Thực trạng phát triển các loại hình du lịch biển, đảo tại thành phố Phú Quốc

Một phần của tài liệu Quản trị dịch vụ, du lịch và lữ hành đánh giá tiềm năng và giải pháp phát triển du lịch biển, đảo thành phố phú quốc (Trang 31)

4. Bố cục của báo cáo

2.2.2.Thực trạng phát triển các loại hình du lịch biển, đảo tại thành phố Phú Quốc

2.2. Thực trạng phát triển du lịch biển, đảo thành phố Phú Quốc

2.2.2.Thực trạng phát triển các loại hình du lịch biển, đảo tại thành phố Phú Quốc

2.2.2.1. Du lịch sinh thái biển, đảo

Du lịch sinh thái biển, đảo được xem là loại hình du lịch có tiềm năng lớn nhất. Các đảo có sự phong phú, đa dạng đặc sắc về hệ sinh thái: rừng nguyên sinh nhiệt đới, rừng ngập mặn ven biển tập trung phía Bắc đảo, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái thảm cỏ biển với các loại động vật biển quý hiếm (san hô, ngọc trai, đồi mồi, tôm, cá,…) tập trung nhiều tại các bãi biển phía Nam đảo và quần đảo An Thới. Bên cạnh các hệ sinh thái tự nhiên, tại Phú Quốc cịn có các hệ sinh thái nhân tạo: vườn tiêu, vườn trái cây,… tạo nên sức hút lớn cho du khách.

Bên cạnh sự đa dạng về hệ sinh thái động, thực vật trên biển, đảo, Phú Quốc cịn có nhiều dạng cảnh quan đặc sắc khác tạo nên sự tương phản địa hình, thu hút du khách như: đồng bằng trung du, đồi núi, sông suối.

Đặc biệt vườn quốc gia Phú Quốc nằm phía Bắc đảo với hệ thực vật khá phong phú chủ yếu là rừng thường xanh mọc trên địa hình đồi núi thấp với tổng số lượng lên tới vài trăm loài, bao gồm: các loài cây đại mộc (tràm, đậu, vên vên, dầu song nàng, dầu cát, cầy dè, săng sot, da, bứa,…), các loài phong lan quý (Lan Vân Hài, Ái Lan Lá Dẹp, Âm Lan Núi,…), các lồi thảo dược q (hà thủ ơ, bí kỳ nam, cam thảo, nhân trần, đỗ trọng, sa nhân,…) và một số lồi sống kí sinh khác (phong lan, dương xỉ, dây leo bơng trắng,…).

Bên cạnh một hệ thực vật phong phú, hệ động vật ở đây cũng rất đa dạng, bao gồm: 30 loài thú, trong đó 5 lồi được ghi vào sách Đỏ Việt Nam: sói rừng, khỉ Bạch, vượn Pillê,…; 200 lồi chim với 4 loài được ghi vào danh mục Đỏ của tổ chức IUCN và 3 loài ghi vào sách Đỏ Việt nam; 50 lồi bị sát, trong đó 9 lồi được ghi vào danh mục IUCN và 18 loài ghi vào sách Đỏ trong nước, … và đồng thời nằm trong khu dự trữ sinh quyển lớn của Việt Nam.

Hệ sinh thái biển của Phú Quốc cũng rất đa dạng với các rạn san hơ có hình dáng, kích cỡ khác nhau. Nơi đây có gần 100 lồi san hơ cứng, gần 20 lồi san hơ mềm và 62 lồi rong biển. Thêm vào đó, khu hệ cá trong các rạn san hô biển cũng rất dồi dào với các loài cá mú, cá bướm và một số lồi khác, trong đó, có một số lồi rất quan trọng và quý hiếm như: cá tai tượng, ốc đun cái, bị biển,…

Ngồi sự đa dạng về động thực vật, Phú Quốc cịn có nhiều cảnh quan thiên nhiên đặc sắc: suối Tranh, suối Đá Bàn, suối Tiên, mũi Gành Dầu, núi Chúa cao 565m nằm trong dãy Hàm Ninh (phía Bắc đảo), sơng Dương Đơng. Đây là những thắng cảnh tự nhiên hết sức độc đáo, có sức hấp dẫn rất lớn đối với du khách trong và ngoài nước.

Ngồi ra, tại Phú Quốc cịn có lợi thế về các tài nguyên du lịch nhân văn có thể kết hợp khai thác làm tăng tính đa dạng, hấp dẫn cho các tour du lịch sinh thái biển, đảo. Các tài nguyên nhân văn nổi bật bao gồm các di tích lịch sử - văn hóa: dinh Cậu, nhà lao Cây Dừa, Sùng Hưng cổ tự, bảo tàng Cội Nguồn, đền thờ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. Các đặc sản xứ đảo hấp dẫn: hồ tiêu, nước mắm Phú Quốc, rượu sim, chó Phú Quốc, ngọc trai. Đây là những sản phẩm du lịch nổi tiếng của đảo Phú Quốc được nhiều du khách ưa chuộng.

Quần đảo An Thới và quần đảo Thổ Châu được đánh giá là khá trong lành, hoang sơ và yên tĩnh. Trên các đảo có nhiều loại cây ăn trái do người dân trồng (xồi, mít, chơm chơm,…), đặc biệt Thổ Chu là đảo có hệ sinh thái rừng nhiệt đới đa dạng chỉ đứng sau đảo Phú Quốc.

Sự kết hợp giữa các yếu tố tự nhiên đa dạng với các tài nguyên nhân văn độc đáo đã tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt cho du lịch sinh thái tại Phú Quốc. Loại hình này thích hợp với các đối tượng yêu thích thiên nhiên, thích khám phá và tận hưởng khơng khí trong lành, khơng gian yên tĩnh. 2.2.2.2. Du lịch tắm biển

Phú Quốc nằm ở vĩ độ thấp, lọt thỏm giữa vùng vinh Thái Lan nên có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa ổn định, các bãi biển nhận được lượng nhiệt lớn quanh năm, ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai như bão, sóng thần vì thế tạo sự an tồn cho du khách.

Chế độ hải văn của vùng biển Phú Quốc phù hợp cho hoạt động tắm biển, nhiệt độ

nước biển ln được duy trì ổn định quanh năm ở mức từ 27 – 280C. Theo tổ chức du

lịch thế giới (WTO), đây là giới hạn nhiệt độ lý tưởng để phát triển du lịch tắm biển.

Chế độ sóng ở mức trung bình nhỏ (0,1 – 0,4m từ tháng 1 – 5). Địa hình vùng biển, đảo khá nơng, khơng gian bãi tắm được mở rộng.

Thềm lục địa ven đảo rộng và số lượng bãi tắm nhiều tạo nên sức chứa lớn cho các bãi tắm tại Phú Quốc với sức tải thực tế (RCC) khoảng 229.761 lượt khách/ngày (chiếm 56% sức tải thực tế các bãi biển tỉnh Kiên Giang). Do địa hình hình Phú Quốc chạy theo hướng Đơng Bắc – Tây Nam nên các bãi biển được chia ra làm 2 phía Đơng và Tây do vậy có thể hoạt động luân phiên quanh năm khi gió mùa Tây Nam hoặc Đơng Bắc. Các bãi tắm ở Phú Quốc có thể được khai thác du lịch quanh năm. Đây là lợi thế lớn so với các bãi biển khu vực phía Bắc thường bị ảnh hưởng bởi mùa đơng lạnh.

Ngoài ra, thiên nhiên xung quanh khu vực bãi tắm rất hoang sơ, ,yên tĩnh, khí hậu trong lịng. Đây là thế mạnh đặc trưng thu hút du khách nhất, mang lại cho du khách cảm giác mát mẻ, gần gũi với thiên nhiên.

Với những ưu thế tự nhiên nêu trên, có thể khẳng định chất lượng của các bãi tắm tại Phú Quốc không hề thua kém so với các bãi biển miền Trung. Chất lượng tự nhiên cho phép phát triển mạnh loại hình du lịch tắm biển cả về quy mơ và chất lượng, hướng vào tất cả các đối tượng từ bình dân đến cao cấp, đặc biệt là khách phương Tây,

Các bãi biển có tiềm năng lớn để phát triển du lịch tắm biển tại Phú Quốc là: bãi Trường, bãi Sao. bãi Khem, bãi Dài, bãi Vòng, bãi Cây Dừa, bãi Đất Đỏ, bãi Xếp, bãi Cửa Cạn, bãi Vũng Bầu, bãi Đại, bãi Thơm.

Tại Phú Quốc, một số vãi biển chưa được khai thác triệt để theo hướng chuyên nghiệp, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ tại các bãi tắm đang được khai thác còn nhiều hạn chế vì thế chưa thu hút được nhiều khách cao cấp so với Nha Trang hay Phan Thiết. Một số bãi biển hoạt động tắm biển chỉ mang tính tự phát, thiếu kiểm sốt.

2.2.2.3. Du lịch thể thao

Biển xung quanh đảo có độ sâu khơng lớn, nước trong, nhiệt độ vừa phải cộng với sự đa dạng của hệ sinh thái biển ven bờ, có nhiều tơm, cá, sị, ốc,… tạo thuận lợi cho phát triển các loại hình như: lặn biển, câu cá, câu mực, du thuyền quanh các đảo. Phát triển

một số loại hình thể thao trên cạn như: leo núi tại dãy Hàm Ninh, săn bắn tại các vườn săn bắn, đi bộ khám phá rừng nguyên sinh, tắm suối tại suối Tiên, suối Đá Bàn, suối Đá Ngọn,… bãi biển rộng lớn cịn là khơng gian để tổ chức nhiều hoạt động thể thao: bóng chuyền, diều lượn, tổ chức các sự kiện văn hóa, văn nghệ ngồi trời. Ngồi ra cịn có tiềm năng phát triển một số hình thức thể thao mới: đua ngựa, đua chó, đánh golf,… dành cho các đối tượng khách thể thao.

Tuy là đảo phát triển mạnh nhất loại hình du lịch này nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, còn thua so với các điểm du lịch tại miền Trung, Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho du lịch thể thao biển, đảo vẫn còn hạn chế, các sản phẩm du lịch thể thao biển vẫn chưa thực sự đa dạng.

Các đảo xa bờ thuộc quần đảo Thổ Châu có chất lượng tự nhiên và mơi trường bãi cát khá tốt so với gần bờ. Không gian ở đây thống mát và dễ chịu rất thích hợp cho các hoạt động ngồi trời. Có thể phát triển loại hình trekking kết hợp các tour khám phá đảo hoang để du khách khám phá thiên nhiên gắn liền với các hình thức: câu cá, lặn biển ngắm đại dương, tìm kiếm các loại hải sản (hàu, tơm, cua) để chế biến thành các món ăn. Loại hình này hướng vào các đối tượng là khách du lịch bụi theo nhóm nhỏ, khách thích phiêu lưu mạo hiểm.

Bên cạnh thuận lợi, du lịch thể thao biển, đảo Phú Quốc cũng gặp phải nhiều bất

lợi:

Số lượng mưa kéo dài thường xuyên xuất hiện cộng với gió lớn, các hình thức thể thao biển (câu cá, lặn biển) hầu như khơng thể tiến hành. Vào thời điểm gió mùa Đơng Bắc thổi mạnh, các hoạt động dưới nước thường bị hạn chế.

Do nằm khuất trong vịnh Thái Lan nhiều bãi biển bị địa hình che chắn nên cường độ sóng yếu, khơng gian các bãi biển có phần n tĩnh và nhỏ hẹp nên khơng tích hợp để tiến hành các môn thể thao biển cảm giác mạnh: lướt ván, diều lượn,… so với các bãi tắm ở miền Trung.

Cơ sở vật chất kỹ thuật và cá dịch vụ hỗ trợ cho thể thao biển, đảo còn hạn chế. 2.2.2.4. Du lịch nghỉ dưỡng

Hiện nay, Phú Quốc được đánh giá là nơi có tiềm năng phát triển du lịch nghỉ dưỡng lớn nhất Việt Nam.

Lợi thế lớn nhất để Phú Quốc phát triển du lịch nghỉ dưỡng là khí hậu trong lành mát mẻ mang tính chất hải dương ổn định quanh năm (nhiệt độ trung bình năm khoảng 260C, độ ẩm 83%). Khí hậu tại Phú Quốc được đánh giá là phù hợp với sở thích của nhiều đối tượng khách trong và ngồi nước.

Một thế mạnh nữa để tạo sự thu hút cho loại hình du lịch này tại Phú Quốc là quy mơ diện tích lớn, thiên nhiên rất đa dạng và yên tĩnh. Hầu hết các khu nghỉ dưỡng tại Phú Quốc xây dựng và thiết kế gắn với thiên nhiên tạo cho du khách cảm giác thư giãn và yên bình, là lợi thế căn bản để hình thành các khu nghỉ dưỡng chất lượng cao tại Phú Quốc.

Hiện nay, tại Phú Quốc đã hình thành nhiều địa điểm nghie dưỡng đạt chuẩn quốc tế: Long Beach resort, La Veranda, Sasco Lagoon, Tropican Island resort & spa, Sài Gòn Phú Quốc resort, Arcadia resort,… Ngồi ra tại Phú Quốc cịn có rất nhiều các khách sạn và resort đạt tiêu chuẩn có thể đáp ứng tốt nhu cầu nghỉ dưỡng cho du khách với đầy đủ các dịch vụ và chất lượng có thể cạnh tranh với các resort biển khác trong nước.

Với những thế mạnh về tự nhiên và cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có, Phú Quốc cịn có lợi thế để khai thác kết hợp nghỉ dưỡng với loại hình du lịch tuần trăng mật và du lịch khám phá chữa bệnh nhằm khai thác hiệu quả hơn nguồn tài nguyên, cơ sở vật chất kỹ thuật, giúp giữ chân du khách lâu hơn góp phần làm tăng doanh thu hiệu quả hoạt động cho các cơ sở lưu trú.

2.2.2.5. Một số loại hình du lịch khác

Ngồi những loại hình du lịch đã nêu trên, Phú Quốc cịn có nhiều lợi thế để phát triển một số loại hình du lịch khác: du lịch giải trí và mua sắm, du lịch MICE.

Đây là những loại hình du lịch khơng địi hỏi nhiều yếu tố tự nhiên thuận lợi. Sự phát triển của các loại hình du lịch khác kéo theo lượng khách đến các địa bàn ngày ngày càng đông, cộng với sự đầu tư cơ sở hạ tầng, vật chất – kỹ thuật và những chính sách ưu tiên phát triển du lịch là những thuận lợi lớn để các địa bàn biển, đảo phát triển loại hình du lịch này.

Phú Quốc nhờ có quy mơ diện tích lớn, dân số đơng, điều kiện cơ sở hạ tầng tương đối đầy đủ và đang được tăng cường đầu tư ở mức cao, cộng với tiềm năng thị trường lớn du khách ngày càng lớn. Khách đến Phú Quốc chủ yếu là khách có khả năng chi tiêu cao, thời gian lưu trú dài và ưa thích các dịch vụ cao cấp.

Thực hiện “Đề án tổng thể phát triển đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 178/2004/QĐ-TTg, đến nay thành phố Phú Quốc (Kiên Giang) đã thu hút 372 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký khoảng 16,5 tỷ USD đầu tư vào đảo ngọc. Đến nay, đã có các tập đồn kinh tế lớn như: Vingroup, Sungroup, BIMgroup, CEOgroup, MIKgroup, Milltol… đầu tư vào Phú Quốc, góp phần cho kinh tế của thành phố tăng trưởng nhanh trong thời gian gần đây, mở ra giai đoạn phát triển mới cho Phú Quốc.

2.2.3. Thực trạng nguồn lao động

Số lượng lao động tăng nhanh nhưng trình độ học vấn và trình độ chuyên môn không cao, lao động chưa qua đào tạo chuyên mơn chiếm đến 25% số lượng lao động hiện có. Lao động trong các nhà hàng, khách sạn chủ yếu là lao động phổ thông.

Lực lượng lao động trong các doanh nghiệp lữ hành và ngành du lịch thiếu về số lượng và chất lượng chun mơn, trình độ ngoại ngữ cịn hạn chế. Vì vậy ảnh hưởng lớn đến khả năng phục vụ khách quốc tế.

Đội ngũ lao động chuyên phục vụ trực tiếp cho một số loại hình du lịch: lặn biển, bơi lội, diều lượn, lướt sóng, leo núi,... và đội ngũ chuyên gia huấn luyện và điều hành các casino, trường đua chó, đua ngựa,… cịn hạn chế cả về số lượng và trình độ.

Lực lượng lao động gián tiếp trong lĩnh vực giao thơng đường biển cịn khá hạn chế về khả năng ngoại ngữ, năng lực chuyên môn. Thái độ phục vụ vẫn chưa đảm bảo, đặc biệt là vào mùa cao điểm.

Lực lượng tuần tra, bảo vệ tại các điểm du lịch biển cịn mỏng nên cơng tác xử lý vi phạm và khắc phục sự cố, cứu hộ còn rất hạn chế.

Tính đến cuối 2019, Phú Quốc có gần 2.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch và các dịch vụ có liên quan. Tuy nhiên, số lao động làm việc trong lĩnh vực này ở Phú Quốc chỉ khoảng 11.000 người, đáp ứng chưa tới một nửa nhu cầu.

Với sự phát triển quá nóng, Phú Quốc đang hút một lượng nhân sự lớn từ các địa phương khác đổ về, nhân sự dù ở cấp nào cũng được săn đón quyết liệt. Rất nhiều khách sạn, kể cả khách sạn sắp khai trương đều đang rơi vào tình trạng vất vả chuẩn bị nguồn nhân lực, tuyển dụng rồi đưa đi đào tạo nghiệp vụ nhưng đó cũng chỉ là giải pháp tạm thời.

Đào tạo, thu hút nhân lực có trình độ chun mơn, trình độ nghiệp vụ và trình độ ngoại ngữ cao, chuyên nghiệp đến nay vẫn là một bài tốn khó cần giải quyết và mang tính cấp thiết trong việc xây dựng chất lượng thương hiệu du lịch Phú Quốc.

2.2.4. Thực trạng doanh thu

Theo Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Phú Quốc, năm 2010, lượng khách đến huyện Phú Quốc khoảng 300.000 lượt.

6 tháng đầu năm 2019, du lịch Kiên Giang đón gần 4,3 triệu lượt khách, tăng 9% so với cùng kỳ, đạt gần 52% so với kế hoạch năm. Trong đó, khách quốc tế đến 400.000 lượt, tăng 28,2% so với cùng kỳ, đạt 63,4% so với kế hoạch năm; doanh thu đạt trên 4.268 tỷ đồng, tăng 42,6% so với cùng kỳ, đạt 62,4% so với kế hoạch năm. Trong đó, riêng huyện đảo Phú Quốc, đón trên 2,26 triệu lượt khách, tăng gần 36% so với cùng kỳ. Trong đó, khách quốc tế đạt gần 392.000 lượt (chiếm chủ yếu trong số khách quốc tế đến Kiên Giang) tăng 35,5% so với cùng kỳ; doanh thu đạt trên 3.829 tỷ đồng, tăng 40,8% so với cùng kỳ. Doanh thu từ du lịch tại Phú Quốc chiếm khoảng 90% doanh thu du lịch toàn tỉnh Kiên Giang,

9 tháng đầu năm 2020, mặc dù ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nhưng Phú Quốc vẫn đón gần 2,8 triệu lượt khách, đạt doanh thu 4.812 tỷ đồng.

2.2.5. Thực trạng kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật2.2.5.1. Cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu Quản trị dịch vụ, du lịch và lữ hành đánh giá tiềm năng và giải pháp phát triển du lịch biển, đảo thành phố phú quốc (Trang 31)