Chuẩn bị của học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn kỹ năng liên tưởng, tưởng tượng trong dạy học tác phẩm thơ trữ tình lớp 12 (Trang 62)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.2.2. Chuẩn bị của học sinh

Hoạt động dạy học là hoạt động tương tác giữa GV và HS. Vì vậy, để đảm bảo một giờ dạy thực sự hiệu quả thì vai trị của HS là rất quan trọng. Chính vì thế để đảm bảo điều kiện tốt nhất khi tổ chức dạy học thì việc chuẩn bị của HS cũng không thể thiếu được.

2.2.2.1. Ôn tập bài cũ, chuẩn bị bài mới

Để một giờ học thực sự đạt được hiệu quả như mong muốn, hơn nữa tạo điều kiện cho việc áp dụng thành công các phương pháp dạy học mới nhằm phát huy được tính chủ động của HS trong giờ học thì việc nắm bắt kiến thức đã học và chuẩn bị bài mới của HS là khá quan trọng.

Việc ôn lại bài cũ không đơn thuần chỉ là ôn tập các kiến thức vừa học xong. Mà ôn tập bài cũ phải xâu chuỗi các kiến thức đã học thành hệ thống để khắc sâu kiến thức. Việc ôn tập bài cũ cần có sự liên kết với kiến thức của nhiều bài học trước đó trong cùng một vấn đề. Đồng thời, nó cũng chính là bước chuyển tiếp là một phần của chuẩn bị bài mới. Ôn tập bài cũ là nền tảng cơ sở của việc tiếp nhận bài mới.

Q trình chuẩn bị bài mới khơng chỉ đơn thuần là HS đọc trước tác phẩm, soạn thảo đề cương các câu trả lời cho câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài của SGK, mà HS cần tìm lại các phần kiến thức đã học có liên quan đến bài mới. Ví

dụ: khi chuẩn bị cho bài học Tây Tiến (Quang Dũng), HS cần huy động trí nhớ

về những bài thơ viết về đề tài người lính đã được học (Đồng chí - Chính Hữu;

Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính - Phạm Tiến Duật; Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc -

Nguyễn Đình Chiểu). Khi đó HS sẽ tự sâu chuỗi kiến thức chuẩn bị cho việc học bài mới cũng như sẽ phát huy được khả năng liên tưởng, tưởng tượng của HS. Để chuẩn bị bài mới ở nhà địi hỏi HS phải có tính tự giác cao, phải có cách học phù hợp với khả năng tự học của mình. Việc tìm hiểu kiến thức của HS chỉ là bước đầu nên có thể chưa hồn tồn đúng, cũng có thể chưa sâu. Song những gì HS đã chuẩn bị sẽ giúp các em hiểu sâu sắc hơn các kiến thức sẽ được học trên lớp.

Đối với việc chuẩn bị một tiết học tác phẩm thơ trữ tình của HS lại có những

yêu cầu riêng. Bên cạnh trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài trong SGK, các em cần phải tiến hành đọc chuẩn bị (đọc trước ở nhà) tác phẩm. Yêu cầu trước hết của việc đọc chuẩn bị là chuẩn bị được tâm thế, tập trung chú ý để tri giác ngôn ngữ văn bản, từng bước làm rõ lớp nghĩa công cụ của ngôn từ. Trong giai đoạn này, trước hết cần chú giải những từ khó, những từ cổ hoặc từ địa phương, từ ít phổ biến. Ngồi ra HS cịn phải chủ động tìm hiểu, trang bị những kiến thức ngồi văn bản có liên quan tới bài mới dưới sự hướng dẫn, định hướng của GV. Như vậy, q trình ơn bài cũ và chuẩn bị bài mới của HS không tách rời mà là một q trình thống nhất. Nó là điều kiện quan trọng để tổ chức tiết dạy học hiệu quả.

2.2.2.2. Chuẩn bị thái độ, tâm thế

Thái độ chính là tình cảm cá nhân, sự định hướng suy nghĩ của bản thân đối vói những tác động của một vấn đề đến nhận thức. Vì thế, đứng trước một tác phẩm thơ trữ tình, thái độ của đối tượng tiếp nhận là rất quan trọng. Thái độ đó sẽ quyết định hướng tiếp nhận và hiệu quả tiếp nhận tác phẩm thơ trữ tình. Khi tiếp nhận tác phẩm thơ trữ tình cũng như tiến hành hoạt động liên tưởng, tưởng tượng nghệ thuật, HS sẽ có những thái độ khác nhau. Vì thế, khi được GV định

hướng HS cần có thái độ thực sự nghiêm túc và đúng đắn khi chuẩn bị tìm hiểu bài mới ở nhà cũng như khi tiếp nhận bài mới trên lớp.

Chẳng hạn với bài học tác phẩm thơ trữ tình Việt Bắc (đoạn trích) của Tố

Hữu, HS cần tìm hiểu những năm tháng kháng chiến ở Việt Bắc, những sáng tác viết về cuộc kháng chiến chống Pháp với tình cảm quân thắm thiết, tìm đọc trọn vẹn cả bài thơ, đọc chuẩn bị (đọc ở nhà) đoạn thơ sẽ học… đó là những việc làm rất quan trọng giúp HS tiếp nhận đoạn thơ trên lớp. Nhờ có thái độ chuẩn bị nghiêm túc mà thái độ học tập của HS trên lớp tập trung và khơi dậy niềm đam mê khám phá tác phẩm trong các em. Khi HS có thái độ tiếp nhận tác phẩm thơ trữ tình khơng đúng đắn và phù hợp với bài học sẽ dẫn đến nhận thức sai lệch làm cho giờ học không đạt được hiệu quả như mong muốn.

HS chuẩn bị tâm thế tiếp nhận khi bước vào bài học tác phẩm thơ trữ tình cũng như khi tiến hành hoạt động liên tưởng, tưởng tượng nghệ thuật sẽ đem lại hiệu quả học tập tích cực. Để cảm thụ một tác phẩm thơ trữ tình, HS phải nhận thức được vị trí của mình là người chủ động khám phá và chiếm lĩnh tác phẩm, tìm được hứng thú học tập. Có thể nói tâm thế là điều kiện nảy sinh những nhu cầu khát vọng thẩm mỹ, làm cho quá trình liên tưởng và tưởng tượng đi vào quỹ đạo của sự vận động, làm sống lại những dấu vết của hưng phấn thần kinh cung cấp chất liệu cho liên tưởng và tưởng tượng. GV chỉ đóng vai trị là người tổ chức, định hướng cho HS, HS sẽ là chủ thể trung tâm chủ động nắm bắt và đưa ra những ý kiến cá nhân một cách đúng đắn và phù hợp với bài học. Nếu HS còn thụ động, ỷ lại vào GV hoặc khơng có hứng thú, có sức ỳ thì việc tiếp nhận tác phẩm thơ trữ tình cũng

như hoạt động liên tưởng, tưởng tượng nghệ thuật của HS sẽ không thể diễn ra. Để thực hiện biện pháp rèn kĩ năng liên tưởng, tưởng tượng trong dạy học tác

phẩm thơ trữ tình lớp 12 thực sự đạt hiệu quả, các điều kiện đã được GV và HS chuẩn bị được coi là tiền đề góp phần quyết định sự thành cơng .

2.3. Một số biện pháp rèn kĩ năng liên tƣởng, tƣởng tƣợng trong dạy học tác phẩm thơ trữ tình lớp 12

2.3.1. Khơi gợi liên tưởng, tưởng tượng tích cực của học sinh

Liên tưởng, tưởng tượng tích cực của HS được phát huy trong từng bước chiếm lĩnh tác phẩm vì thế cũng thể hiện vai trị, ý nghĩa tương hợp nhằm tạo ra sự tác động cộng hưởng. Trong thao tác tiếp cận, liên tưởng và tưởng tượng giúp HS xác định những ấn tượng trực cảm, chủ quan. Thao tác phân tích, liên tưởng và tưởng tượng giúp HS dần dần có khả năng minh giải cụ thể và sâu sắc những yếu tố cảm tính và khái quát trong thao tác tiếp cận. Sau phân tích, trong thao tác cắt nghĩa - liên tưởng và tưởng tượng nghệ thuật sẽ giúp HS đi vào chiều sâu và bề rộng của sự nhận thức; tạo cơ sở khoa học khách quan trong thao tác đánh giá toàn bộ giá trị tác phẩm.

Đọc là một hoạt động không thể thiếu trong dạy học TPVH. Đọc văn là bắt đầu

tiếp nhận, nó mang đậm dấu ấn cá nhân người đọc trong những cảm nhận của mình về tác phẩm thơng qua hoạt động ngân rung và thẩm thấu âm thanh. Đọc văn không chỉ là việc phát âm thơng thường mà là q trình "thức tỉnh cảm xúc", q trình tri giác và nhuần thấm tín hiệu để "chuyển mã" ngơn ngữ nghệ thuật; đồng thời với việc huy động vốn sống, kinh nghiệm của cá nhân người đọc để lựa chọn nét nghĩa thích hợp cho văn bản. Vốn sống, vốn kinh nghiệm không phải tự nhiên xuất hiện trùng khớp với nghĩa văn bản mà được huy động, sàng lọc thông qua con đường liên tưởng và tưởng tượng. Trong nhà trường, việc đọc của HS được gắn liền với những yêu cầu chặt chẽ của các bước khai thác giá trị nghệ thuật và nội dung tác phẩm nhằm tạo nên sự nhất qn về hình tượng (tính cách nhân vật, cảm xúc và giọng điệu của nhà văn); tạo nên sự nhận thức trọn vẹn, hoàn chỉnh về bức tranh nghệ thuật; tạo nên sự thống nhất sáng tỏ về tư tưởng thẩm mỹ. "Để khơi gợi liên tưởng, tưởng tượng tích cực của học sinh, có

- Đọc lướt, tạo ấn tượng chung về những vấn đề xã hội thẩm mỹ của cuộc sống trong tác phẩm (sơ bộ hình dung về bức tranh tổng thể và khách quan của cuộc sống, thái độ và phong cách của nhà văn);

- Đọc tập trung vào "điểm sáng thẩm mỹ" để tạo nên sức biểu hiện nổi bật của bức tranh nghệ thuật;

- Đọc hồi cố những chi tiết điển hình đặc sắc và dự đốn khuynh hướng phát triển của tác phẩm tạo nên sự nhất quán của hình tượng nghệ thuật;

- Đọc nhấn mạnh âm hưởng chủ đạo và giọng điệu của nhà văn, tạo nên sự thống nhất về tư tưởng thẩm mỹ và phong cách nghệ thuật của tác giả;

- Đọc diễn cảm (hoặc nhập vai, đọc theo vai), tô đậm giá trị nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của tác phẩm...) "[11, tr. 103]

Các mức độ đọc trên có thể được thể hiện trong hai giai đoạn: giai đoạn đọc chuẩn bị (đọc trước khi đến lớp) và đọc ở lớp. Yêu cầu trước hết của việc đọc chuẩn bị là chuẩn bị được tâm thế, tập trung chú ý để tri giác ngôn ngữ văn bản,

từng bước làm rõ lớp nghĩa công cụ của ngôn từ. Trong giai đoạn này, trước hết cần chú giải những từ khó, điển tích, điển cố, những từ cổ hoặc từ ít phổ biến.

Ví dụ: ở bài thơ Tây Tiến có những từ ngữ khó, ít thơng dụng trong giao tiếp nếu được hiểu rõ ý nghĩa sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc định hướng cho HS tham gia quá trình liên tưởng và tưởng tượng nghệ thuật trước khi thực hiện các thao tác (phân tích, cắt nghĩa, bình luận, đánh giá), GV cần cho HS hiểu được:

- “Man điệu”: nhạc điệu, điệu múa của dân tộc thiểu số ở miền núi. - “Độc mộc": thuyền dài và hẹp, làm bằng thân cây gỗ to, khoét trũng. - "Dáng kiều thơm": dáng vẻ xinh đẹp, đáng yêu của người con gái. - “Áo bào”: áo mặc ngồi của các vị tướng ngày xưa…

Cịn ở bài thơ Việt Bắc có những từ ngữ địa phương, chỉ hiểu rõ ý nghĩa dựa vào hoàn cảnh GV cần cho HS hiểu được:

- “Mười năm năm”: thời gian tính từ thời kháng Nhật (khởi nghĩa Bắc Sơn năm 1940) đến khi những người kháng chiến trở về thủ đô (tháng 10- 1954).

- “Chăn sui”: chăn làm bằng vỏ cây sui, người dân miền núi thường lấy vỏ cây sui đập mềm xốp ra làm chăn đắp.

- “Tiếng mõ rừng chiều”: ở Việt Bắc do chăn thả nên người ta đeo ở cổ mỗi con trâu một cái mõ bằng gỗ hoặc tre để cho dễ tìm, buổi chiều trâu trở về bản làng tiếng mõ trâu vang khắp rừng.

- “Phách”: một loại cây thân gỗ, nở hoa vàng vào đầu mùa hè…

Nếu khơng có giai đoạn (hoặc thao tác) đọc chuẩn bị các bước khai thác giá trị nghệ thuật và nội dung tác phẩm sau đó sẽ gặp khơng ít khó khăn. Giai đoạn đọc chuẩn bị thường được tiến hành trong khâu chuẩn bị bài ở nhà của HS. Xác định lớp nghĩa cơng cụ (nghĩa văn bản) chính là tạo tiền đề để xác định lớp nghĩa văn cảnh (nghĩa chức năng, nghĩa văn học) của ngôn ngữ.

Trên cơ sở kết quả đọc ở quá trình chuẩn bị bài của HS, tức khi lớp nghĩa công cụ và lớp nghĩa văn cảnh đã được liên thơng trong hình dung người đọc. Tại lớp, GVcó thể tiến hành hướng dẫn HS đọc với sự tái hiện những kiến thức mà HS đã tiếp xúc trong khi đọc chuẩn bị. Đọc sáng tạo là quá trình người đọc bằng hình dung, liên tưởng của mình từng bước thâm nhập tác phẩm, từ lựa chọn lớp nghĩa thích hợp đến định hình ấn tượng về đường nét, bố cục bức tranh nghệ thuật; đồng thời xác định cảm xúc và giọng điệu của nhà văn để hiểu tác phẩm một cách thấu đáo.

Muốn xác định giọng điệu của nhà văn, có thể dựa trên dấu hiệu hình thức và nguyên tắc tổ chức hình tượng của tác phẩm, có thể căn cứ vào thể loại, phong cách tác giả... để tìm ra đặc điểm tiết tấu thanh âm, nhịp điệu của ngơn ngữ.

Ví dụ: Khi đọc bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca có thể xác định giọng điệu

từng đoạn như sau:

cảm và ngưỡng mộ;

- Đoạn 2 (12 dòng tiếp): đọc với giọng kể, xót xa, nghẹn ngào, biểu lộ sự ngỡ ngàng, thoảng thốt;

- Đoạn 3 (4 dòng tiếp): đọc chậm, giọng thương cảm, nuối tiếc; - Đoạn 4 (9 dòng cuối): đọc với giọng trầm, sâu lắng, suy tư.

Một ví dụ khác về việc đọc bài Sóng của Xuân Quỳnh. "Vì đây là một bài thơ tình cho nên khi đọc, bằng hình dung ký ức và tưởng tượng nghệ thuật có thể xác định được giọng đọc chung với âm hưởng thiết tha để biểu lộ những phức điệu của tâm trạng chủ thể trữ tình. Thế nhưng, trong từng đoạn thơ, mỗi đoạn có chức năng biểu hiện riêng cho nên giọng đọc cũng không thể giống nhau:

- Đoạn thứ nhất là lời kể nên đọc theo giọng kể (chậm vừa, thể hiện sự bồi hồi, hình dung đường nét tâm trạng);

- Đoạn thứ hai có tính chất hồi tưởng nên đọc chậm hơn đoạn thứ nhất, thể hiện sự bâng khuâng, xao xuyến, gợi không gian và thời gian kỷ niệm;

- Cách đoạn thứ hai sang đoạn thứ ba ngừng nghỉ lâu hơn so với hai đoạn trước để cảm xúc lắng lại;

- Đoạn 3, 4 đọc nhanh thể hiện tâm trạng thổn thức mãnh liệt của một trái tim tuổi trẻ giàu khao khát...

- Hai đoạn cuối bài đọc giọng trầm và chậm, thể hiện nỗi phấp phỏng, âu lo - đó cũng là khao khát tình u cháy bỏng. [12, tr. 72]

Đọc sáng tạo được xem là một trong bốn phương pháp chính trong hệ thống các phương pháp và biện pháp dạy học văn, đọc tác phẩm là cơ sở của việc nghiên cứu tác phẩm. Khơng chỉ thế, đọc văn cũng là một hình thức, một kiểu tiếp nhận, bắt đầu bằng việc vận động những năng lực chủ quan qua hình dung và tưởng tượng để đến với hình tượng văn học. Để nâng cao hiệu quả của việc đọc, HS nhất thiết phải được đọc tác phẩm trước giờ học; đến lớp, HS đọc theo yêu cầu

hoặc gợi ý của GV. "Trong giờ học, đọc không chỉ xuất hiện với ý nghĩa khởi đầu mà thao tác đọc còn tham gia suốt q trình phân tích, so sánh, khái qt và các việc làm luyện tập. Vì thế, những liên tưởng, tưởng tượng trong giai đoạn

đọc chuẩn bị vừa có ý nghĩa khởi động, vừa xác định tâm thế cho những xung động

thẩm mỹ ban đầu; liên tưởng và tưởng tượng trong giai đoạn đọc để phân tích có vai trò kiểm chứng, minh họa; liên tưởng và tưởng tượng trong đọc để so sánh, khái

quát có ý nghĩa tái hiện toàn vẹn bức tranh nghệ thuật của tác phẩm." [11, tr. 106]

Dựa trên kết quả hiểu biết sâu sắc về tác phẩm, khi toàn bộ thế giới nghệ thuật trong tác phẩm đã được hiện hình khá sinh động thơng qua q trình phân tích, so sánh, khái qt có thể tiến hành hình thức đọc diễn cảm. Từ đó có thể nhận biết được giọng điệu của nhà văn, tâm sự và cảm hứng tác giả... Đọc diễn cảm có khả năng làm tái hiện một cách trọn vẹn đời sống và hình tượng tác phẩm, khơng khí thời đại cũng như ý đồ tư tưởng của nhà văn. Có thể dựa trên đặc điểm hình thức của cấu trúc ngôn ngữ và thể loại tác phẩm và thông qua khả năng liên tưởng và tưởng tượng sáng tạo, để đọc nhập vai, phân vai.

Như vậy, đọc văn huy động trí nhớ, nối liền liên tưởng và mở rộng hình dung tưởng tượng. Kết quả của đọc có mối quan hệ chặt chẽ với vốn sống, kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn kỹ năng liên tưởng, tưởng tượng trong dạy học tác phẩm thơ trữ tình lớp 12 (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)