Đặc điểm tình hình thành phố Nam Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động phát triển năng lực sáng tạo cho đội ngũ giáo viên trường trung học cơ sở trần đăng ninh tỉnh nam định (Trang 46)

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Nam Định nằm ở phía Bắc của tỉnh Nam Định, phía bắc, đơng bắc giáp tỉnh Thái Bình, phía tây bắc giáp huyện Mỹ Lộc, phía tây nam giáp huyện Vụ Bản, phía đơng nam giáp huyện Nam Trực.thuộc trung tâm khu vực phía Nam đồng bằng sơng Hồng, trải dài hai bên bờ sơng Đào, có tiềm năng phát triển đa dạng.

Thành phố Nam Định cách Thủ đô Hà Nội 90 km về phía đơng nam, cách thành phố Thái Bình - Tỉnh Thái Bình 18 km và cách thành phố Cảng Hải Phịng 90 km về phía đơng bắc, cách thành phố Ninh Bình - tỉnh Ninh Bình 28 km về phía tây nam.

Là trung tâm kinh tế, chính trị văn hóa của tỉnh Nam Định, có vị trí quan trọng và thuận lợi của vùng tam giác kinh tế nơi tiếp giáp với nhiều đầu mối giao thơng trong và ngồi tỉnh, thành phố nằm trong vùng ảnh hƣởng của địa bàn kinh tế trọng điểm các tỉnh phía Bắc gồm: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hƣng Yên, Hải Dƣơng, Hải Phòng và Quảng Ninh

2.1.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội

Thành phố Nam Định là một đơ thị có từ thế kỷ thứ XIII. Ngày 17 tháng 10 năm 1921, tồn quyền Đơng Dƣơng đã ra Nghị định thành lập thành phố Nam Định. Trong q trình phát triển, thành phố từng là đơ thị lớn thứ 3 miền Bắc sau thủ đô Hà Nội và thành phố Hải Phòng. Là thành phố giàu truyền thống cách mạng, văn hiến, quê hƣơng của vƣơng triều Trần có gần hai thế kỷ lừng danh oanh liệt.

Ngày 01 tháng 7 năm 1954, thành phố Nam Định là thành phố đầu tiên trong cả nƣớc đƣợc hồn tồn giải phóng, mở đầu trang sử mới. Từ năm 1954 đến năm 1990, thành phố tập trung khắc phục hậu quả hai cuộc chiến tranh bằng không quân của đế quốc Mỹ, và khôi phục phát triển kinh tế xã hội. Năm 1976, thành phố đƣợc Nhà nƣớc tặng danh hiệu Anh hùng lực lƣợng vũ trang.

Từ năm 1991 đến năm 2000, thành phố Nam Đinh đã tạo cho mình một hƣớng đi tƣơng đối tồn diện và có mặt phát triển bền vững. Trải qua nhiều lần sát nhập chia tách tỉnh, thành phố Nam Định luôn đƣợc xác định là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa – khoa học kỹ thuật của tỉnh, đóng vai trị trung tâm khu vực, có tầm ảnh hƣởng quan trọng tới sự phát triển của vùng Nam đồng bằng sông Hồng.

2.1.1.3. Giáo dục :

. Nam Định đựơc coi là đất học, với thành tích giáo dục ở ví trí hàng đầu cả nƣớc. Thành phố Nam Định cũng tập trung nhiều cơ sở đào tạo chất lƣợng, với đội ngũ tri thức lành nghề. Ngƣời Nam Định đặc biệt coi trọng vai trò của giáo dục, họ thƣờng làm lụng vất vả để dành tiền nuôi con cái họ học hành cho đến nơi đến chốn.

Đƣợc sự quan tâm, đầu tƣ của Thành ủy- HĐND- UBND thành phố, của Sở GD-ĐT tỉnh Nam Định, hơn 2000 cán bộ, giáo viên, nhân viên của ngành GD-ĐT thành phố đang đƣợc công tác và giảng dạy ở CSVC khang trang, đảm bảo phục vụ thiết thực công tác dạy và học của 33 trƣờng Mầm non (trong đó có 2 trƣờng Mầm non tƣ thục), 21 trƣờng Tiểu học và 18 trƣờng THCS. Hiện tại, tồn thành phố đã có 28 trƣờng đạt chuẩn Quốc gia, trong đó có 6 trƣờng Mầm non, 14 trƣờng Tiểu học (5 trƣờng Tiểu học đạt chuẩn mức độ 2) và 8 trƣờng THCS. Tính đến giữa năm học 2013-2014, tồn thành phố đã có 5 trƣờng THCS, 6 trƣờng Tiểu học đƣợc UBND tỉnh Nam Định công nhận đạt chuẩn cấp độ 3 và 1 trƣờng Tiểu học đƣợc Sở GD-ĐT công nhận đạt chuẩn cấp độ 2 về kiểm định chất lƣợng giáo dục.

2.1.2. Sơ lược sự hình thành và phát triển của trường THCS Trần Đăng Nnh- TP Nam Định

Tiền thân của trƣờng THCS Trần Đăng Ninh là trƣờng trung học Nguyễn Khuyến ( phố Bến Củi), đƣợc thành lập năm 1950 trong vùng địch tạm chiếm. Từ năm 1950-1954 trƣờng nằm trên phố Bến củi cũ nay là địa điểm trƣờng Tiểu học Trần Phú, phố Ngô Quyền. Năm học 1956-1957 trƣờng rời về địa điểm khu Nhà Chung phố Nguyễn Du. Trƣờng đƣợc mang tên ngƣời chiến sĩ cách mạng Trần Đăng Ninh từ năm học 1960-1961. Năm 1960 - thời kỳ cả miền Bắc vừa thoát khỏi chiến tranh và đang bắt tay vào kiến thiết lại đất nƣớc - trƣờng THCS Trần Đăng Ninh ra đời mang trong mình trọng trách đào tạo, bồi dƣỡng các thế hệ học sinh để cung cấp nguồn lực xây dựng đất nƣớc mai sau. Năm 1965, trƣờng sơ tán về xã Mỹ Trung- Mỹ Lộc. Năm 1970, trƣờng hồi cƣ về thành phố Nam Định tại 39 Nguyễn Du. Từ năm học 1992-1993 đến năm học 1996-1997, trƣờng mang tên Trƣờng THCS chuyên Trần Đăng Ninh. Từ năm học 2012-2013, trƣờng đƣợc chuyển tới khu Đông- Đông Mạc, phƣờng Hạ Long. Hơn 50 năm kể từ ngày thành lập, Trƣờng THCS Trần Đăng Ninh liên tục là trƣờng tiên tiến xuất sắc cấp thành phố và cấp tỉnh. Nếu giáo dục tỉnh Nam Định có 16 năm dẫn đầu cả nƣớc thì trƣờng THCS Trần Đăng Ninh - một trƣờng trọng điểm của tỉnh Nam Định - đã góp phần khơng nhỏ vào thành tích đó: gần 12.000 học sinh giỏi cấp tỉnh, trong đó hơn 500 em đạt giải quốc gia, gần 50 em đƣợc chọn đi thi học sinh giỏi quốc tế và đoạt 14 Huy chƣơng Vàng, Bạc. Nhà trƣờng là nguồn học sinh cho trƣờng THPT chuyên Lê Hồng Phong và các trƣờng chuyên của ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQuốc gia Hà Nội ) và ĐH Sƣ phạm Hà Nội.

Chức năng, nhiệm vụ của nhà trƣờng là đào tạo và giáo dục toàn diện học sinh theo chức năng và nhiệm vụ của trƣờng trung học cơ sở theo quy định của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Nam Định, phòng GD&ĐT thành phố Nam Định. Bên cạnh đó, nhà trƣờng đƣợc giao nhiệm vụ đào tạo học sinh

giỏi tạo nguồn cho trƣờng THPT chuyên Lê Hồng Phong và các khối lớp chuyên của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2.1.3. Quy mô, chất lượng đào tạo của trường THCS Trần Đăng Ninh- TP Nam Định

2.1.3.1. Quy mô đào tạo

Bảng 2.1. Quy mô về học sinh trường THCS Trần Đăng Ninh từ 2010- 2015

Năm học Số lớp

Số học sinh

Khối 6 Khối7 Khối 8 Khối 9

Số lớp Số HS Số lớp Số HS Số lớp Số HS Số lớp Số HS 2010-2011 28 1262 7 239 7 284 7 374 7 365 2011-2012 29 1149 8 250 7 251 7 287 7 361 2012- 2013 30 1077 8 277 8 262 7 253 7 285 2013-2014 31 1040 9 321 8 301 7 266 7 252 2014-2015 33 1224 9 321 9 338 8 301 7 264

( Nguồn : trường THCS Trần Đăng Ninh – TP Nam Định )

Nhìn vào bảng biểu trên có thể thấy quy mơ đào tạo của nhà trƣờng ngày càng tăng dần về số lƣợng. Ngun nhân ở đây chính là vì nhà trƣờng đƣợc đánh giá là trƣờng THCS có chất lƣợng cao hàng đầu trong khối THCS không chỉ của riêng thành phố Nam Định mà của cả tỉnh Nam Định. Gửi con em mình theo học ở trƣờng thực sự là mong muốn của ngƣời dân thành phố. Nhƣng đó cũng là một nhiệm vụ nặng nề với giáo viên nhà trƣờng vì số lƣợng học sinh ngày càng đơng, sự kì vọng của phụ huynh vào chất lƣợng giáo dục của nhà trƣờng ngày càng lớn đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải không ngừng sáng tạo và đổi mới , dừng lại nghĩa là thụt lùi. Những năm học trƣớc 2012 , khi trƣờng còn hoạt động ở cơ sở cũ là số 39 Nguyễn Du, cơ sở vật chất rất khó khăn, số lƣợng phịng học ít, lại xuống cấp, sân chơi và hoạt động ngoại khóa vơ cùng chật hẹp, thì hoạt động giáo dục của nhà trƣờng gặp rất nhiều

khó khăn, những ý tƣởng sáng tạo khơng thể thực hiện do thiếu cơ sở hạ tầng. Từ năm 2012, khi nhà trƣờng chuyển đến địa điểm mới , hoạt động giáo dục đã thực sự có nhiều khởi sắc, với nhiều điểm nhấn đầy sáng tạo.

2.1.3.2. Chất lượng đào tạo :

Bảng 2.2. Chất lƣợng giáo dục các năm học từ 2010- 2015

Năm học

Số HS

Xếp loại Học lực Xếp loại Hạnh kiểm

Giỏi Khá TB Tốt Khá TB SL % SL % SL % SL % SL % SL % 2010- 2011 1262 998 79,08 240 19,02 24 1,9 1248 98,89 13 1,03 1 0,8 2011- 2012 1149 914 79,6 220 19,1 15 1,3 1144 99,6 3 0,2 2 0,2 2012- 2013 1077 942 87,5 124 11,5 11 1,0 1068 99,2 9 0,8 0 0 2013- 2014 1040 1033 90,61 101 8,86 6 0,53 1132 99,30 8 0,70 0 0 2014- 2015 1224 1171 95,67 49 4,0 04 0,33 1219 99,59 05 0,41 0 0 ( Nguồn : trường THCS Trần Đăng Ninh – TP Nam Định )

Qua kết quả thống kê và nghiên cứu tại trƣờng cho thấy : đa số học sinh nhà trƣờng có nhận thức tốt, khơng có học sinh xếp loại hạnh kiểm yếu. Nhƣng chính điều này cũng đặt ra những thách thức không nhỏ cho cán bộ giáo viên nhà trƣờng, vì với một đối tƣợng ngày càng nâng dần về chất lƣợng nhƣ thế đòi hỏi ngƣời thầy phải đổi mới nhiều hơn trong cách dạy học, đặc biệt là làm thế nào để phát huy tối đa năng lực sáng tạo của các em. Đƣơng nhiên khi ấy bản thân ngƣời thầy cũng phải là những nhà sự phạm đầy sáng tạo. Trong khi đó giáo dục Nam Định nói riêng và các tỉnh thành nói chung vẫn quen đi theo những lối mòn, vấn đề phát triển năng lực sáng tạo của ngƣời giáo viên chƣa đặt ra nhƣ một nhiệm vụ bắt buộc của bài toán đổi mới

giáo dục. Và nhƣ vậy giáo viên nhà trƣờng và nhất là đội ngũ cán bộ phải đóng vai trị của những ngƣời dị đƣờng, rất khó khăn và nhiều trở ngại.

2.2. Thực trạng về đội ngũ giáo viên và năng lực sáng tạo của giáo viên trƣờng THCS Trần Đăng Ninh- TP Nam Định trƣờng THCS Trần Đăng Ninh- TP Nam Định

2.2.1. Số lượng, trình độ đào tạo

Nhìn vào bảng thống kê 2.3 dƣới đây có thể thấy :

Số lƣợng giáo viên đạt tỉ lệ 2,4 là đủ so với quy định tại thông tƣ 35/2006/TTLT- BGD và ĐT- BNV, ngày 23/8/2006 là 2,25 GV / lớp , nhƣng lại không cân đối về chủng loại, những môn học nhƣ GDCD, mĩ Thuật, Sử ,Địa lại không đủ giáo viên trong khi một số mơn học nhƣ tốn, văn... lại thừa. Vì thế việc giáo viên phải dạy những môn không phải chuyên ngành đào tạo của mình là thực tế đang xảy ra trong nhà trƣờng. Điều đó cũng ảnh hƣởng khơng nhỏ đến chất lƣợng giáo dục chung của trƣờng, là khó khăn cho cấp quản lý khi bố trí giáo viên đi học nâng cao trình độ.

Qua thống kê về giới tính của giáo viên trong 03 năm học trở lại đây, số lƣợng chiếm đại đa số : 64 giáo viên trên tổng số 75 cán bộ giáo viên . Sự chênh lệch về giới tính cũng khiến cơng việc quản lý gặp những thách thức khơng nhỏ trong duy trì thời gian, thời khóa biểu , do phụ nữ thƣờng nghỉ chế độ thai sản, ốm hoặc theo thiên chức của ngƣời vợ, ngƣời mẹ trong gia đình nên việc tự đào tạo , bồi dƣỡng chƣa cao. Điều này địi hỏi cơng tác quản lý đội ngũ giáo viên của nhà trƣờng cần quan tâm chú ý đến các điều kiện, khả năng của giới tính để tìm ra những biện pháp quản lý phù hợp và thuận lợi để giáo viên có thể phát huy hết năng lực sáng tạo của mình .

Bảng 2.3. Cơ cấu và trình độ chun mơn của đội ngũ giáo viên năm 2015

( Nguồn : Trường THCS Trần Đăng Ninh )

STT Môn Số lƣợng Nữ Đảng viên Trình độ chun mơn Cao đẳng Đại học Sau ĐH 1 Văn 16 15 12 0 14 02 2 Sử 01 01 0 0 01 3 Địa 03 03 01 0 03 4 Toán 17 14 10 0 16 5 Lý 04 03 04 0 04 6 Hóa 03 03 02 0 03 7 Anh 09 09 07 0 09 8 Nga 03 03 01 0 03 9 Pháp 03 03 02 0 03 10 Thể dục 04 01 02 02 03 11 Âm nhạc 03 02 0 0 03 12 Mỹ Thuật 02 02 0 0 02 13 Công nghệ 01 0 01 0 01 14 Tin 01 0 01 0 01 15 Sinh 04 04 03 0 04 Tổng 75 64 45 0 72 Tỉ lệ 96% 85% 60% 1 % 96 % 3%

Về trình độ đào tạo, 100% giáo viên đạt chuẩn đào tạo , nhƣng số lƣợng giáo viên đạt trình độ đào tạo sau đại học cịn ít. Để đáp ứng u cầu đổi mới gắn với yêu cầu phát huy năng lực sáng tạo của giáo viên thì trình độ đào tạo của giáo viên cần đƣợc khuyến khích nâng cao hơn nữa, mới có thể tạo đà phát triển năng lực sáng tạo của giáo viên, nâng cao chất lƣợng giáo dục nhà trƣờng.

2.2.2. Độ tuổi

Bảng 2.4. Thống kê độ tuổi của đội ngũ giáo viên

STT Độ tuổi Số lƣợng %

1 Dƣới 30 2 1,3

2 Từ 30 đến 45 tuổi 52 70,7

3 Trên 45 tuổi 21 28

Nhìn vào cơ cấu theo độ tuổi của đội ngũ giáo viên trƣờng THCS Trần Đăng Ninh trong năm học 2014- 2015 ta có thể thấy : chiếm số đông là giáo viên từ 30- 45 tuổi. Giáo viên ở độ tuổi này có độ chín chắn nhất định về nhận thức xã hội và nghề nghiệp , tự tin, có bản lĩnh nghề nghiệp, đã tích lũy đƣợc những vốn kiến thức kinh nghiệm và thực tế . Giáo viên trên 45 tuổi có 21 ngƣời chiếm tỉ lệ . Ở độ tuổi này ngƣời giáo viên đã đƣợc rèn luyện , phấn đấu với thời gian tƣơng đối dài, có kinh nghiệm trong cơng tác, có uy tín trong đồng nghiệp, phụ huynh và học sinh. Tuy nhiên đây cũng chính là một trở ngại lớn của nhà quản lý trong hoạt động phát triển năng lực sáng tạo của giáo viên. Vì thơng thƣờng ở độ tuổi trên, họ ngại thay đổi, ngại thể hiện cái mới và ủng hộ cái mới. Con đƣờng đi quen dẫu sao cũng tạo ra cảm giác an tồn hơn. Đó là nét tâm lý chung. Ở một góc độ khác, do đã có kinh nghiệm và trải nghiệm trong hoạt động giảng dạy, ngƣời giáo viên ở độ tuổi này thƣờng tự tin với những gì mình đã có, đã tích lũy đƣợc mà khơng thừa nhận sự thay đổi, thừa nhận cái mới, thiếu sự năng động, khơng cịn cảm hứng tự học để sáng tạo.

2.2.3. Về cơ cấu, số lượng cán bộ quản lý nhà trường

Nhà trƣờng gồm có 04 cán bộ quản lý trong ban giám hiệu gồm: Hiệu trƣởng kiêm bí thƣ Chi bộ và 03 phó hiệu trƣởng, trình độ chun mơn Cao học và Đại học Sƣ phạm, trình độ chính trị Trung cấp. các cán bộ quản lý đều có ít nhất 2 năm kinh nghiệm quản lý, đây chính là thuận lợi cơ bản cho việc phát triển đội ngũ giáo viên nhà trƣờng. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng tồn tại hạn chế là việc bồi dƣỡng thƣờng xuyên về nội dung quản lý hầu nhƣ là khơng có, phần lớn là sau khóa đào tạo 6 tháng , các cán bộ quản lý đều điều hành và xử lý công việc bằng kinh nghiệm cũng nhƣ khả năng tự bồi dƣỡng của bản thân, sẽ dẫn đến sáo mịn, thiếu tính sáng tạo , khơng có sự đột phá, đổi mới.Nhƣ vậy khó nâng cao đƣợc chất lƣợng hoạt động giáo dục nhà trƣờng để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Bảng 2.5. Thực trạng về số năm làm quản lý của đội ngũ quản lý trường THCS Trần Đăng Ninh.

Thống kê 1 - 5 năm công tác QL 6 - 10 năm công tác QL

Số ngƣời 02 02

Tỷ lệ % 50% 50%

2.2.4. Thực trạng về chất lượng đội ngũ giáo viên

Để phân tích thực trạng phẩm chất chính trị, đạo đức của đội ngũ giáo viên trƣờng THCS Trần Đăng Ninh, đề tài đã thống kê kết quả đánh giá xếp loại hàng năm của 75 cán bộ giáo viên nhà trƣờng . Đánh giá phẩm chất và năng lực của đội ngũ giáo viên nhà trƣờng với 04 mức độ : tốt , khá, trung bình, chƣa đạt . Xử lý từng nội dung và đánh giá bằng điểm số theo nguyên tắc :

Cho điểm theo 4 mức độ : tốt : 4 điểm , Khá :3 điểm , trung bình : 2 điểm , chƣa tốt : 1 điểm ( min=1 ,max=4) lấy tổng chia cho tổng số phiếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động phát triển năng lực sáng tạo cho đội ngũ giáo viên trường trung học cơ sở trần đăng ninh tỉnh nam định (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)