Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

Một phần của tài liệu Quản trị dịch vụ, du lịch và lữ hành đánh giá tiềm năng và giải pháp phát triển du lịch biển, đảo thành phố phú quốc (Trang 49 - 53)

4. Bố cục của báo cáo

3.3. Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

Một trong những yếu tố sống còn của ngành du lịch đó là mơi trường. Ở đây, chúng ta nhìn nhận dưới 2 góc độ là các loại chất thải và mức độ khai thác tài nguyên du lịch:

Công tác thu gom và xử lý chất thải: đẩy mạnh công tác thu gom và xử lý chất thải tại các điểm du lịch, các khu dân cư và khu sản xuất tại các địa bàn có hoạt động du lịch bằng nhiều biện pháp: đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý rác thải, nước thải để hạn chế thải ra môi trường ở mức thấp nhất. Đặc biệt phải có các thiết bị hỗ trợ và tăng cường đội ngũ lao động làm công tác vệ sinh, thu gom chất thải tại các điểm du lịch, có quy định về nhiệm vụ và khu vực rõ ràng cho từng nhân viên. Cùng với đó là lực lượng chun làm cơng tác quản lý vấn đề vệ sinh và xử phạt vi phạm môi trường tại các điểm du lịch.

Thường xuyên kiểm tra đánh giá chất lượng môi trường tại các điểm du lịch để kịp thời phát hiện những nguy cơ ô nhiễm và những hoạt động du lịch xâm phạm đến môi trường nhằm chấn chỉnh, xử lý và khắc phục kịp thời.

Công tác bảo vệ tài nguyên: một trong những nét hấp dẫn của du lịch biển, đảo Kiên Giang đó là nét trong lành, hoang sơ và đa dạng của tự nhiên. Nếu đánh mất đi các dạng cảnh quan, tàn phá các hệ sinh thái sẽ làm cho môi trường du lịch mất đi sức hấp dẫn tạo ra nguy cơ phát triển thiếu bền vững trong tương lai. Vì vậy, giữ gìn và phát huy những giá trị tự nhiên là yếu tố sống còn để giúp du lịch biển, đảo Kiên Giang phát triển và khẳng định thương hiệu.

Chính vì lẽ đó, chúng ta cần phải xác định hướng phát triển của du lịch biển, đảo phải là du lịch xanh và có trách nhiệm phát triển du lịch nhưng phải hắn với mục tiêu phát triển bền vững, giữ gìn và tơn tạo các giá trị tài ngun du lịch hiện có thơng qua các khẩu hiệu, chủ đề và chương trình hành động cụ thể.

Bên cạnh lợi ích kinh doanh du lịch, chúng ta phải đảm bảo lợi ích mơi trường và các yếu tố sinh thái cảnh quan du lịch khi thực hiện các dự án đầu tư, quy hoạch phát triển du lịch, không gian đô thị biển, đảo. Ưu tiên cho các dự án du lịch có các thiết kế, cơng nghệ thân thiện với môi trường.

Kiên quyết khắc phục và xử lý những hoạt động làm xâm hại đến các thành phần tự nhiên: khai thác rừng bừa bãi, săn bắn thú hoang trái phép, khai thác hải sản gần bờ

bằng các thiết bị cấm, sử dụng mìn, chất độc để khai thác hải sản, tận diệt các lồi san hơ, động vật quý hiếm,…

Có các khẩu hiệu tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch, song song đó là các quy định xử phạt hành chính cụ thể tại các điểm du lịch đối với các hành vi làm ô nhiễm và xâm phạm cảnh quan tài nguyên du lịch: tàn phá cây xanh, vứt rác bừa bãi, khắc – viết – vẽ bậy trên các di tích văn hóa, cây xanh, cơng trình cơng cộng,…

Có các chiến lược phát triển du lịch lâu dài, để ứng phó với tình trạng nước biển dâng và các tác động xấu của biến đổi khí hậu. Nhằm đảm bảo sự phát triển nhanh và bền vững cho loại hình du lịch biển, đảo trong tương lai.

Tiểu kết chương 3

Để đảm bảo du lịch phát triển bền vững và đúng hướng, phát huy tối đa các tiềm năng, cần tập trung vào các nhóm giải pháp cụ thể đã được đề ra:

- Đẩy mạnh quảng bá du lịch - Phát triển nguồn nhân lực

KẾT LUẬN

Thông qua kết quả nội dung của báo cáo “Đánh giá tiềm năng và giải pháp phát triển du lịch biển, đảo Thành phố Phú Quốc” có thể rút ra một số kết luận cơ bản sau:

- Du lịch biển, đảo đang là xu hướng phát triển chủ yếu của ngành du lịch khu vực và Việt Nam.

- Ở Phú Quốc, phát triển du lịch biển, đảo ngoài ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển của bản thân ngành du lịch cịn có ý nghĩa tích cực về mặt kinh tế - xã hội và môi trường cụ thể là:

+ Du lịch biển, đảo thúc đẩy sự phát triển của ngành kinh tế biển + Góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội vùng biển, đảo thông qua đầu tư cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật.

+ Tạo công ăn việc làm và tăng thêm thu nhập, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân địa phương

+ Tái tạo và nâng cao giá trị tự nhiên, giá trị nhân nhân văn trên các địa bàn du lịch biển, góp phần bảo vệ mơi trường

- Trên cơ sở lý thuyết phát triển du lịch biển, đảo vận dụng cụ thể vào địa bàn Thành phố Phú Quốc, báo cáo đã làm rõ một số vấn đề cụ thể:

+ Đánh giá được tiềm năng đối với sự phát triển của loại hình du lịch biển, đảo Thành phố Phú Quốc

+ Phân tích được hiện trạng phát triển của loại hình du lịch biển, đảo. Thấy được khó khăn, hạn chế về điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật đối với phát triển du lịch biển, đảo

+ Cuối cùng, báo cáo đã tập trung đưa ra các giải pháp phát triển cụ thể áp dụng vào Thành phố Phú Quốc nhằm phát triển tốt hơn các loại hình du lịch trong tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trương Minh Chuẩn, (2009), “Nghiên cứu đặc điểm tài nguyên – môi trường và cảnh quan địa lý trong việc phát triển bền vững du lịch sinh thái trên Phú Quốc tỉnh Kiên Giang”, luận án tiến sĩ môi trường, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

2. Quyết định 178/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ 4/10/2004 về việc “Phê duyệt đề án tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020”.

3. Trầm Công Khanh, “Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang", luận văn thạc sĩ địa lý học, Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.

4. Bùi Thị Hải Yến, (2007), “Tài nguyên du lịch”, Nxb Giáo Dục. 5. www.kiengiang.gov.vn

Một phần của tài liệu Quản trị dịch vụ, du lịch và lữ hành đánh giá tiềm năng và giải pháp phát triển du lịch biển, đảo thành phố phú quốc (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)