Thực trạng kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật

Một phần của tài liệu Quản trị dịch vụ, du lịch và lữ hành đánh giá tiềm năng và giải pháp phát triển du lịch biển, đảo thành phố phú quốc (Trang 37)

4. Bố cục của báo cáo

2.2.5.Thực trạng kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật

2.2. Thực trạng phát triển du lịch biển, đảo thành phố Phú Quốc

2.2.5.Thực trạng kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật

2.2.5.1. Cơ sở hạ tầng

Hệ thống giao thơng có vai trị quan trọng trong việc kết nối các địa điểm du lịch với nhau và với các vùng, khu vực khác. Bao gồm 3 loại hình giao thơng:

Hệ thống giao thơng đường biển: là loại hình giao thơng có vai trị cực kỳ quan trọng đối với phát triển du lịch của các đảo, là cầu nối giữa các đảo với nhau và với đất liền trong việc vận chuyển hành khách và hàng hóa phục vụ phát triển du lịch. Hiện tại có các cơng ty cung cấp dịch vụ tàu, phà cao tốc: SuperDong, Phú Quốc Express, Tàu cao tốc Ngọc Thành, Hịa Bình Ship – Seabus, Phà Bình An, Phà Thạnh Thới,… Các tuyến đường biển chủ yếu hiện nay: Rạch Giá – Phú Quốc, Hà Tiên – Phú Quốc, Phú Quốc đi quần đảo An Thới, Thổ Châu.

Quy hoạch cụm cảng đảo Phú Quốc về cơ bản tuân thủ theo quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc đến năm 2030 được phê duyệt trong Quyết định số 633/QĐ-

TTg ngày 11 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ và phù hợp với quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển đồng bằng sơng Cửu Long (nhóm số 6) đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030:

Quy hoạch khu bến tại An Thới:

Trong giai đoạn trước mắt đây sẽ là khu bến cửa ngõ chính của đảo Phú Quốc phục vụ tập kết hàng hóa và kết hợp phục vụ hành khách. Ngoài ra, cảng An Thới cịn là đầu mối giao thơng từ đảo lớn Phú Quốc đi các đảo thuộc xã Hòn Thơm và quần đảo An Thới.

Trong giai đoạn tiếp theo cảng sẽ được nâng cấp hoàn thiện đồng bộ theo dự án đang thực hiện, với quy mô như sau:

- Bao gồm bến cứng tại bãi Cây Dừa cho tàu đến 3.000 DWT và bến phao chuyển tải tại Vịnh An Thới cho tàu đến 3 vạn DWT.

- Năng lực thông qua năm 2015 khoảng 0,3 ÷ 0,5 triệu T/năm hàng hóa và 420 ÷ 430 ngàn lượt khách/năm; năm 2020 khoảng 0,5 ÷ 0,6 triệu T/năm hàng hóa và 190 ÷ 250 ngàn lượt khách/năm.

- Quy mơ quy hoạch của cảng dự kiến có năng lực thơng quan 280 ngàn tấn hàng hóa và 440 ngàn hành khách/năm, bao gồm 02 khu chức năng: Khu cảng đầu mối gồm cầu dẫn dài 132m, rộng 8,5m và cầu chính dài 100m, rộng 15m có thể cùng lúc cập 01 tàu 03 ngàn tấn, 01 tàu 02 ngàn tấn và tàu chở khách ven biển có sức chở 200 đến 300 khách. Khu cảng chuyển tải (bến phao) cho các loại tàu biển trọng tải 30 ngàn tấn và tàu chở khách quốc tế từ 1.000 - 2.000 khách.

Quy hoạch khu bến tại Vịnh Đầm:

Hiện tại khu vực Vịnh Đầm đang được đầu tư xây dựng mới cảng biển với chức năng cảng đầu mối tiếp nhận hàng hóa và hành khách lưu thông giữa đất liền với đảo, kết hợp là nơi trú tránh bão cho tàu thuyền. - Quy mô đầu tư xây dựng bao gồm: Đê ngăn sóng dài khoảng 1250m; bến hành khách với 3 ÷ 4 cầu bến cho tàu cao tốc, cánh ngầm sức chở 150 ÷ 250 hành khách; bến hàng hóa với 02 cầu bến cho tàu chở hàng đến 3.000 DWT và bến phao cho tàu chở hàng lỏng 5.000 DWT.

- Năng lực thông qua năm 2015 khoảng 0,2 ÷ 0,3 triệu T/năm hàng hóa và 200 ÷230 ngàn lượt khách/năm; năm 2020 khoảng 0,6 ÷ 0,7 triệu T/năm hàng hóa và 760 ÷880 ngàn lượt khách/năm.

Quy hoạch khu bến tại Mũi Đất Đỏ:

Quy mô cảng biển quốc tế tổng hợp và dịch vụ hậu cần dầu khí Phú Quốc. Xây dựng các cơng trình phục vụ ngành dầu khí, căn cứ cho các nhà thầu cung cấp dịch vụ ngành dầu khí, khu sản xuất các mặt hàng công nghệ cao. Cầu cảng tiếp nhận tàu 10.000DWT. Xây dựng đê chắn sóng phía Tây và phía Nam của khu cảng.

Quy hoạch khu bến Bãi Vòng:

Quy mơ Khu bến Bãi Vịng phát triển mở rộng diện tích khu hậu cần cảng, xây dựng mới thêm cầu cảng tiếp nhận các loại tàu hàng, tàu cao tốc, phà biển, du thuyền và thủy phi cơ cập bến.

Năng lực thông qua đến năm 2020 dự kiến 350 ngàn khách, đến năm 2030 dự kiến 500 ngàn khách; cầu cảng hàng hóa tiếp nhận tàu từ 1.000 - 5.000 DWT.

Quy hoạch khu bến Đá Chồng:

Quy mô Khu bến Đá Chồng - Phú Quốc tiếp nhận các loại tàu hàng, tàu cao tốc, phà biển. Năng lực thông qua đến năm 2020 dự kiến 200 ngàn khách, đến năm 2030 dự kiến 350 ngàn khách; cầu cảng hàng hóa tiếp nhận tàu từ 1.000 DWT - 2.000 DWT.

- Các trung tâm đánh bắt hải sản lớn như: Hàm Ninh, Cửa Cạn, Bãi Thơm, Gành Dầu, Rạch Tràm xây dựng bến cảng cá và du thuyền.

- Xây dựng các cảng du lịch Hịn Thơm, Bãi Trường, mũi Móng Tay, Rạch Vẹm.

Quy hoạch Cảng hành khách quốc tế Phú Quốc:

Quy mô Cảng Hành khách quốc tế Phú Quốc với năng lực thông qua đến năm

2020 dự kiến 200 ngàn khách, cỡ tàu cập bến 225.000GT và 30.000DWT; đến năm 2030 dự kiến 500 ngàn khách, cỡ tàu cập bến 225.000GT và 30.000DWT. Ngồi ra bến cảng cịn có thể kết hợp tiếp nhận tàu chở hàng hay cho mục đích an ninh – quốc phịng.

Hệ thống giao thông đường bộ:

Đây là loại hình giao thơng có tầm quan trọng thứ hai sau đường biển về vấn đề phát triển du lịch biển, đảo.

Để tạo điều kiện thuận lợi trong việc đi lại của người dân và du khách, tuyến đường trục Bắc – Nam dài 51,1km đã được tiến hành xây dựng từ 2009 và đưa vào hoạt động từ 2012. Trong đó, UBND tỉnh Kiên Giang đã đưa ra quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng thi cơng, cơng trình đường trục Nam – Bắc đảo Phú Quốc đoạn Dương Đông – Bãi Thơm dài 24,5km; do Sở Giao thông Vận tải Kiên Giang làm chủ đầu tư:

+ Đoạn Dương Đông – Suối Cái dài 12,4km: chiều rộng nền đường 26m, mặt đường 15m.

+ Đoạn Suối Cái – Bãi Thơm dài 12km: chiều rộng nền đường 16,6m, mặt đương

7,5m.

Để đáp ứng nhu cầu lưu thông ngày càng cao, tạo bước đệm phát triển mạnh về tiềm năng kinh tế, góp phần vào đảm bảo an ninh và quốc phòng, Phú Quốc cũng đã triển khai xây dựng tuyến đường vòng quanh đảo với tổng chiều dài 99,5km gồm 8 tuyến đường và 1 cây cầu dài: đoạn đường đi qua phường An Thới, Dương Tơ men theo đường bờ biển phía Đơng của đảo đến Bãi Thơm, Gành Dầu và Dương Đơng. Hiện nay dự án vịng quanh đảo đang được triển khai xây dựng với 5 tuyến đường và 1 cây cầu. Bên cạnh đó cải tạo đường Khu Tượng – Gành Gió, Suối Cái – Gành Dầu, cửa Lấp nối Bắc – Nam. Ngày 27/11/2019, Phú Quốc chính thức khởi cơng động thổ gói thầu số 1 dự án xây dựng cơng trình nâng cấp, mở rộng đường Dương Đơng – Cửa Cạn – Gành Dầu và xây dựng mới nhánh nối với đường trục Bắc – Nam.

Đẩy mạnh xây dựng, cải tạo các đường trục Bắc – Nam và đường vịng quanh đảo Phú Quốc đóng vai trị quan trọng trong lưu thơng liên vùng, đẩy mạnh giao thương và phát triển kinh tế, du lịch, xã hội. Các tuyến đường mở ra những hướng phát triển mới cho vùng đảo, thu hút người dân đến sinh sống, các nhà đầu tư, khách du lịch trong và ngồi nước.

Hệ thống đường hàng khơng:

Sân bay quốc tế Phú Quốc được xây dựng mới từ năm 2008 để thay thế Cảng hàng không Phú Quốc cũ. Từ 2/12/2012, sân bay mới đã được đưa vào hoạt động.

Cảng hàng không đầu tư xây dựng đạt tiêu chuẩn cấp 4E của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO), có đường hạ cất cánh 45m x 3.000m, đường lăn song song 23m x 3.000m, có hệ thống đường lăn tắt đáp ứng yêu cầu khai thác, đài kiểm sốt khơng

lưu, sân đậu máy bay có 6-8 vị trí đậu cho máy bay A320 - A321 vào giờ cao điểm với diện tích 60.000m2; nhà ga hành khách và đường vào nhà ga có diện tích 24.000 m2, cơng suất phục vụ 2,65 triệu khách/năm; có trang thiết bị điều hành chỉ huy bay và các hạng mục kỹ thuật khác. Tồn bộ phần móng của lăn hạ cánh dài 7.000m, rộng 60m. Theo quy hoạch đến 2030, cảng hàng khơng quốc tế Phú Quốc có khả năng tiếp nhận 20 máy bay trong giờ cao điểm, lượng hàng hóa qua cảng là 27.600 tấn/năm, công suất 7 triệu hành khách/năm, riêng giờ cao điểm có thể đón 3.500 người.

Hiện nay, tại cảng hàng khơng quốc tế Phú Quốc đang có các đường bay đi và đến do các hãng hàng không Vietnam Airlines, Vietjet Air, Pacific Airlines, Bamboo Airways, Vasco Airlines,… khai thác và hoạt động tại sân bay Phú Quốc, mở các đường bay nội địa và quốc tế tại đây. Du lịch Phú Quốc bằng đường hàng không đã trở nên dễ dàng hơn cho cả khách du lịch trong nước và quốc tế, các đường bay Cần Thơ, Hải Phòng, Hà Nội, Rạch Giá, thành phố Hồ Chí Minh khởi hành hàng ngày cịn đường bay Singapore, Nga khởi hành hàng tuần có khoảng từ 2 đến 6 chuyến/tuần khởi hành.

Hệ thống điện, nước: Hệ thống điện:

Ngày 5/2/2014, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) đầu tư tuyến cáp ngầm 110kV xuyên biển Hà Tiên - Phú Quốc, đây là tuyến cáp ngầm xuyên biển lớn nhất Đông Nam Á thời điểm ấy. Điều đặc biệt, đây cũng là dự án xây dựng cáp ngầm xuyên đại dương đầu tiên ở Việt Nam, tổng mức đầu tư hơn 2.300 tỉ đồng với điểm nhấn là gần 58km đường dây ngầm dưới lòng biển.

Theo EVN SPC, nhu cầu điện tại Phú Quốc những năm qua tăng trưởng rất nhanh, bình qn 35-40%/năm. Trong khi đó, tuyến cáp ngầm xuyên biển 110kV vận hành từ năm 2014 có cơng suất truyền tải tối đa là 131MVA. Như vậy, theo tính tốn của nhành điện nhu cầu công suất điện từ năm 2019 trở đi của huyện đảo Phú Quốc sẽ vượt quá khả năng cung cấp của tuyến cáp ngầm hiện nay. Năm 2020, nhu cầu điện dự kiến tăng lên công suất hơn 250 MW. Hiện EVN SPC đang khẩn trương thi công đường dây 220 kV Kiên Bình - Phú Quốc nhằm đáp ứng nhu cầu về điện của huyện đảo. Dự án này đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ sung vào quy hoạch phát triển điện lực quốc gia. Cơng trình có tổng chiều dài khoảng 80,536 km ĐD 220kV và 0,436km ĐD 110kV. Bên cạnh

đó, EVN SPC cịn đồng thời triển khai đầu tư xây dựng đường dây 110kV Phú Quốc - Nam Phú Quốc đồng bộ với cơng trình đường dây 220kV Kiên Bình - Phú Quốc. Tồn bộ đường dây này là đường dây hỗn hợp 4 mạch, gồm 2 mạch 220kV thuộc đường dây Kiên Bình - Phú Quốc và 2 mạch 110kV thuộc đường dây Phú Quốc - Nam Phú Quốc. Dự án đường dây 110kV Phú Quốc - Nam Phú Quốc có tổng mức đầu tư 597 tỷ đồng. Các dự án này cùng với cáp ngầm 110kV Hà Tiên – Phú Quốc hiện hữu sẽ bảo đảm khả năng cung cấp điện cho đảo Phú Quốc, đáp ứng đầy đủ về nguồn điện, nhằm tạo sự thay đổi và phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội tại các đảo, góp phần giữ vững an ninh quốc phịng cho vùng biển phía Nam.

Hệ thống nước:

Hiện nay, hai nhà máy nước tập trung lớn nhất trên đảo Phú Quốc là Nhà máy nước Dương Đông và nhà máy nước Vinpearl. Nhà máy nước Dương Đông công suất 23.000 m3/ngày nguồn từ hồ Dương Đơng dung tích 3,3 triệu m3, cung cấp nước cho 100% dân số ở thị trấn Dương Đông, một phần thị trấn An Thới và một phần khu vực Bãi Trường. Nhà máy nước khu du lịch Vinpeal Phú Quốc công suất 10.500 m3/ngày, cấp riêng cho chính khu du lịch Vinpearl, nguồn từ hồ cơng ty tự xây trong dự án.

Các điểm cấp nước chủ yếu dựa vào nước ngầm với trên 720 giếng, khoan sâu từ 10-50 m, cho hơn 75.000 người. Trạm cấp nước xã Cửa Cạn công suất 360 m3/ngày, cấp cho khoảng 1100 người tại khu vực trung tâm xã. Các khách sạn cũng sử dụng nước ngầm làm nguồn cấp nước chính với các giếng khoan sâu khoảng 50 - 70 m. Có rất nhiều hộ gia đình sử dụng giếng khoan, giếng đào để khai thác nước ngầm. Các giếng này thường sâu từ 15 - 30 m, về mùa mưa lượng nước khá dồi dào, nhưng mùa khô mực nước ngầm hạ đi nhanh chóng. Ở các đảo, người dân địa phương hầu hết phụ thuộc vào thiết bị bơm tay.

Nước ngầm và nước suối là nguồn nước chính cấp nước cho sản xuất tại Phú Quốc. Một số nơi cũng đã lắp đặt các hệ thống tưới cơ giới để giảm bớt sức lao động cũng như tiết kiệm nước tưới. Bên cạnh đó, nước mưa vừa là nguồn bổ cập nước cho nước ngầm, vừa là nguồn nước tưới tự nhiên cho sản xuất nông nghiệp.

Theo Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2030, xác định khu vực Phú Quốc sẽ xây dựng 5 hồ chứa nước cấp sinh hoạt là: hồ

Cửa Cạn 15 triệu m3, khả năng cấp nước tối đa khoảng 100.000 m3/ngày; hồ Rạch Cá: 2

triệu m3, khả năng cấp nước tối đa khoảng 12.000 m3/ngày; hồ Rạch Tràm 3 triệu m3, khả

năng cấp nước tối đa khoảng 20.000 m3/ngày; và hồ Suối Lớn 4 triệu m3, khả năng cấp

nước tối đa khoảng 27.000 m3/ngày. Ngồi ra, cần khuyến khích các hộ xây dựng các bể

chứa nước mưa quy mô lớn ngay tại các hộ, đảm bảo đủ cung cấp nước cho mùa khô.

2.2.5.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật:Cơ sở lưu trú: Cơ sở lưu trú:

Tính đến 6 tháng đầu năm 2019, Phú Quốc có tổng cơ sở lưu trú du lịch là 726 cơ sở với 22.654 phịng. Trong đó, 97 cơ sở được xếp hạng 1 sao, với 1.985 phòng; 49 cơ sở được xếp hạng 2 sao, với 1.754 phòng; 8 cơ sở được xếp hạng 3 sao, với 524 phòng; 9 cơ sở được xếp hạng 4 sao, với 1.218 phòng và 10 cơ sở được xếp hạng 5 sao với 6.861 phòng; còn lại là nhà nghỉ và các loại hình cơ sở lưu trú khác. Về đầu tư du lịch, Phú Quốc có 256 dự án đầu tư du lịch, với quy mô 9.704 ha và tổng vốn đầu tư đăng ký 327.395 tỷ đồng. Trong đó 178 dự án được cấp chứng nhận đầu tư với quy mô 5.062 ha và tổng vốn đầu tư ước 187.822 tỷ đồng; 38 dự án đang triển khai xây dựng với quy mô 3.525 ha và tổng vốn đầu tư ước 127.867 tỷ đồng; 40 dự án đi vào hoạt động với quy mô 1.117 ha và tổng vốn đầu tư ước 11.707 tỷ đồng. Hiện các thương hiệu nổi tiếng thế giới như InterContinental, Hyatt, Movenpick, Pullman, Novotel, JW Marriott, Melia... đều đã có mặt tại Phú Quốc. Điều đó khơng chỉ chứng tỏ tiềm năng lĩnh vực du lịch của đảo ngọc mà còn định vị thương hiệu nghỉ dưỡng biển hạng sang nơi đây ở một tầm cao mới.

Cơ sở ăn uống:

Tại Phú Quốc có các nhà hàng đặc sắc đạt tiêu chuẩn quốc tế: Azuma - ẩm thực Nhật Bản, Bamboo & Bách Giai - ẩm thực Trung Hoa, Atlantis - ẩm thực Ý, Fusion - ẩm thực Châu Âu,…

Ngồi ra cịn có một số nhà hàng chuyên phục vụ khách đoàn: Thiên Thanh, Tre Xanh, Lộc Phát, Thanh Trà, Thủy Tiên Phú Quốc,…

Các khu thể thao, vui chơi giải trí, mua sắm:

Nhờ đẩy mạnh thu hút đầu tư, nhiều dự án dịch vụ du lịch được xây dựng đưa vào khai thác, sử dụng, nhiều khu vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế được đưa vào phục vụ du khách như:

Vinwonders Phú Quốc, nằm ở phía Bắc đảo Phú Quốc. Khu vui chơi ngoài trời bao gồm cơng viên nước cùng các trị chơi cảm giác mạnh luôn là lựa chọn hàng đầu

Một phần của tài liệu Quản trị dịch vụ, du lịch và lữ hành đánh giá tiềm năng và giải pháp phát triển du lịch biển, đảo thành phố phú quốc (Trang 37)