Nội dung quản lý nhằm phát triển năng lực sáng tạo cho đội ngũ giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động phát triển năng lực sáng tạo cho đội ngũ giáo viên trường trung học cơ sở trần đăng ninh tỉnh nam định (Trang 33 - 46)

1.3. Quản lý, biện pháp quản lý phát triển năng lực sáng tạo giáo viên

1.3.3. Nội dung quản lý nhằm phát triển năng lực sáng tạo cho đội ngũ giáo

tạo cho đội ngũ giáo viên.

Trƣớc hết bản thân ngƣời quản lý phải là những ngƣời có phẩm chất năng lực của một ngƣời sáng tạo- tức là họ phải là một giáo viên có năng lực sáng tạo và một nhà lãnh đạo sáng tạo

Ngƣời lãnh đạo sáng tạo cần phải có những phẩm chất năng lực nào ?

- Họ viễn cảnh và biết cách tuyên truyền, làm cho ngƣời khác nhìn thấy viễn cảnh để họ cùng thực hiện.

- Cởi mở với các ý tƣởng mới, đánh giá chúng trƣớc khi thực hiện

- Biết đƣợc các nguồn lực ( nhân lực, kinh tế,xã hội ) để giải quyết vấn đề.

- Thiết kế, khám phá và đổi mới - Tạo sự thay đổi trong tổ chức - Mạo hiểm

- Có tƣ duy chiến lƣợc

Ngƣời lãnh đạo sáng tạo sẽ biết cách xây dƣng mơi trƣờng nhà trƣờng tích cực , khuyến khích dạy và học sáng tạo.

1.3.3. Nội dung quản lý nhằm phát triển năng lực sáng tạo cho đội ngũ giáo viên giáo viên

1.3.3.1. Biện pháp đào tạo, bồi dưỡng sự sáng tạo của cá nhân, đội ngũ

Ngoài việc tuyển dụng từ bên ngoài ( nguồn sinh viên tài năng+ giáo viên tài năng từ các nơi khác đến ) thì cần phát hiện các tài năng ngay trong nhà trƣờng và nuôi dƣỡng đào tạo họ. Sớm phát hiện ra ngƣời đồng nghĩa với việc sớm thúc đẩy sự phát triển của họ.

- Khi họ đã đến với nhà trƣờng cần chào đón ngay từ ngày đầu tiên, cởi mở và trân trọng họ, tránh có thái độ lạnh lùng, xa lánh.

- Định hƣớng ; giúp giáo viên , nhân viên mới tìm hiểu các kĩ năng, thơng tin về nhà trƣờng, các chính sách, quy định làm việc...

- Hỗ trợ tạo sự hịa nhập bằng các gắn kết cơng việc, các sinh hoạt tập thể

- Tạo môi trƣờng và điều kiện làm việc: trang bị máy móc thiết bị. nơi làm việc, tạo bầu khơng khí tự do...

- Phát triển giáo viên thành giáo viên đầu đàn hoặc thăng cấp quản lý. - Đánh giá dựa trên chất lƣợng thực hiện cơng việc và có khen thƣởng

xứng đáng ( vật chất + tinh thần ).

Đối với quá trình đào tạo sƣ phạm thì sáng tạo phải là thành phần thứ 3 trong 4 thành phần của quá trình dạy học gồm : kiến thức, kinh nghiệm, sáng tạo và thái độ ( Trung tâm thông tin khoa học giáo dục 1994 ). Nếu các trƣờng sƣ phạm chỉ trang bị cho học sinh viên những kĩ năng, kĩ xảo dƣới dạng cho sẵn theo những khn mẫu đã biết thì khơng thể hình thành cho các em năng lực sáng tạo nói chung và có năng lực sáng tạo trong lĩnh vực sƣ phạm, giáo dục.

Sơ đồ đào tạo giáo viên sáng tạo

Những yếu tố chính của q trình đào tạo giáo viên sáng tạo đƣợc sơ đồ hóa nhƣ sau :

→ →

Điều 80 Luật Giáo dục (2005) quy định về bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ nhƣ sau :

“ Nhà nƣớc có chính sách bồi dƣỡng Nhà giáo về chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao trình độ và chuẩn hóa nhà giáo”

Trong xu thế phát triển của xã hội hiện đại, khoa học công nghệ phát triển nhƣ vũ bão thì việc bồi dƣỡng chun mơn nghiệp vụ theohƣớng tiếp cận, cập nhật tri thức mới góp phần hồn thiện năng lực cá nhân cũng nhƣ

Đầu vào Kiến thức, thơng tin, kinh nghiệm Q trình Cảm xúc, tƣ duy, tƣởng tƣợng Đầu ra Ý tƣởng sáng tạo trong dạy học

năng lực sáng tạo của cá nhân ngày càng trở thành nhu cầu bức thiết và cần đƣợc quan tâm đúng mức. Cái tài của nhà quản lý trƣớc hết phải thể hiện cho các nhân viên của mình thấy đƣợc chìa khóa của sự sáng tạo nằm ở đâu. Trong danh sách 10 chìa khóa hàng đầu để phát triển năng lực sáng tạo cá

nhân do tổ chức Coachville đề xuất (xem

http://www.topten.org/content/tt.AG74.htm), điều tin rằng mình là ngƣời sáng tạo đƣợc xem là chìa khóa quan trọng số một. Chín chìa khóa tiếp theo là: hãy mở rộng những điều mà mình quan tâm để có thêm nhiều nhận thức mới, kinh nghiệm mới; hãy thu thập thêm nhiều rung cảm, ấn tƣợng, nhiều thông tin thới chuẩn bị cho sáng tạo; hãy tìm kiếm các mối quan hệ liên kết, kể cả các mối liên hệ ít ngờ nhất; từ bỏ những thói quen thƣờng ngăn cản ta đến với những điều mới; tạo cho mình một mơi trƣờng thoải mái theo sở thích; bố trí thời gian thuận tiện cho mọi hoạt động, có nghỉ ngơi thƣ giãn, có suy nghĩ, nhớ rằng có những qng thời gian dài khơng nghĩ đƣợc gì, nhƣng cũng có thể có những "năm phút" làm nên sự khác biệt; cần có đức kiên trì; mở rộng mọi giác quan để tiếp nhận mọi tri thức trực giác; và cuối cùng là biết quên đi nhiều điều mà mình đã biết để ln có một trí tuệ ngun lành với đơi mắt tƣơi sáng.

Nhà quản lý , để có thể phát triển năng lực sáng tạo của giáo viên thì việc cần làm đầu tiên trong lộ trình quản lý chính là nghiên cứu các văn bản để xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng, nâng cao nhận thức, hiểu biết cho đội ngũ giáo viên, tìm hiểu đối tƣợng, khảo sát trình độ để xác định nhu cầu, nội dung bồi dƣỡng, bao gồm những nội dung lớn sau đây :

* Bồi dƣỡng kiến thức, hiểu biết về phẩm chất chính trị, đạo đức :

Nghĩa là nhà quản lý cần cung cấp đầy đủ các văn bản chủ trƣơng, chính sách, quyết định, nghị định, chỉ thị, thông tƣ...của Đảng, Nhà nƣớc, ngành và các cơ quan liên quan để giáo viên nghiên cứu, tổ chức các chuyên đề, các hoạt động bồi dƣỡng nâng cao nhận thức chính trị và đạo đức.

Năng lực sƣ phạm là khả năng thực hiện các hoạt động dạy học và giáo dục để có hiệu quả chất lƣợng cao, đƣợc hình thành trên cơ sở những phẩm chất, kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo của ngƣời giáo viên.. Để làm đƣợc điều này, nhà quản lý cần đặc biệt quan tâm xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ chun mơn, bố trí cho giáo viên tham gia các lớp, các khóa đào tọa : cao học, lí luận chính trị, tin học, ngoại ngữ..đồng thời tạo điều kiện cho giáo viên trẻ có năng lực tham gia nghiên cứu khoa học , coi đây là một trong các yêu cầu bắt buộc đối với giáo viên, từ đó tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhà trƣờng.

* Bồi dƣỡng, nâng cao năng lực dạy học:

- Năng lực chẩn đoán nhu cầu đặc điểm đối tƣợng ; Ngƣời giáo viên phải biết đƣợc năng lực , nhu cầu tình cảm cảu học sinh mình dạy để có phƣơng pháp dạy học phù hợp

- Bồi dƣỡng tri thức và khả năng hiểu biết : Ngƣời giáo viên không chỉ có chun mơn vững vàng mà cịn có kiến thức, hiểu biết phong phú trên nhiều lĩnh vực. Muốn thế, mỗi ngƣời thầy phải không ngừng tự học, tự bồi dƣỡng thƣờng xuyên theo dõi các thông tin, thời sự, ln tạo cho mình vốn kiến thức mới, hiện đại. Chỉ nhƣ thế mới có thể nâng cao đƣợc năng lực chuyên mơn, hồn thiện bản thân.

- Bồi dƣỡng kĩ năng dạy học trên lớp : Soạn giáo án trƣớc khi lên lớp là yếu tố cần, thực hiện tiết dạy là điều kiện đủ để nâng cao năng lực giảng dạy của giáo viên. Ngƣời giáo viên cần phải hiểu và vận dụng có hiệu quả các phƣơng pháp dạy, kĩ năng sử dụng các phƣơng tiện dạy học , nhất là các phƣơng tiện kĩ thuật hiện đại. Muốn vậy, nhà quản lý phải thƣờng xuyên tiếp xúc, trao đổi kinh nghiệm , hƣớng dẫn giáo viên thực hiện quy chế chuyên môn thông qua các tổ trƣởng chuyên mơn, có trách nhiệm dự giờ, tham gia hội thao giảng, thi giáo viên giỏi...kiểm tra đánh giá khả năng thực hiện của giáo viên, tổ chức trao đổi góp ý rút kinh nghiệm giờ dạy nhằm nâng cao năng lực giảng dạy.

1.3.3.2. Nâng cao nhận thức và hiểu biết cho đối tượng về sáng tạo, nội dung, phương pháp sáng tạo

Sahlberg ( 2009 ) đã chỉ ra , yêu cầu đối với phát triển năng lực sáng tạo và phát minh không xuất hiện tự thân trong nền giáo dục mà đó là địi hỏi khách quan của sự phát triển của khoa học kĩ thuật, của nền kinh tế sáng tạo toàn cầu làm nảy sinh những địi hỏi phải thay đổi để thích ứng. Ơng cũng cho rằng tất cả các nền giáo dục của các quốc gia đều phải dựa trên hai mơ hình phát triển ; mơ hình kinh tế và mơ hình trí tuệ. Hai mơ hình này liên quan chặt chẽ với nhau, nhƣng hiện nay mơ hình kinh tế đã dần lỗi thời và mơ hình trí tuệ thì khơng cịn đáp ứng đƣợc nhu cầu ứng phó với sự bất ổn của thế giới và sự chuyển dịch của loài ngƣời sang nền kinh tế mà sự sáng tạo, phát minh là động lực chính của sự phát triển. Nền kinh tế của xã hội đó địi hỏi có một tầng lớp giai cấp lao động mới, sáng tạo và điều này, đòi hỏi phải đổi mới hệ thống giáo dục. Mục tiêu , nội dung, chƣơng trình, phƣơng pháp đánh giá và các điều kiện giáo dục phải đổi mới, là một nền giáo dục sáng tạo.

Sáng tạo và kĩ năng sáng tạo vừa là mục tiêu, vừa là nội dung giáo dục đƣợc giảng dạy bằng các phƣơng pháp sáng tạo, đƣợc phát triển bởi các công cụ sáng tạo trong thế kỉ XXI tại nhiều nƣớc trên thế giới.

Giáo viên cần có các kĩ năng dạy học để phát triển sự sáng tạo cho học sinh. Có sự khác biệt giữa kĩ năng dạy học sáng tạo và kĩ năng dạy học để phát triển sự sáng tạo. Dạy học sáng tạo là sử dụng các phƣơng pháp tiếp cận giàu tƣởng tƣợng để làm cho quá trình học tập trở nên thú vị và có hiệu quả. Dạy học để phát triển sự sáng tạo là các hình thức dạy học có mục đích phát triển tƣ duy và hành vi sáng tạo của ngƣời học. Trong dạy học phát triển sự sáng tạo có dạy học sáng tạo. Học sinh sẽ phát triển đƣợc tiềm năng sáng tạo khi chính bản thân giáo viên là những ngƣời sáng tạo. Dạy học phát triển sự sáng tạo có các đặc trƣng sau :

- Làm cho ngƣời học tin tƣởng rằng họ có năng lực sáng tạo - Hiểu đƣợc các năng lực sáng tạo của ngƣời học.

- Phát triển một số tiềm năng sáng tạo của học sinh( tò mò, tƣởng tƣợng, cung cấp hiểu biết về các lĩnh vực khoa học và phát triern kĩ năng sáng tạo cho học sinh, tạo cơ hội cho học sinh khám phá sự thật, phát triển sự sáng tạo...)

Giáo viên sử dụng các phƣơng pháp dạy học sáng tạo trong quá trình thực hiện chƣơng trình nhƣ sau :

+ Trong lĩnh vực nghệ thuật :(văn học, âm nhạc, hội họa, múa, kịch..)dạy học sinh viết, đọc sáng tạo, sáng tạo các điệu nhảy mới, động tác múa hay lời thoại mới trong vở kịch, vẽ theo tƣởng tƣợng...

+ Trong lĩnh vực khoa học tự nhiên ( tốn, lí, hóa sinh...) giải bài tốn bằng nhiều cách, tìm lời giải tối ƣu, tìm hiểu các phát minh mới trong lĩnh vực sinh học, hóa học hay vật lí.

+ Trong lĩnh vực cơng nghệ : sử dụng công nghệ để sáng tạo. Giáo viên và nhà trƣờng tạo điều kiện để học sinh tìm hiểu các phát minh cơng nghệ, sử dụng công nghệ thông tin vào các sáng tạo nghệ thuật hay các thí nghiệm vật lý, hóa học...

+ Trong lĩnh vực khoa học xã hội : (sử, địa, chính trị, giáo dục cơng dân) giáo viên giúp học sinh tìm hiểu lịch sử các phát minh, sáng chế, cung cấp các kiến thức lịch sử, địa lý, kinh tế, chính trị làm nền tảng cho các hoạt động sáng tạo và sáng nghiệp.

+ Dành thời gian cho trẻ sáng tạo cung cấp kiến thức, giúp trẻ khám phá và trải nghiệm, hình thành và hồn thiện ý tƣởng và cần nhẫn nại.

* Bồi dƣỡng giáo viên các phƣơng pháp sáng tạo để vận dụng vào quá trình sáng tạo và dạy học giúp học sinh phát triển sự sáng tạo.

Cần phải khẳng định rằng muốn một cá nhân, một nhóm hay một tổ chức sáng tạo thì cá nhân hay tổ chức đó phải có các kĩ năng sáng tạo, chính xác hơn là biết cách sử dụng các phƣơng pháp và kĩ thuật sáng tạo. Sử dụng các phƣơng pháp sáng tạo sau đây để trở thành một ngƣời có các kĩ năng sáng tạo.

- Kĩ thuật tƣ duy sáng tạo SCAMRER: SCAMER là từ viết tắt của 8 kĩ thuật tƣ duy sáng tạo để tìm ra các giải pháp giải quyết vấn đề.

- Staurbursting ( Ngôi sao 6 cánh): đây là kĩ thuật dùng ngôi sao sáu cánh ở mà ở giữa là một ý tƣởng đƣợc đƣa ra. 6 cánh là 5W +1H và ngƣời ta sẽ đặt câu hỏi cho 5 W và 1 H này để tìm ta những giải pháp, ý tƣởng sáng tạo. - Tƣ duy khác thƣờng: đó là một q trình tƣ duy tự do, có hệ thống và sáng tạo với sự nhìn nhận một sự vật, một vấn đề từ các khía cạnh, góc đọ khác nhau.

- Sáng tạo nhóm : Có 9 nguyên tắc tổ chức hoạt động nhóm sáng tạo.

_ Tấn công não : Phƣơng pháp này dạy cách làm thế nào để mỗi cá nhân đều đƣa ra ý tƣởng của mình. Ngƣời lãnh đạo, giáo viên hay là một sáng nghiệp đều cần phƣơng pháp này và cùng với phƣơng pháp làm việc nhóm để khơi gợi ý tƣởng từ nhân viên và học sinh của mình.

- Sơ đồ tƣ duy : sơ đồ tƣ duy đƣợc sử dụng để đƣa ra ý tƣởng, thiết lập các bƣớc thực hiện và dự kiến kết quả.

- Giải quyết vấn đề : có 6 bƣớc để phát hiện và giải quyết vấn đề. - Hợp tác để sáng tạo : hợp tác nên sức mạnh để sáng tạo.

- Trò chơi : Sử dụng các loại trò chơi giáo dục để phát triển khả năng sáng tạo của học sinh.

- Đóng vai, diễn kịch: cho phép học sinh sáng tạo cách thể hiện tính cách nhân vật, trang phục, ngơn ngữ.

- Dạy học tƣơng tác : Tạo điều kiện để học sinh tƣơng tác, làm việc cùng nhau để phát triển các ý tƣởng sáng tạo.

- Tìm kiếm , xử lý và sử dụng các thông tin để sáng tạo : khơng có thơng tin khơng có sáng tạo.

- Dạy học bằng dự án : Là hình thức dạy học cho phép học sinh phát triển các ý tƣởng một cách tự do hay thực nghiệm những ý tƣởng khoa học.

* Bồi dƣỡng các phƣơng pháp tạo dựng môi trƣờng dạy học sáng tạo trong trƣờng học :

Trong nhà trƣờng sáng tạo thì phải có ngƣời lãnh đạo sáng tạo, các giáo viên sáng tạo và học sinh sáng tạo. Nhà trƣờng sáng tạo sẽ coi trọng chất lƣợng giáo dục, uy tín và hình ảnh tƣơi mới của mình trong xã hội, có các sáng kiến dạy học và giáo dục có tác dụng lớn đối với sự phát triển của học sinh , giáo viên và làm lợi cho xã hội, là nơi khởi nguồn cho việc ứng dụng các sáng kiến dạy học nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục. Nhà trƣờng sáng tạo luôn hƣớng tới tƣơng lai, hội nhập với nền giáo dục thế giới, đào tạo các cơng dân có năng lực tồn cầu, có năng lực cạnh tranh và hợp tác.

Trong môi trƣờng ấy, giáo viên sáng tạo và lãnh đạo sáng tạo là những ngƣời mang các đặc tính của một cá nhân sáng tạo và có các phẩm chất năng lực sáng tạo chuyên môn.

* Bồi dƣỡng các phƣơng pháp đánh giá sự sáng tạo của học sinh :

Mơ hình WICS đánh giá năng lực thế kỉ 21 của học sinh ( đƣợc viết tắt từ các từ Wisdom, Intelligence, Crevativity, Synthesizd nghĩa là sự thơng thái, trí thơng minh, sự sáng tạo, khả năng tổng hợp – Strenberg 2003). Mơ hình này sử dụng để đánh giá các loại năng lực khác nhau , cụ thể nhƣ sau :

- Có viễn cảnh sáng tạo về việc bản thân sẽ làm cho thế giới tốt đẹp hơn nhƣ thế nào khơng chỉ cho bản thân mà cho gia đìnhm bạn bè và những ngƣời khác.

- Có các kĩ năng trí tuệ để giải thích viễn cảnh của mình cho ngƣời khác hiểu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động phát triển năng lực sáng tạo cho đội ngũ giáo viên trường trung học cơ sở trần đăng ninh tỉnh nam định (Trang 33 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)