Giới thiệu về các nguyên tố K, Mg, Ca, Na ,P

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập viện địa lý tài nguyên thành phố hồ chí minh (Trang 51 - 53)

CHƢƠNG 3 : PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU TRONG ĐẤT

3.7. Xác định hàm lượng Mg, Ca, Na, P, K bằng phương pháp ICP – OES

3.7.2. Giới thiệu về các nguyên tố K, Mg, Ca, Na ,P

3.7.2.1. Nguyên tố Kali

- Kali trong đất có thể chia làm 4 dạng:

- Hữu hiệu trực tiếp: là K+ hòa tan và trao đổi.

Hữu hiệu chậm hay bán hữu hiệu không thể trao đổi ngay do K+ chui sâu và bị giữ chặt trong các cấu trúc của khoáng hoặc phức hệ hữu cơ – khoáng.

là nguồn dự trữ kali lâu dài. Dạng kali này phải qua q trình vơ cùng lâu dài mới có thể cung cấp kali hữu hiệu cho đất với tác động của nước, khí hậu và môi trường đất.

- Kali trong lưới tinh thể silic là dạng kali khơng có khả năng điều động. Tùy theo tốc độ phong hóa và rửa trơi dạng kali này có tỷ lệ rất khác nhau so với kali tổng số.

Kali tổng là tổng 4 dạng kali trên, phản ánh lượng chất tiềm năng về kali của đất. Hàm lượng kali tổng số phụ thuộc vào nguồn gốc phát sinh, tốc độ phong hóa và mức độ rửa trôi.

3.7.2.2. Nguyên tố Natri

Natri trong đất ít được nghiên cứu như kali vì natri ít ở trong đất và khơng phải là nguyên tố dinh dưỡng.

Natri có nhiều trong các loại đất mặn dưới dạng NaCl, Na2CO3 thường tạo thành những loại đất màu trắng hoặc khi có nhiều chất hữu cơ tạo thành màu đen của đất “kiềm đen”.

Lượng nhỏ Na+

vào đất có tác dụng điều động các cation dinh dưỡng đặc biệt là K+, và đối với một số cây trồng Na+ có thể thay K+ như một nguyên tố dinh dưỡng.

Tuy nhiên khi độ bão hòa Na+ trên 15% được xem là ngưỡng gây độc hại. Độ bão hòa Na+ cũng là cơ sở để phân hạng độ mặn của đất mặn kiềm.

3.7.2.3. Nguyên tố Photpho

P là nguyên tố rất cần thiết đối với cây trồng, có ý nghĩa về mặt dinh dưỡng cũng như về mặt khắc phục một số yếu tố độc hại của đất.

Photpho có tác dụng rất quan trọng trong dinh dưỡng của thực vật, đặc biệt đối với sự phát triển của rễ và hạt, hàm lượng photpho trong đất dao động trong khoảng 0,1 0,19% (P2O5).

Trong đất, photpho chủ yếu từ Apatit, photphoric phong hóa tạo thành chiếm khoảng 0.08%, photpho dạng vô cơ chủ yếu là các muối photphat của Ca, Al, Fe.

Photphat tổng số ở các đất mặt cao hơn các lớp sau do sự tích tụ chất hữu cơ. Trong tất cả các loại đất hàm lượng photpho ở các tầng dưới nhỏ hơn đáng kể so với tầng trên.

Cơng phá để hịa tan photpho tổng số bằng nung chảy với Na2CO3 hoặc với hỗn hợp hai axit HNO3 và HClO4.

Bảng 3.8. Đánh giá chất lượng đất dựa vào hàm lượng P2O5

Đất P2O5(%)

Đất nghèo P < 0,06 Trung Bình 0,06 0,1

Đất giàu P > 0,1

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập viện địa lý tài nguyên thành phố hồ chí minh (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)