẹn và chuyên sâu.

2.1.2.4. Phát huy được tính tích cực học tập của HS

Chuyên đề phải tạo hứng thú cho học sinh, phát huy tính tích cực tìm tịi khám phá kiến thức mới, nâng cao năng lực tự học, phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh. Nội dung của chuyên đề phải chứa đựng nhiều tiềm năng có thể rèn luyện các kỹ năng, phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh. Các bài tập, câu hỏi trong chuyên đề phải đa dạng về nội dung kiến thức, hình thức thể hiện, phương pháp giải quyết, trọng tâm nhưng bao quát hết các nội dung cơ bản của sinh thái học. Đặc biệt GV phải biến đổi linh hoạt từ các dạng quen thuộc trở thành các bài tập để kích thích tính hứng thú và sáng tạo của HS giúp HS tìm ra những điều mới mẻ, lý thú. GV phải luôn đặt HS vào những hoạt động, những tình huống có vấn đề, tạo ra những mâu thuẫn trong nhận thức mà khi giải quyết được thì một mặt giúp các em lĩnh hội được kiến thức, một mặt hình thành được kỹ năng học tập tương ứng.

2.1.2.5. Phù hợp với trình độ, đối tượng của HS

Tùy thuộc vào từng trình độ, đối tượng của HS mà xây dựng chuyên đề về nội dung, số lượng cũng như chất lượng cho phù hợp. Đặc biệt đối với dạy HSG việc xây dựng chuyên đề phải vừa nâng cao, kích thích được khả năng tư duy sáng tạo của HS, vừa bám sát mục tiêu dạy học chương trình đại trà.

2.1.2.6. Đảm bảo tính thực tiễn

Theo chủ trương đường lối giáo dục của Đảng "Học đi đôi với hành", "Lý luận gắn với thực tiễn", "Nhà trường gắn liền với xã hội", vì vậy thực tiễn dùng để kiểm chứng lý thuyết. Do đó, chuyên đề phải được xây dựng sao cho việc vận dụng lý thuyết vào thực tế một cách tối ưu, từ đó giúp người học hình thành những kỹ năng giải quyết vấn đề cuộc sống.

2.1.3. Yêu cầu sư phạm của chuyên đề trong dạy HSG sinh học 9

Việc giúp HS tích cực, chủ động trong học tập, nghiên cứu của HS phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống chuyên đề được xây dựng. Vì vậy chuyên đề được xây dựng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Chuyên đề phải được xây dựng với những câu hỏi, bài tập chứa đựng mâu thuẫn nhận thức để HS ln ở trạng thái có nhu cầu giải quyết mâu thuẫn.

- Chuyên đề phải phù hợp với nội dung cơ bản của chương trình, của kiến thức mà sau khi học HS lĩnh hội được các nội dung kiến thức đó.

- Chuyên đề phải đảm bảo đủ tri thức, đủ nguồn tài liệu để HS tra cứu tìm lời giải cho các câu hỏi, bài tập có trong chuyên đề.

- Chuyên đề khơng phải mang tính chất đơn thuần là trình bày về kiến thức trong SGK mà chuyên đề phải có hệ thống các câu hỏi, bài tập yêu cầu phân tích, giải thích hay chứng minh cho những kiến thức mà HS học được từ SGK hay từ những nguồn tài liệu tham khảo khác.

- Chuyên đề xây dựng phải có nhiều khả năng sáng tạo, chủ động của HS. Nghĩa là trong mỗi tiết học, bài học, chương học ... Chuyên đề xây dựng hệ thống lí thuyết, câu hỏi và bài tập phải đi từ dễ đến khó, điều này sẽ tạo hứng thú cho HS tiếp tục nghiên cứu tìm lời giải cho các bài tập tiếp theo. Câu hỏi, bài tập trong chun đề đưa ra khơng q khó hay quá dễ mà phải phù hợp với nhận thức của HS theo từng nội dung kiến thức.

- Chuyên đề phải mang tính hệ thống, phù hợp với cấu trúc của bài, của chương, của nội dung kiến thức cần bồi dưỡng. Sao cho khi HS trả lời sẽ thu nhận được kiến thức có hệ thống theo logic xác định.

- Chun đề phải có tính chất định hướng giúp HS hiểu đúng được yêu cầu đặt ra.

2.1.4. Quy trình xây dựng chuyên đề

Bước 1. Nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của các cấp quản lý về bồi dưỡng học sinh giỏi

Theo từ điển bách khoa toàn thư mở Wikipedia: Nghiên cứu là một q trình có các bước thu thập và phân tích thơng tin nhằm gia tăng sự hiểu biết của chúng ta về một chủ đề hay một vấn đề.

Nghiên cứu văn bản của các cấp quản lý giáo dục về bồi dưỡng HSG là quá trình thu thập, tìm hiểu các văn bản chỉ đạo của các cấp quản lý về nội dung, kế hoạch bồi dưỡng HSG, để nắm được định hướng nội dung, kế hoạch thực hiện về bồi dưỡng HSG các cấp và phân tích các nội dung, để thực hiện công tác bồi dưỡng HSG theo đúng tinh thần trong các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp quản lý giáo dục, từ việc xác định nội dung, xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch đến việc tổ chức và kết quả thực hiện bồi dưỡng HSG.

Bước 2. Xác định mục tiêu bồi dưỡng HSG

- Mục tiêu bồi dưỡng HSG được hiểu là kết quả đạt được khi bồi dưỡng HSG theo chuyên đề.

- Thực chất của mục tiêu bồi dưỡng HSG là đề ra được cái cần đạt tới của người học sau khi học xong một bài, một chương hay cả chương trình của một cấp học. Trong đó, mối quan hệ giữa mục tiêu dạy học, nội dung dạy học và phương pháp dạy học là vấn đề đầu tiên có ý nghĩa quyết định đối với việc xây dựng và sử dụng phương pháp dạy học. Do đó khi xây dựng các chuyên đề cần phải bám sát các mục tiêu, nội dung kiến thức bồi dưỡng HSG.

- Mục tiêu phải định rõ mức độ hồn thành cơng việc của HS. Cần chỉ rõ học xong bài này HS phải đạt được những gì chứ khơng phải là trong bài này GV phải làm những gì.

- Mục tiêu phải nói rõ đầu ra của bài học chứ khơng phải là tiến trình bài học. Mục tiêu khơng phải là chủ đề của bài học mà là cái đích bài học phải đạt tới. Mỗi

mục tiêu chỉ nên phản ánh một đầu ra để thuận tiện cho việc đánh giá kết quả. Mỗi đầu ra trong mục tiêu nên được diễn đạt bằng một động từ được lựa chọn để xác định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi phần sinh thái học sinh học 9 (Trang 39)