Các nguyên tắc lựa chọn biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo tại viện khoa học hàng không trong bối cảnh hiện nay (Trang 48 - 50)

Giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục chuyên nghiệp nói riêng đang đứng trước bài tốn về chất lượng đầu ra chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động. Đứng trước thực tiễn đó Viện KHHK đã thực hiện các chủ trương, chính sách để tiếp cận với thị trường này. Hiện nay nền kinh tế của nước ta đang chịu ảnh hưởng của sự suy thối nền kinh tế tồn cầu nên việc cạnh tranh trong lĩnh vực đào tạo đối với Viện ngày càng trở nên khốc liệt. Sự cạnh tranh này trên tất cả các mặt. Chính vì vậy những u cầu đối với Trung tâm càng đòi hỏi cao về về chất lượng cũng như tính thực tiễn theo nhu cầu của xã hội. Trung tâm đã có nhiều hướng đi đúng, cách làm tích cực trong đào tạo và phối quản lý đào tạo. Tuy nhiên, do sự biến động liên tục của nền kinh tế luôn tác động trực tiếp lên hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, những cơ chế chính sách ln có sự thay đổi cũng như ngun nhân chủ quan từ phía Trung tâm đã tạo nên một mơi trường đào tạo và phối hợp quản lý đào tạo khơng mang tính ổn định. Điều này khiến các hoạt động đào tạo và quản lý đào tạo chưa đồng bộ và hệ thống hiệu quả đạt chưa cao. Do vậy, chúng tôi đã nghiên cứu xây dựng các biện pháp quản lý đào tạo tại Trung tâm đào tạo Viện KHHK có tính đồng bộ, quán triệt tính thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng phù hợp với nhu cầu, đáp ứng của xã hội.

3.2.1. Nguyên tắc bảo đảm tính thực tiễn

Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, là nơi kiểm nghiệm tính xác thực, biện pháp quản lý phải xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn. Chất lượng đào tạo của Trung tâm được nâng cao phụ thuộc vào tính khả thi của các biện pháp quản lý đào tạo của Trung tâm. Vì vậy phải hết sức thận trọng, nếu các biện pháp đúng, phù hợp với địi hỏi của thực tiễn sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, ngược lại sẽ kìm hãm sự phát triển, làm chất lượng đào tạo của Trung tâm không theo kịp sự phát triển của xã hội của người học.

3.2.2. Nguyên tắc bảo đảm tính hệ thống

Quản lý hoạt động đào tạo là một quá trình bao gồm nhiều thành tố cấu trúc, các thành tố có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, kìm hãm nhau hoặc thúc đẩy nhau cùng phát triển.

Trong các thành tố này thì thơng tin ln được dùng như yếu tố thiết yếu của toàn bộ hệ thống. Trong mối quan hệ giữa Trung tâm với các đơn vị, nhà trường và doanh nghiệp, có thể coi đây là sự tương tác giữa hệ thống con trong hệ thống xã hội. Để việc phát triển giữa Trung tâm với các đơn vị, nhà trường và các doanh nghiệp ngày càng phát triển vững chắc theo hướng hai chiều, cùng có lợi cho cả hai bên thì Trung tâm khơng thể không coi trọng việc thiết lập hệ thống trao đổi thông tin giữa các bên; khi một thành tố nào đó trong hệ thống vận động và phát triển, nó sẽ tác động qua lại với các thành tố khác trong hệ thống khiến các thành tố khác cũng vận động và phát triển theo. Nếu mục tiêu, nội dung chương trình đã có sự thay đổi theo hướng phù hợp với thực tiễn sản xuất thì người CBQL, GV cũng cần có những khả năng chun mơn và năng lực sư phạm phù hợp tương ứng. Điều kiện về cơ sở vật chất cũng là một trong những thành tố, cấu trúc của quá trình quản lý hoạt động đào tạo, khi được đầu tư nâng cấp sẽ thúc đẩy các thành tố cấu trúc khác vận động và phát triển, góp phần nâng cao chất lượng về quản lý đào tạo.

Chính vì vậy mà các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo được đặt trong mối quan hệ gắn kết nhau, tương tác nhau ở một thể thống nhất đảm bảo sự hoàn chỉnh.

3.2.3. Nguyên tắc bảo đảm tính hiệu quả

Trong số các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo thì mỗi biện pháp đề ra phải mang tính khả thi cao và bảo đảm tính hiệu quả của biện pháp. Tính hiệu quả của biện pháp quản lý cịn thể hiện ở sự gắn kết, sự thống nhất giữa các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo tại viện khoa học hàng không trong bối cảnh hiện nay (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)