Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.3. Những điều cần chú ý trong việc hướng dẫn học sinh tiếp nhận tác phẩm thơ
phẩm thơ trữ tình
1.1.3.1. Khái niệm về thơ trữ tình
Theo từ điển thuật ngữ văn học: “Thơ là một hình thức sáng tác văn học
phản ánh cuộc sống, thể hiện những tâm trạng, cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu” [6, tr. 239]
Như vậy, nội dung chủ yếu của thơ là trình bày tình cảm, cảm xúc, suy tư, tâm hồn của chính nhà thơ. Nội dung ấy được biểu hiện qua một hình thức ngơn ngữ có nhịp điệu, giàu hình ảnh, hàm súc… Điều này giúp ta khu biệt nó với các loại thể khác như kịch: phản ánh đời sống thông qua những mâu thuẫn, xung đột; tự sự: phản ánh đời sống trong tính khách quan của nó thơng qua các hành vi, sự kiện. Thơ có nhiều cách thức phân loại khác nhau. Dựa vào hình thức phản ánh,
chúng ta có thơ trữ tình và thơ tự sự; dựa vào thể luật có thơ cách luật và thơ tự do; dựa vào nội dung có thơ tình u, thơ ln lí, thơ chính trị, thơ đời thường, thơ cổ động tuyên truyền, thơ trào phúng.
Trong giới hạn của vấn đề nghiên cứu, chúng tơi đi sâu vào tìm hiểu về thơ trữ tình. “Thuật ngữ này dùng để chỉ chung các bài thơ mà trong đó những cảm
xúc, suy tư của nhà thơ, của nhân vật trữ tình trước các hiện tượng đời sống được thể hiện một cách trực tiếp. Thuật ngữ thơ trữ tình được sử dụng nhằm phân biệt với thơ tự sự” [6, tr. 317]
Theo định nghĩa, thơ trữ tình thể hiện cảm xúc và suy tư của chính tác giả (chủ thể trữ tình). Dựa vào đối tượng để tạo nên cảm xúc của chủ thể trữ tình thì thơ trữ tình có 4 tiểu loại: Thơ trữ tình tâm tình, thơ trữ tình phong cảnh, thơ trữ tình thế sự và thơ trữ tình cơng dân. Tuy nhiên, sự phân chia này cũng chỉ là tương đối.
1.1.3.2. Đặc điểm của thơ trữ tình
Nội dung trữ tình. Nội dung cốt lõi của tác phẩm thơ trữ tình là thể hiện thế
giới tâm hồn của nhà thơ - chủ thể trữ tình tác giả. Đó chính là những suy tư của nhà thơ về thiên nhiên, cuộc sống, con người. Thế giới tâm hồn ấy có nhiều cung bậc cảm xúc với những xúc cảm, tình cảm, tâm trạng, suy tư thầm kín và sâu sắc qua đấy bộc lộ thế giới nội tâm của chủ thể trữ tình trong một khoảnh khắc tâm trạng. Ví dụ bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh thể hiện suy tư của nhà thơ khi đứng trước biển. Từ hiện tượng thiên nhiên là con sóng biển với những đặc tính vốn dĩ của nó, thi sĩ liên tưởng đến tâm hồn người con gái khi yêu với những sắc thái tâm lí phức tạp, đầy mâu thuẫn mà thống nhất. Đó là tiếng lịng của người con gái trẻ luôn dào dạt khao khát yêu đương.
Trong thơ trữ tình cũng có yếu tố tự sự: kể chuyện, tả cảnh… Tuy nhiên đây chỉ là cái vỏ hình thức để biểu hiện nội dung trữ tình mà thơi. Cái này gọi là khách thể trữ tình. Như thế, trong một bài thơ thường có hai kết cấu: một kết cấu
khách thể trữ tình (đối tượng tác động đến chủ thể) và một là chủ thể. Hai kết cấu này đan xen, kết hợp nhuần nhuyễn với nhau. Tuy nhiên trọng tâm cần khai thác khi hướng dẫn HS tìm hiểu tác phẩm là chủ thể trữ tình. Chẳng hạn cũng trong bài thơ Sóng chủ thể trữ tình là nhà thơ và khách thể trữ tình là sóng. Nhà thơ thổ lộ tâm can của mình bằng hai cách: Cách gián tiếp thơng qua hình tượng sóng, cách trực tiếp thơng qua nhân vật trữ tình em.
Thơng thường chủ thể trữ tình tác giả và nhân vật trữ tình là một. Tuy nhiên ở một số trường hợp nhân vật trữ tình và chủ thể trữ tình khơng phải là một. Chúng ta gọi đó là trữ tình nhập vai.
Thơ trữ tình cho chúng ta biết sự thật về đời sống tâm hồn cá nhân trong những tình huống cụ thể, sinh động của đời sống. Khi phát ngôn, các nhà thơ thường hướng tới những gì lớn lao hơn, tức là tự nâng mình thành người mang tâm trạng, cảm xúc, ý nghĩ của một lớp người, một giai cấp, môt dân tộc. Tâm trạng, cảm xúc và vẻ đẹp của người lính Tây Tiến là điển hình cho người lính trong thời đại Hồ Chí Minh.
Hình thức trữ tình. Nếu như nội dung trữ tình là hiện thực được nói tới và thái
độ, tình cảm của tác giả với hiện thực được nói tới thì hình thức trữ tình là cách thể hiện nội dung trữ tình của nhà thơ.
Có thể nói rằng, thơ là nghệ thuật của biểu tượng. Có được biểu tượng ấy chính là nhờ vào sức liên tưởng, tưởng tượng mạnh mẽ của nhà thơ. Bài thơ Đàn
ghi ta của lorca của Thanh Thảo là một ví dụ điển hình. Bài thơ có một loạt những biểu tượng: tiếng đàn bọt nước, áo choàng đỏ gắt, vầng trăng chếnh
choáng, n ngựa mỏi mịn, áo chồng bê bết đỏ, tiếng ghi ta nâu, tiếng ghi ta lá xanh, tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan, tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy…Qua
các biểu tượng, người đọc hiểu về không gian văn hoá đậm màu sắc Tây Ban Nha, về hình chân dung nghệ sĩ Lor-ca và tình cảm của nhà thơ Thanh Thảo
dành cho ông.
Thơ thuộc loại lời nói gây cảm xúc đến mức độ sáng chói nhất. Bởi vậy, ngữ
điệu ở đây có ý nghĩa hàng đầu - có khả năng khơi dậy, mơ tả lại những sắc thái
cảm xúc nhỏ nhất, tinh tế nhất của tình cảm. Do đó, ngữ điệu trong thơ rất phong phú đa dạng. Ngơn từ thơ có tính gián đoạn tạo thành những khoảng im lặng giàu ý nghĩa. Nó khơng phải là ngơn từ tuyến tính mà là ngơn từ phức hợp.
Ngôn từ trong thơ rất giàu nhạc điệu với những âm luyến láy, những từ trùng điệp, sự phối hợp bằng trắc và những cách ngắt nhịp có giá trị gợi cảm. Trong thơ trữ tình, nhạc tính được thể hiện ở sự cân đối, sự trầm bổng và sự trùng điệp. Chẳng hạn Tây Tiến là bài thơ điển hình cho sự giàu nhạc tính với
cách hiệp vần “ơi”, sự phối hợp giữa những câu thơ nhiều thanh bằng với những câu thơ nhiều thanh trắc tạo nên sự đối xứng về thanh điệu…
1.1.3.3. Đặc điểm đối tượng tiếp nhận
Trong q trình dạy học, GV khơng chỉ chú ý tới đặc điểm của tác phẩm thơ trữ tình mà cần phải hướng tới đối tượng tiếp nhận - HS. Bởi lẽ, con đường đi vào một TPVH phải thông qua quá trình tiếp nhận. Đối tượng tiếp nhận ở đây - HS THPT (lớp 12) đã điều khiển được quá trình nhận thức của mình. Ở lứa tuổi này, tính chủ định phát triển mạnh trong tất cả các q trình nhận thức. HS đã có những tiền đề rất ý nghĩa - đặc biệt là năng lực liên tưởng, tưởng tượng trong việc tiếp nhận tác phẩm thơ trữ tình.
Sự phát triển của cảm giác, tri giác, năng lực quan sát. Ở độ tuổi này, cảm giác của HS đã đạt đến mức tinh nhạy như người lớn. Tri giác có chủ định phát triển, năng lực quan sát được nâng cao, quan sát trở nên có hệ thống, có mục đích tồn diện hơn. Ngôn ngữ trở thành phương tiện đắc lực cho quá trình quan sát. Nhờ sự phát triển này, vốn sống và sự hiểu biết về thế giới tự nhiên, xã hội xung quanh được nâng lên. Văn học trong đó có thơ ca lại là tấm gương phản
ánh đời sống cho nên nhờ sự phát triển của cảm giác, tri giác, năng lực quan sát mà các em có khả năng tiếp nhận tác phẩm thơ trữ tình tốt hơn. Khi rèn kĩ năng liên tưởng, tưởng tượng cho HS, GV nhất thiết phải lưu ý đến luận điểm này. GV cần có những định hướng phù hợp giúp HS tiếp nhận một tác phẩm thơ trữ tình đúng như lời khuyên của I.P.Pavlov: “Không dừng lại ở bề mặt của hiện tượng”.
Sự phát triển của trí nhớ. Ghi nhớ ý nghĩa, ghi nhớ từ ngữ logic ở lứa tuổi này chiếm ưu thế. Đặc biệt tính hệ thống trong trí nhớ phát triển mạnh. HS tạo được tâm thế phân hố trong ghi nhớ. Điều này có ý nghĩa đặc biệt với việc tiếp nhận một tác phẩm thơ trữ tình cũng như khả năng liên tưởng, tưởng tượng của HS. Sự phát triển này giúp HS có thể phục hồi, tái tạo tri thức đã có trong bài thơ đang tìm hiểu và tri thức đã học, đã đọc ở cấp trước…Trên cở sở đó phân tích ý nghĩa hiển ngơn và hàm ngơn của nó để mở rộng trường liên tưởng, tưởng tượng của mình. Cho nên, GV có thể huy động tri thức và vốn hiểu biết sẵn có để đánh thức tiềm năng dồi dào của HS. GV cần lưu ý và có những gợi dẫn, giúp cho HS ghi nhớ có chủ định, từ đó mở rộng trường liên, tưởng tượng.
Sự phát triển tư duy trừu tượng. Trong học tập, sự lĩnh hội tri thức của các em chủ yếu dựa vào loại tư duy này. Tư duy và ngôn ngữ đã ăn nhập ở mức độ cao. Sự vận dụng các thao tác tư duy của HS lớp 12 khá nhuần nhuyễn. Các năng lực phân tích, so sánh, tổng hợp, phán đoán, suy luận, năng lực khái quát hoá, trừu tượng hoá phát triển mạnh. Khi hướng dẫn HS tiếp nhận tác phẩm thơ trữ tình, GV cần khuyến khích các em phát huy những năng lực này. Và nhờ những năng lực này, HS sẽ dễ dàng chiếm lĩnh tác phẩm.
Sự phát triển của tưởng tượng. Tưởng tượng ở giai đoạn này phát triển mạnh
mẽ và có những thay đổi mới về chất. Nội dung tưởng tượng phong phú, sinh động. Điều này cực kì hữu ích cho việc khám phá một tác phẩm thơ trữ tình. Thơng thường, nhà văn là người quan sát, tìm hiểu, chiêm nghiệm về cuộc sống
rồi lựa chọn tái tạo nó qua ngơn ngữ tác phẩm. Người đọc muốn khám phá tác phẩm phải đi theo chiều ngược lại: qua ngơn từ mà hình dung lại thế giới khách quan. Tưởng tượng tái tạo của HS lúc này phù hợp với thực tế hơn. Nhờ tưởng tượng tái tạo phát triển, các em có thể “đắm mình” vào những thời kì lịch sử xa xưa, hình dung ra cuộc sống, pháp luật, nền văn hố… của những thời kì lịch sự nhất định. Đặc biệt các em có thể hình dung ra hình tượng trong TPVH một cách đầy đủ. Cho nên, thông qua ngôn từ trong TPVH HS hồn tồn có thể tưởng tượng được cảnh, người, việc,… nói đến trong bài thơ hoặc đoạn thơ. Tưởng tượng sáng tạo của HS cũng phát triển mạnh mẽ, phong phú và giữ vai trò chủ yếu. Điều này thể hiện rõ trong quá trình lĩnh hội tri thức và nhiều hoạt động của các em. Nhiều em có thể hiện rõ dấu ấn cá nhân đầy sức sáng tạo khi tiếp nhận thơ trữ tình. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp HS cịn tưởng tượng quá xa với bài học, tưởng tượng sai lệch. GV cần giúp các em nhận thức rõ khả năng của mình, dẫn dắt hoạt động tưởng tượng của các em diễn ra đúng hướng.
Sự phát triển năng lực ngôn ngữ. Năng lực sử dụng các quy tắc ngữ pháp của HS lớp 12 tương đối nhuần nhuyễn và nhu cầu sử dụng tu từ tăng rõ rệt, ngôn ngữ thầm rất phát triển. Bởi thế, HS diễn đạt khá lưu loát, diễn cảm và chính xác hơn so với HS các lớp dưới. HS ln có ý thức trau dồi những lời văn đẹp, các em muốn diễn đạt ý nghĩ của mình một các trong sáng, gợi cảm… Chất liệu của văn học là ngôn từ cho nên sự phát triển năng lực ngôn ngữ là một tiền đề thực sự ý nghĩa cho việc cảm thụ văn chương của các em. Những câu thơ độc đáo, sáng tạo về ngơn từ trong tác phẩm thơ trữ tình HS hồn tồn có thể giải mã được. Do đó, GV cần tận dụng khả năng này của HS để các em tự khám phá cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ thơ ca.
Như vậy, do có sự hồn thiện hệ thống các giác quan và vỏ não, do có sự phong phú về tri thức và kinh nghiệm sống, do yêu cầu của hoạt động học ngày
càng nâng cao mà năng lực nhận thức của HS lớp 12 ngày càng phát triển mạnh, đặc biệt là năng lực tư duy, tưởng tượng và ngôn ngữ. Đây là những thuận lợi cho việc dạy học văn. Các em hồn tồn có khả năng độc lập suy nghĩ và nhận thức - tự mình chiếm lĩnh TPVH.