Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.3. Một số biện pháp rèn kĩ năng liên tưởng, tưởng tượng trong dạy học tác phẩm
2.3.2. Xây dựng câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng sáng tạo
Câu hỏi nhằm phát huy liên tưởng và tưởng tượng nghệ thuật của HS là một bộ phận trong hệ thống các câu hỏi sáng tạo của quá trình dạy học TPVH.
“Việc đặt câu hỏi đối với HS trong q trình TNVH có ý nghĩa làm thay đổi tình thái của giờ học, hay nói cách khác là mở ra tình huống "có vấn đề", xác định tâm thế thực tại và đặt HS vào các yêu cầu của việc nhận thức. Các câu hỏi nói chung và câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng nói riêng khơng chỉ thể hiện từng bước khai thác giá trị nghệ thuật và nội dung của tác phẩm mà cịn thể hiện lơgíc kiến thức, tiến trình lĩnh hội một đơn vị kiến thức và khả năng sáng tạo trong tiếp nhận thẩm mỹ.” [11, tr. 109-110]. Câu hỏi liên tưởng và tưởng tượng không tồn tại biệt lập, tách rời mà được đặt trong cấu trúc hệ thống các câu hỏi sáng tạo của tiến trình dạy học tác phẩm. Nó được xây dựng nhằm mục đích gợi mở, vận dụng trí nhớ, lựa chọn và huy động tối đa kinh nghiệm cá nhân, hướng HS vào hiện thực tâm lý của tác phẩm bằng những yêu cầu trả lời kiến thức, xác lập mối quan hệ giữa tác phẩm với nội dung bài học. Với loại câu hỏi này đặt HS trước nhu cầu tái hiện hình tượng tác phẩm làm căn cứ cho những lý giải, cắt nghĩa nghệ thuật. “Những liên tưởng và tưởng tượng thể hiện qua việc trả lời các câu hỏi này sẽ là những sợi dây kết nối những chân trời kiến thức, mà ở dạng đầy đủ
nhất sẽ là hình tượng tác phẩm được tiếp nhận trọn vẹn cả ở tính sinh động nghệ thuật và tư tưởng thẩm mỹ.” [12, tr. 75]
Việc đặt câu hỏi nói chung và câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng nói riêng trong giờ dạy học TPVH có ý nghĩa khắc phục những nhược điểm của kiểu dạy học truyền thụ kiến thức một chiều vẫn cịn đâu đó trong nhà trường. Đồng thời, nó địi hỏi phải tn thủ những yêu cầu chặt chẽ của tính khoa học cũng như tư duy tiếp nhận nghệ thuật, thể hiện trên những căn cứ như: phương thức trình bày nghệ thuật (hay nguyên tắc cấu tạo hình tượng) của tác phẩm văn học (trên cơ sở đặc trưng thể loại, trào lưu, phương pháp sáng tác...); Đặc trưng tư duy và hứng thú của lứa tuổi HS; Yêu cầu phát triển của đối tượng (HS) qua bài học.
Dựa vào những nghiên cứu trên, hệ thống câu hỏi trong bài dạy học TPVH sẽ bao gồm các dạng:
- Câu hỏi phát hiện;
- Câu hỏi tái hiện, liên tưởng, tưởng tượng; - Câu hỏi phân tích;
- Câu hỏi so sánh;
- Câu hỏi khái quát và tranh luận; - Câu hỏi vận dụng kiến thức...
trong đó câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng có thể xun thấm trong tất cả các hình thức và yêu cầu hỏi, bằng cách:
“- Liên tưởng hiện thực xác định của tác phẩm trong quan hệ với hiện thực của đời sống xã hội;
- Liên tưởng mối quan hệ giữa nhân vật và hoàn cảnh, giữa không gian và thời gian nghệ thuật, giữa các nhân vật với nhau và với hồn cảnh điển hình;
nghệ thuật, giữa các điểm sáng thẩm mỹ cùng chiều, cùng bình diện với điểm sáng thẩm mỹ ngược chiều, khác bình diện;
- Tưởng tượng về các khả năng phát triển của hình tượng nghệ thuật trung tâm; - Liên tưởng hình ảnh, hình tượng, biểu tượng của tác phẩm này với các tác phẩm khác;
- Liên tưởng giọng điệu tác giả với thái độ tư tưởng, quan điểm nghệ thuật của tác giả;
- Tưởng tượng tâm trạng của tác giả khi lựa chọn một chi tiết hay một số hình ảnh tiêu biểu của tác phẩm;
- Liên tưởng và tưởng tượng về điểm nhìn nghệ thuật của tác giả với hiệu quả nghệ thuật của tác phẩm.” [11, tr. 111]
Ví dụ hệ thống câu hỏi khi dạy học bài Sóng của Xuân Quỳnh
- Em hãy tìm một vài câu thơ, câu ca dao viết về hình ảnh sóng? (Câu hỏi tái hiện).
- Trạng thái của sóng được nói tới trong hai khổ thơ đầu của bài thơ?(Câu hỏi phân tích).
- Mối quan hệ giữa hình ảnh sóng và nhân vật trữ tình em trong hai khổ đầu bài thơ? (Câu hỏi so sánh).
- Tính cách của người con gái đang yêu được thể hiện qua từ ngữ nào của hai khổ đầu bài thơ? Hãy phân tích? (Câu hỏi tưởng tượng và phân tích).
- Từ những thắc mắc của em về nguồn gốc của sóng, hãy phân tích câu hỏi băn khoăn về ngọn nguồn của tình yêu trong khổ thơ 3 và 4? (Câu hỏi phân tích
và so sánh).
- Tìm mối quan hệ giữa nỗi nhớ bờ của sóng với nỗi nhớ của nhân vật trữ tình. Thử tưởng tượng tâm trạng nhớ nhung đó của nhân vật trữ tình? (Câu hỏi
- Hình dung lại tồn bộ các chi tiết của hình tượng sóng và nêu chủ đề của bài thơ? (Câu hỏi tưởng tượng và khái quát)
- Thử hình dung xem trong hai khổ thơ cuối của bài thơ nhân vật trữ tình em đã nhắn nhủ điều gì với người mình yêu? (Câu hỏi tưởng tượng mở rộng).
- Vì sao tác giả đặt tên bài thơ là "Sóng" chứ khơng chọn tên khác ("Khát vọng tình yêu" chẳng hạn)? (Câu hỏi tranh luận).
Hoặc một ví dụ khác, hệ thống câu hỏi khi dạy học bài Đàn ghi ta của Lor- ca (Thanh Thảo)
- Đặc điểm của cây đàn ghi ta biểu hiện trong bài thơ?(Câu hỏi phân tích). - Mối quan hệ giữa hình tượng cây đàn ghi ta và con người, sự nghiệp, số phận của Lor-ca trong bài thơ? (Câu hỏi so sánh).
- Con người, sự nghiệp, số phận của Lor-ca được thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh nào trong bài thơ? Hãy phân tích? (Câu hỏi tưởng tượng và phân tích).
- Thử tưởng tượng tâm trạng đau xót của nhà thơ Thanh Thảo trước cái chết đột ngột và oan khuất của Lor-ca? (Câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng).
- Vì sao tác giả đặt tên bài thơ là "Đàn ghi ta của Lor-ca" chứ không chọn tên khác ("Lor-ca" hoặc “nỗi oan khuất của Lor-ca” chẳng hạn)? (Câu hỏi tranh luận). - Thử hình dung xem nếu trước khi chết Lor- ca dược chăng chối, ơng sẽ nói gì với chúng ta? (Câu hỏi tưởng tượng mở rộng).
- Hình dung lại tồn bộ các hính ảnh nói về hình tượng Lor-ca và nêu chủ đề bài thơ? (Câu hỏi khái quát)
Để đem lại hiệu quả dạy học, GV khơng thể tách riêng các câu hỏi có u cầu liên tưởng và tưởng tượng trong quá trình dạy học. Nhằm phát huy ưu điểm của các câu hỏi liên tưởng và tưởng tượng, cần kết hợp thực hiện một chuỗi các công việc liên hoàn từ đọc đến dẫn dắt vấn đề, gợi mở, yêu cầu HS phân tích,
tổng hợp, so sánh, khái quát... theo mạch tư duy logic cùng với việc tổ chức khai thác kết quả các câu trả lời của HS để xây dựng nội dung bài học.
Muốn việc tiếp nhận của HS diễn ra theo một quá trình liên tục, các câu hỏi liên tưởng và tưởng tượng cịn phải có mối quan hệ với các câu hỏi trong SGK đã được HS chuẩn bị ở nhà.
Ví dụ khi dạy học đoạn trích Việt Bắc, GV cần bám sát câu hỏi sau trong
SGK: " Qua hồi tưởng của chủ thể trữ tình, vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc
hiện lên như thế nào?". Từ câu hỏi này GV có thể đưa ra các câu hỏi liên tưởng
và tưởng tượng cụ thể hơn như:
- Em hãy hình dung và miêu tả lại khung cảnh thiên nhiên ở Việt Bắc trong đoạn trích?
- Ấn tượng của em về vẻ đẹp của con người Việt Bắc trong đoạn thơ? - Mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người Việt Bắc?
Thực hiện điều đó, GV vừa tạo ra được động lực tiếp nối dòng suy nghĩ, liên
tưởng của HS vừa kiểm tra, đánh giá được kết quả tự học của các em.
Việc sử dụng câu hỏi trong mỗi giờ dạy học vừa phải đáp ứng yêu cầu chung vừa đảm bảo sự phân hoá đối tượng. Xây dựng các câu hỏi liên tưởng và tưởng tượng là một bộ phận cấu thành và xuyên thấm trong hệ thống các thao tác tiếp nhận như phân tích, so sánh, khái quát giá trị tác phẩm. Câu hỏi liên tưởng và tưởng tượng trong hệ thống các câu hỏi sáng tạo trong bài học TPVH được xem như một trong các giải pháp liên kết phương hướng triển khai quá trình hình thành kiến thức, góp phần làm phong phú các hướng tiếp nhận tích cực ở HS.